Công tác Lịch sử Đảng
Trận phòng ngự tại Núi Dài Nhỏ năm 1963
- Được đăng: Chủ nhật, 14 Tháng 5 2017 22:35
- Lượt xem: 3435
(TGAG)- Núi Dài Nhỏ thuộc xã An Phú, huyện Tịnh Biên, có độ cao 250 mét. Núi Dài Nhỏ cùng núi Bà Vãi ở phía Bắc có khả năng khống chế một đoạn lộ từ Nhà Bàng đến cua 15 trên tỉnh lộ 10; cùng núi Kéc ở phía Đông có khả năng khống chế đoạn lộ từ Nhà Bàng đến núi Bà Đắc trên tỉnh lộ 48. Trên núi có một số hang đá, điện Bươm Bướm, Phum Rô, Đồi số 3... làm nơi tránh bom đạn, quan sát địch từ xa.
Âm mưu của địch là đánh ta khỏi căn cứ núi Dài Nhỏ để dọn đường cho chúng vận chuyển vật liệu xây dựng căn cứ biệt kích Mỹ ở núi Đất và khai thông đoạn lộ từ Nhà Bàng đi Văn Giáo. Lực lượng địch gồm 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 đại đội bảo an quân Tịnh Biên có sự yểm trợ của trận địa pháo Chi Lăng với 2 khẩu 105 ly, 1 khẩu cối 106,7 ly ở chi khu Tịnh Biên, máy bay trinh sát và phi cơ oanh tạc.
Lực lượng ta đóng tại Ô Tà Bang gồm 01 trung đội Bộ đội địa phương huyện Tịnh Biên với 60 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Hải làm Trung đội trưởng, đồng chí Biện làm trung đội phó phối hợp 15 đồng chí đội Đặc công huyện cùng du kích các xã Xuân Tô, An Phú, Nhơn Hưng, Nhà Bàng xây dựng xã chiến đấu, hình thành thế trận đánh địch càn quét, bảo vệ vững chắc căn cứ núi Dài Nhỏ.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Ban Chỉ huy Trung đội bộ đội địa phương nghiên cứu tình hình địch và xây dựng kế hoạch phòng ngự cụ thể: Xây dựng hệ thống hàng rào chiến đấu từ điện Bươm Bướm về phía Tây đến cao điểm Đồi số 3, trên hàng rào có gài lựu đạn, bố trí một số hầm chông tre. Các công sự được xây dựng vững chắc để quan sát hoạt động hằng ngày của địch. Cao điểm điện Bươm Bướm ở phía Đông Ô Tà Bang quan sát liên tỉnh lộ 10 đoạn từ cầu Ô Mai vào cua 13 do 01 tổ bộ đội địa phương huyện và du kích xã Nhơn Hưng chốt giữ. Cao điểm Phum Rô ở phía Tây Ô Tà Bang, cách điện Bươm Bướm 200 mét quan sát khu vực Tây Bắc núi Dài Nhỏ và đoạn lộ liên tỉnh 10 từ cua 13 đến cua 15 do 01 tiểu đội bộ đội địa phương huyện và du kích xã Xuân Tô chốt giữ. Cao điểm Đồi số 3 phía sau Ô Tà Bang cách cao điểm Phum Rô 800 mét về phía Nam quan sát phía Tây Nam và phía Nam núi Dài Nhỏ do tiểu đội đặc công huyện và du kích xã An Phú chốt giữ. Bộ đội địa phương huyện và du kích Nhà Bàng chốt giữ mặt chính diện Ô Tà Bang từ điện Bươm Bướm về phía Tây.
Đúng 17 giờ ngày 20/5/1963, quân địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta. Được lệnh, 2 khẩu trung liên khai hỏa. Toàn đơn vị đồng loạt nổ súng vào đội hình địch. Địch từ đường ô chạy tràn về phía Tây. Phía Bắc, ta và địch nổ súng giằng co, sau một thời gian địch chạy tràn ra đồng. Chỉ huy ra lệnh xung phong truy đuổi địch, khi chúng chạy ra gần đến lộ 10 thì quay đầu phản kích nhưng ta đã kịp thời rút lui. Ít phút sau khi ta rút, pháo của Chi Lăng, Tịnh Biên bắn liên tục vào trận địa. Sáng hôm sau, địch tổ chức lấy xác đồng bọn.
Trong trận chiến đấu ta đã tiêu diệt khoảng 40 tên địch và làm bị thương nhiều tên khác, thu 02 khẩu súng, đạn dược, quân trang, quân dụng. Trận phòng ngự tại núi Dài Nhỏ là trận đánh thể hiện quyết tâm của Huyện ủy Tịnh Biên giữ vững căn cứ có tầm quan trọng của tỉnh và huyện; trận đánh đã phá tan âm mưu lấn chiếm của địch, bảo vệ vững chắc căn cứ núi Dài Nhỏ.
______
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập III do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1995.
Âm mưu của địch là đánh ta khỏi căn cứ núi Dài Nhỏ để dọn đường cho chúng vận chuyển vật liệu xây dựng căn cứ biệt kích Mỹ ở núi Đất và khai thông đoạn lộ từ Nhà Bàng đi Văn Giáo. Lực lượng địch gồm 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 đại đội bảo an quân Tịnh Biên có sự yểm trợ của trận địa pháo Chi Lăng với 2 khẩu 105 ly, 1 khẩu cối 106,7 ly ở chi khu Tịnh Biên, máy bay trinh sát và phi cơ oanh tạc.
Lực lượng ta đóng tại Ô Tà Bang gồm 01 trung đội Bộ đội địa phương huyện Tịnh Biên với 60 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Hải làm Trung đội trưởng, đồng chí Biện làm trung đội phó phối hợp 15 đồng chí đội Đặc công huyện cùng du kích các xã Xuân Tô, An Phú, Nhơn Hưng, Nhà Bàng xây dựng xã chiến đấu, hình thành thế trận đánh địch càn quét, bảo vệ vững chắc căn cứ núi Dài Nhỏ.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Ban Chỉ huy Trung đội bộ đội địa phương nghiên cứu tình hình địch và xây dựng kế hoạch phòng ngự cụ thể: Xây dựng hệ thống hàng rào chiến đấu từ điện Bươm Bướm về phía Tây đến cao điểm Đồi số 3, trên hàng rào có gài lựu đạn, bố trí một số hầm chông tre. Các công sự được xây dựng vững chắc để quan sát hoạt động hằng ngày của địch. Cao điểm điện Bươm Bướm ở phía Đông Ô Tà Bang quan sát liên tỉnh lộ 10 đoạn từ cầu Ô Mai vào cua 13 do 01 tổ bộ đội địa phương huyện và du kích xã Nhơn Hưng chốt giữ. Cao điểm Phum Rô ở phía Tây Ô Tà Bang, cách điện Bươm Bướm 200 mét quan sát khu vực Tây Bắc núi Dài Nhỏ và đoạn lộ liên tỉnh 10 từ cua 13 đến cua 15 do 01 tiểu đội bộ đội địa phương huyện và du kích xã Xuân Tô chốt giữ. Cao điểm Đồi số 3 phía sau Ô Tà Bang cách cao điểm Phum Rô 800 mét về phía Nam quan sát phía Tây Nam và phía Nam núi Dài Nhỏ do tiểu đội đặc công huyện và du kích xã An Phú chốt giữ. Bộ đội địa phương huyện và du kích Nhà Bàng chốt giữ mặt chính diện Ô Tà Bang từ điện Bươm Bướm về phía Tây.
Đúng 17 giờ ngày 20/5/1963, quân địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta. Được lệnh, 2 khẩu trung liên khai hỏa. Toàn đơn vị đồng loạt nổ súng vào đội hình địch. Địch từ đường ô chạy tràn về phía Tây. Phía Bắc, ta và địch nổ súng giằng co, sau một thời gian địch chạy tràn ra đồng. Chỉ huy ra lệnh xung phong truy đuổi địch, khi chúng chạy ra gần đến lộ 10 thì quay đầu phản kích nhưng ta đã kịp thời rút lui. Ít phút sau khi ta rút, pháo của Chi Lăng, Tịnh Biên bắn liên tục vào trận địa. Sáng hôm sau, địch tổ chức lấy xác đồng bọn.
Trong trận chiến đấu ta đã tiêu diệt khoảng 40 tên địch và làm bị thương nhiều tên khác, thu 02 khẩu súng, đạn dược, quân trang, quân dụng. Trận phòng ngự tại núi Dài Nhỏ là trận đánh thể hiện quyết tâm của Huyện ủy Tịnh Biên giữ vững căn cứ có tầm quan trọng của tỉnh và huyện; trận đánh đã phá tan âm mưu lấn chiếm của địch, bảo vệ vững chắc căn cứ núi Dài Nhỏ.
TRÚC LINH
______
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập III do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1995.