Công tác Lịch sử Đảng
Chuyện kể của người chỉ huy giải phóng Châu Phú
- Được đăng: Thứ sáu, 29 Tháng 4 2016 15:24
- Lượt xem: 2989
(TGAG)- Hưởng ứng chiến dịch Hồ Chí Minh, huyện ủy Châu Phú được thành lập gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trinh - Bí thư, Nguyễn Chí Linh - Phó bí thư, tôi Lưu Hồng Hạnh - Thường vụ huyện ủy cùng một số huyện ủy viên khác. Lúc này, đồng chí Việt Sinh - Tỉnh ủy viên được tỉnh phân công phụ trách huyện.
Từ ngày 22 đến 25/4/1975, Huyện ủy triệu tập cuộc họp bàn kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã ...” và đã phân công từng đồng chí phụ trách từng địa bàn như: đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bảy Nhị phụ trách xã Thạnh Mỹ Tây, Nguyễn Thị Nga xã Bình Long, hai đồng chí Chiến và Bình xã Mỹ Đức, đồng chí Thiện xã Vĩnh Thạnh Trung, Nguyễn Tấn Hưng và Hai Hạnh xã Bình Mỹ, Tư Tới xã Vĩnh Ngươn, Hùng xã Vĩnh Tế, riêng tôi là Huyện đội trưởng chịu trách nhiệm giải phóng Chi khu Châu Phú, đồng chí Nguyễn Chí Linh thường trực và đồng chí Nguyễn Văn Trinh - Bí thư huyện ủy chỉ đạo chung. Kế hoạch triển khai, lực lượng địa phương quân sẽ dời căn cứ từ rừng tràm Huệ Đức về Ô Long Vỹ để tổ chức công tác chuẩn bị bước vào chiến dịch.
Tôi cùng các đồng chí Mười Điểm (Mười Hung), Tám Nhiên, Hai Phết… tức tốc rời căn cứ đồng tràm Huệ Đức về trú ẩn trong các hầm bí mật ở Mỹ Đức nắm tình hình địch. Đêm 29/4/1975 tôi nhận được thư của đồng chí Nguyễn Chí Linh chuyển lệnh của huyện ủy điều động về căn cứ huyện ở đồng tràm Huệ Đức để dẫn lực lượng địa phương quân về giải phóng Bình Mỹ. Trên đường về căn cứ, tôi cùng các đồng chí Mười Điểm, Tám Nhiên, Hai Phết đi tới kinh Xáng Cụt thì trời còn sáng chưa dám vượt qua kinh, vì sợ bị lính trong đồn phát hiện. Trong khi chờ trời tối, tôi bắt radio chợt giật mình khi nghe tin Tổng thống nguỵ quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi vội vàng hội ý, đánh giá đây là thời cơ ngàn năm có một và thống nhất không về căn cứ mà tức tốc quay trở lại để giải phóng Chi khu Châu Phú… Biết thời cơ giải phóng Chi khu Châu Phú đã đến nhưng rõ ràng tình hình lực lượng của ta chẳng có ai ngoài bốn người hiện tại, nhưng các đồng chí khác đều nhất trí với tôi phải vận dụng lực lượng cơ sở và nhân dân tại địa bàn Mỹ Đức. Thế là chúng tôi tức tốc chạy băng đồng, vượt kênh 13, kênh Xáng Cụt về Mỹ Đức. Tôi tìm đến nhà ông Hai Nhiêu cơ sở của ta để nắm tình hình và được biết bọn lính trong đồn tam giác Mỹ Thiện đã hoang mang nhưng tên trung đội trưởng Bi còn rất ngoan cố. Tranh thủ trời tối, tôi quyết định cùng Hai Phết giải phóng đồn Mỹ Thiện với phương án nghi binh trấn áp tinh thần bọn giặc bằng lực lượng nhân dân. Tôi nhờ ông Hai Nhiêu đi vào đồn, gặp lính phòng vệ dân sự, lính trong đồn tên Bi… cho bọn chúng hay tôi dẫn lực lượng giải phóng về đông lắm. Cùng lúc đó, tôi đi vận động bà con đổ ra đường gõ mỏ, đánh trống kéo đi rần rần đến đồn, chó sủa dậy trời khiến quân lính trong đồn khiếp sợ. Tên trung đội Bi còn nghi nghờ, cố tình kéo dài thời gian chờ trời sáng, tôi kiên quyết không cho chúng kịp đối phó nên lợi dụng đêm tối hô to nghi binh như đang ra lệnh cho mấy trung đội tập trung hỏa lực chuẩn bị san bằng bình địa đồn thằng Bi khiến thân nhân có con em là lính trong đồn hốt hoảng nên vội vã chạy vào đồn bắt con em mình về. Binh lính hỗn loạn hoang mang cực độ, điện gọi cầu cứu cấp trên không được nên tên Trung đội trưởng Bi chịu đầu hàng, lúc đó đã 3 giờ 30 phút sáng ngày 1/5/1975.
Một điều thú vị, là lực lượng ta chỉ có tôi với Hai Phết làm sao tiếp nhận, làm sao vác cho hết 21 khẩu AR15, 01 khẩu M.79 thu được của đồn Mỹ Thiện nên tôi lệnh cho gần 20 lính phòng vệ dân sự của địch mang số súng thu được theo tôi và hai Phết đi giao cho tiểu đoàn hậu cần ngoài đường nhưng thực ra là đi bao vậy Chi khu Châu Phú… Chi khu Châu Phú lúc đó xây dựng khá kiên cố với mười mấy vòng rào chì gai và lực lượng của chúng thường trực có tới mấy trung đội, lúc bấy giờ, tôi chưa nắm rõ tình hình binh lực của chúng bố trí ra sao rất khó tấn công. Tôi đi vòng ra vườn Ba Sái, ra hầm bí mật gặp bí thư Chiến để bàn cách đánh chiếm chi khu. Vẫn áp dụng phương án nghi binh trấn áp tinh thần để bọn địch đang hoang mang tự tan rã, tôi tranh thủ trời còn tối cho lực lượng phòng vệ dân sự đang mang súng giùm mình, dùng súng M.79 bắn vào chi khu cùng lúc cho nhân dân bao vây hô to kêu gọi đầu hàng.
Khoảng 5 giờ sáng, tôi đang phát loa kêu gọi đầu hàng thì hay bọn lính trong chi khu đã bỏ trốn hết. Lúc đó Mười Điểm và Tám Nhiên cũng từ Ô Long Vỹ ra tới, tôi dẫn một cánh tiến vào Chi khu, Mười Điểm dẫn một cánh tiến vào khu hành chánh, phòng vệ dân sự và nhân dân theo chúng tôi tràn vào. Mười lăm phút sau một đoàn xe địch gồm 25 chiếc GMC chở lính từ Châu Đốc chạy xuống, chúng tôi ra lệnh cho lực lượng phòng vệ dân sự vừa theo ta chận đánh quyết liệt ngay khu vực xã Mỹ Đức, bọn chúng hoảng loạn bỏ chạy, ta diệt được 2 tên, bắt sống 2 trung úy thu 50 súng và 25 xe GMC.
Trong lúc này, đám tình báo của địch trà trộn trong dân nắm rõ tình hình lực lượng ta không có nhiều nên 8 giờ sáng ngày 1/5/1975 địch tập trung tàn quân tại dinh Hai Ngoán ở Cái Dầu với 2 thiếu tá, 1 đại úy và hơn 300 quân Bảo An do tên Tám Thông chỉ huy theo 3 xe thiết giáp và 4 xe GMC kéo lên quyết đánh chiếm lại chi khu Châu Phú.
Lúc này, lực lượng ta chỉ có bảy người, tôi phân công 4 người do đồng chí Phết và đồng chí Chiến chỉ huy phục kích địch ở đầu cầu Đức Hoà, 3 người giữ chi khu gồm có tôi, Quận và Mười Điểm. Khi lực lượng địch đến, nhóm chốt ở cầu Đức Hoà nổ súng chận đánh địch, địch dùng hỏa lực mạnh, quân số đông đánh trả quyết liệt khiến một chiến sĩ của ta hy sinh, Tám Nhiên bị thương, Hai Phết kè Tám Nhiên rút về chi khu, cố thủ. Tôi tìm được trong lực lượng nhân dân bên ngoài có anh tên Nghĩa và một thanh niên nữa biết bắn cối 6, cối 8 nên quyết định sử dụng ngay hai người này. Tôi chỉ đạo hai anh này bắn những quả đạn cối 6, cối 8 về phía địch đang tập trung theo đường lộ, địch chết 2 tên, bị thương 4 tên và hoảng hốt rút lui về cầu kinh Xáng Vịnh Tre, mặt khác lực lượng ta bắn trả quyết liệt bọn lính bao vây phía cánh đồng ngoài chi khu khiến chúng sớm tan rã. Giữ được chi khu Châu Phú, ta đã cắt đường tiếp viện của lực lượng địch ở Châu Đốc và Cái Dầu.
Sáng ngày 2/5/1975, ta kết hợp với lực lượng Châu Đốc đánh xuống, lực lượng Châu Thành đánh lên khiến lực lượng địch ở Cái Dầu tan rã, một phần chạy vào kinh 7, kinh 8 Bình Mỹ, kinh xáng Vịnh Tre, Thạnh Mỹ Tây; một số chạy qua tổ đình Hòa Hảo. Trưa ngày 2/5/1975 ta truy kích địch, đánh chiếm Bên Cát vốn là căn cứ quân sự của Mỹ, đến chiều tiếp quản dinh Hai Ngoán, giải phóng luôn ba xã Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ, hơn 300 nguỵ quân đầu hàng, ta thu được 25 xe GMC.
Ngày 3/5/1975 ta giải phóng Thạnh Mỹ Tây, tàn quân địch co cụm rút vào Ô Long Vỹ với gần 40 tên, địa phương quân Châu Phú kết hợp với tiểu đoàn 2 của tỉnh bao vây buộc địch ra hàng.
Huyện Châu Phú hoàn toàn giải phóng vào ngày 3/5/1975. Tính đến ngày 20/5/1975, tổng số địch ra đầu hàng và trình diện là 9.012 tên, vũ khi thu được 2.346 khẩu, trong đó có 4 khẩu pháo 105 ly.
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, lực lượng cách mạng của Châu Phú cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào thành quả vẻ vang đó với những nét đặc thù rất riêng. Châu Phú là một vùng đồng bằng 6 tháng nước ngập, 6 tháng là đồng trống thuận lợi cho quân địch trong việc hành quân với nhiều phương tiện vũ khí hiện đại như máy bay, xe bọc thép, tàu bay để càn quét truy kích tiêu diệt lực lượng cách mạng. Nhất là kẻ địch thâm độc lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Còn chúng ta rất khó khăn trong việc xây dựng lực lượng chủ lực đông đảo, khó đào hầm bí mật để cán bộ bám trụ tổ chức chiến tranh du kích, nhưng với lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược, một cuộc chiến vì chính nghĩa nên được nhân dân đồng tình ủng hộ, hết lòng che giấu, bảo vệ nên chúng ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Trong sự kiện lịch sử những ngày giải phóng Châu Phú, một bài học lớn cần được khẳng định là lực lượng cách mạng biết tận dùng thời cơ địch đang hoang mang suy yếu muốn tan rã khi chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng; chúng ta biết tin vào cơ sở cách mạng, tin vào sự ủng hộ của nhân dân cho nên dù lực lượng quá ít, lại vấp phải sự chống trả quyết liệt của bọn ngụy quân nguỵ quyền ngoan cố, lợi dụng tôn giáo quyết tử thủ, tử chiến nhưng chúng ta cũng giải phóng trọn vẹn Châu Phú, hạn chế tổn thất cho lực lượng của ta và tính mạng, tài sản của nhân dân.
Nhân kỷ niệm lần thứ 41 năm ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, ôn lại chuyện xưa, chúng ta tin rằng thế hệ hôm nay đang sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc sẽ biết ơn những người đã một thời cống hiến hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập tự do của dân tộc để tiếp tục bảo vệ và phát huy những thành quả đã có, xứng đáng với truyền thống anh hùng của dân tộc, xứng đáng với những cống hiến hy sinh của bao thế hệ đi trước…
________________
Từ ngày 22 đến 25/4/1975, Huyện ủy triệu tập cuộc họp bàn kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã ...” và đã phân công từng đồng chí phụ trách từng địa bàn như: đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bảy Nhị phụ trách xã Thạnh Mỹ Tây, Nguyễn Thị Nga xã Bình Long, hai đồng chí Chiến và Bình xã Mỹ Đức, đồng chí Thiện xã Vĩnh Thạnh Trung, Nguyễn Tấn Hưng và Hai Hạnh xã Bình Mỹ, Tư Tới xã Vĩnh Ngươn, Hùng xã Vĩnh Tế, riêng tôi là Huyện đội trưởng chịu trách nhiệm giải phóng Chi khu Châu Phú, đồng chí Nguyễn Chí Linh thường trực và đồng chí Nguyễn Văn Trinh - Bí thư huyện ủy chỉ đạo chung. Kế hoạch triển khai, lực lượng địa phương quân sẽ dời căn cứ từ rừng tràm Huệ Đức về Ô Long Vỹ để tổ chức công tác chuẩn bị bước vào chiến dịch.
Tôi cùng các đồng chí Mười Điểm (Mười Hung), Tám Nhiên, Hai Phết… tức tốc rời căn cứ đồng tràm Huệ Đức về trú ẩn trong các hầm bí mật ở Mỹ Đức nắm tình hình địch. Đêm 29/4/1975 tôi nhận được thư của đồng chí Nguyễn Chí Linh chuyển lệnh của huyện ủy điều động về căn cứ huyện ở đồng tràm Huệ Đức để dẫn lực lượng địa phương quân về giải phóng Bình Mỹ. Trên đường về căn cứ, tôi cùng các đồng chí Mười Điểm, Tám Nhiên, Hai Phết đi tới kinh Xáng Cụt thì trời còn sáng chưa dám vượt qua kinh, vì sợ bị lính trong đồn phát hiện. Trong khi chờ trời tối, tôi bắt radio chợt giật mình khi nghe tin Tổng thống nguỵ quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi vội vàng hội ý, đánh giá đây là thời cơ ngàn năm có một và thống nhất không về căn cứ mà tức tốc quay trở lại để giải phóng Chi khu Châu Phú… Biết thời cơ giải phóng Chi khu Châu Phú đã đến nhưng rõ ràng tình hình lực lượng của ta chẳng có ai ngoài bốn người hiện tại, nhưng các đồng chí khác đều nhất trí với tôi phải vận dụng lực lượng cơ sở và nhân dân tại địa bàn Mỹ Đức. Thế là chúng tôi tức tốc chạy băng đồng, vượt kênh 13, kênh Xáng Cụt về Mỹ Đức. Tôi tìm đến nhà ông Hai Nhiêu cơ sở của ta để nắm tình hình và được biết bọn lính trong đồn tam giác Mỹ Thiện đã hoang mang nhưng tên trung đội trưởng Bi còn rất ngoan cố. Tranh thủ trời tối, tôi quyết định cùng Hai Phết giải phóng đồn Mỹ Thiện với phương án nghi binh trấn áp tinh thần bọn giặc bằng lực lượng nhân dân. Tôi nhờ ông Hai Nhiêu đi vào đồn, gặp lính phòng vệ dân sự, lính trong đồn tên Bi… cho bọn chúng hay tôi dẫn lực lượng giải phóng về đông lắm. Cùng lúc đó, tôi đi vận động bà con đổ ra đường gõ mỏ, đánh trống kéo đi rần rần đến đồn, chó sủa dậy trời khiến quân lính trong đồn khiếp sợ. Tên trung đội Bi còn nghi nghờ, cố tình kéo dài thời gian chờ trời sáng, tôi kiên quyết không cho chúng kịp đối phó nên lợi dụng đêm tối hô to nghi binh như đang ra lệnh cho mấy trung đội tập trung hỏa lực chuẩn bị san bằng bình địa đồn thằng Bi khiến thân nhân có con em là lính trong đồn hốt hoảng nên vội vã chạy vào đồn bắt con em mình về. Binh lính hỗn loạn hoang mang cực độ, điện gọi cầu cứu cấp trên không được nên tên Trung đội trưởng Bi chịu đầu hàng, lúc đó đã 3 giờ 30 phút sáng ngày 1/5/1975.
Một điều thú vị, là lực lượng ta chỉ có tôi với Hai Phết làm sao tiếp nhận, làm sao vác cho hết 21 khẩu AR15, 01 khẩu M.79 thu được của đồn Mỹ Thiện nên tôi lệnh cho gần 20 lính phòng vệ dân sự của địch mang số súng thu được theo tôi và hai Phết đi giao cho tiểu đoàn hậu cần ngoài đường nhưng thực ra là đi bao vậy Chi khu Châu Phú… Chi khu Châu Phú lúc đó xây dựng khá kiên cố với mười mấy vòng rào chì gai và lực lượng của chúng thường trực có tới mấy trung đội, lúc bấy giờ, tôi chưa nắm rõ tình hình binh lực của chúng bố trí ra sao rất khó tấn công. Tôi đi vòng ra vườn Ba Sái, ra hầm bí mật gặp bí thư Chiến để bàn cách đánh chiếm chi khu. Vẫn áp dụng phương án nghi binh trấn áp tinh thần để bọn địch đang hoang mang tự tan rã, tôi tranh thủ trời còn tối cho lực lượng phòng vệ dân sự đang mang súng giùm mình, dùng súng M.79 bắn vào chi khu cùng lúc cho nhân dân bao vây hô to kêu gọi đầu hàng.
Khoảng 5 giờ sáng, tôi đang phát loa kêu gọi đầu hàng thì hay bọn lính trong chi khu đã bỏ trốn hết. Lúc đó Mười Điểm và Tám Nhiên cũng từ Ô Long Vỹ ra tới, tôi dẫn một cánh tiến vào Chi khu, Mười Điểm dẫn một cánh tiến vào khu hành chánh, phòng vệ dân sự và nhân dân theo chúng tôi tràn vào. Mười lăm phút sau một đoàn xe địch gồm 25 chiếc GMC chở lính từ Châu Đốc chạy xuống, chúng tôi ra lệnh cho lực lượng phòng vệ dân sự vừa theo ta chận đánh quyết liệt ngay khu vực xã Mỹ Đức, bọn chúng hoảng loạn bỏ chạy, ta diệt được 2 tên, bắt sống 2 trung úy thu 50 súng và 25 xe GMC.
Trong lúc này, đám tình báo của địch trà trộn trong dân nắm rõ tình hình lực lượng ta không có nhiều nên 8 giờ sáng ngày 1/5/1975 địch tập trung tàn quân tại dinh Hai Ngoán ở Cái Dầu với 2 thiếu tá, 1 đại úy và hơn 300 quân Bảo An do tên Tám Thông chỉ huy theo 3 xe thiết giáp và 4 xe GMC kéo lên quyết đánh chiếm lại chi khu Châu Phú.
Lúc này, lực lượng ta chỉ có bảy người, tôi phân công 4 người do đồng chí Phết và đồng chí Chiến chỉ huy phục kích địch ở đầu cầu Đức Hoà, 3 người giữ chi khu gồm có tôi, Quận và Mười Điểm. Khi lực lượng địch đến, nhóm chốt ở cầu Đức Hoà nổ súng chận đánh địch, địch dùng hỏa lực mạnh, quân số đông đánh trả quyết liệt khiến một chiến sĩ của ta hy sinh, Tám Nhiên bị thương, Hai Phết kè Tám Nhiên rút về chi khu, cố thủ. Tôi tìm được trong lực lượng nhân dân bên ngoài có anh tên Nghĩa và một thanh niên nữa biết bắn cối 6, cối 8 nên quyết định sử dụng ngay hai người này. Tôi chỉ đạo hai anh này bắn những quả đạn cối 6, cối 8 về phía địch đang tập trung theo đường lộ, địch chết 2 tên, bị thương 4 tên và hoảng hốt rút lui về cầu kinh Xáng Vịnh Tre, mặt khác lực lượng ta bắn trả quyết liệt bọn lính bao vây phía cánh đồng ngoài chi khu khiến chúng sớm tan rã. Giữ được chi khu Châu Phú, ta đã cắt đường tiếp viện của lực lượng địch ở Châu Đốc và Cái Dầu.
Sáng ngày 2/5/1975, ta kết hợp với lực lượng Châu Đốc đánh xuống, lực lượng Châu Thành đánh lên khiến lực lượng địch ở Cái Dầu tan rã, một phần chạy vào kinh 7, kinh 8 Bình Mỹ, kinh xáng Vịnh Tre, Thạnh Mỹ Tây; một số chạy qua tổ đình Hòa Hảo. Trưa ngày 2/5/1975 ta truy kích địch, đánh chiếm Bên Cát vốn là căn cứ quân sự của Mỹ, đến chiều tiếp quản dinh Hai Ngoán, giải phóng luôn ba xã Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ, hơn 300 nguỵ quân đầu hàng, ta thu được 25 xe GMC.
Ngày 3/5/1975 ta giải phóng Thạnh Mỹ Tây, tàn quân địch co cụm rút vào Ô Long Vỹ với gần 40 tên, địa phương quân Châu Phú kết hợp với tiểu đoàn 2 của tỉnh bao vây buộc địch ra hàng.
Huyện Châu Phú hoàn toàn giải phóng vào ngày 3/5/1975. Tính đến ngày 20/5/1975, tổng số địch ra đầu hàng và trình diện là 9.012 tên, vũ khi thu được 2.346 khẩu, trong đó có 4 khẩu pháo 105 ly.
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, lực lượng cách mạng của Châu Phú cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào thành quả vẻ vang đó với những nét đặc thù rất riêng. Châu Phú là một vùng đồng bằng 6 tháng nước ngập, 6 tháng là đồng trống thuận lợi cho quân địch trong việc hành quân với nhiều phương tiện vũ khí hiện đại như máy bay, xe bọc thép, tàu bay để càn quét truy kích tiêu diệt lực lượng cách mạng. Nhất là kẻ địch thâm độc lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Còn chúng ta rất khó khăn trong việc xây dựng lực lượng chủ lực đông đảo, khó đào hầm bí mật để cán bộ bám trụ tổ chức chiến tranh du kích, nhưng với lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược, một cuộc chiến vì chính nghĩa nên được nhân dân đồng tình ủng hộ, hết lòng che giấu, bảo vệ nên chúng ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Trong sự kiện lịch sử những ngày giải phóng Châu Phú, một bài học lớn cần được khẳng định là lực lượng cách mạng biết tận dùng thời cơ địch đang hoang mang suy yếu muốn tan rã khi chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng; chúng ta biết tin vào cơ sở cách mạng, tin vào sự ủng hộ của nhân dân cho nên dù lực lượng quá ít, lại vấp phải sự chống trả quyết liệt của bọn ngụy quân nguỵ quyền ngoan cố, lợi dụng tôn giáo quyết tử thủ, tử chiến nhưng chúng ta cũng giải phóng trọn vẹn Châu Phú, hạn chế tổn thất cho lực lượng của ta và tính mạng, tài sản của nhân dân.
Nhân kỷ niệm lần thứ 41 năm ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, ôn lại chuyện xưa, chúng ta tin rằng thế hệ hôm nay đang sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc sẽ biết ơn những người đã một thời cống hiến hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập tự do của dân tộc để tiếp tục bảo vệ và phát huy những thành quả đã có, xứng đáng với truyền thống anh hùng của dân tộc, xứng đáng với những cống hiến hy sinh của bao thế hệ đi trước…
Nhà văn: Mai Bửu Minh.
________________
- Người kể: Lưu Hồng Hạnh (nguyên là Huyện đội trưởng huyện Châu Phú vào năm 1975, sau làm Chủ tịch UBND huyện Châu Phú).
- Người ghi chép: Mai Bửu Minh – Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang.
- Tham khảo tư liệu: Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Phú 1930-1995. Xuất bản năm 2002.