Công tác Lịch sử Đảng
Châu Đốc: Hội thảo khoa học Nhân vật lịch sử Phạm Văn Bạch (1910-1987)
- Được đăng: Chủ nhật, 20 Tháng 8 2023 09:28
- Lượt xem: 608
(TUAG)- Sáng ngày 18/8, UBND thành phố Châu Đốc phối hợp Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học “Nhân vật lịch sử Phạm Văn Bạch” (1910-1987). Đến tham dự có Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh Đặng Hoài Dũng; Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc Trần Quốc Tuấn; Tiến sĩ Phạm Minh Tiến cùng các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh.
Tiến sĩ Phạm Văn Bạch sinh ngày 18/6/1910 tại ấp Long Đức, xã Trà Nhiêu Thượng, tỉnh Trà Vinh. Mẹ mất sớm nên từ nhỏ ông sinh sống và được nuôi dưỡng ở quê ngoại tại ấp Khánh Lộc, xã Bình Phước, nay là xã Song Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình công chức; mất ngày 8/3/1987 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cha ông làm công chức ở Sài Gòn, sau đó về làm hương chức của xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Thời kỳ học trung học, ông đứng đầu nhóm học sinh lãnh đạo biểu tình, đòi thả bốn bạn bị bắt giam vì nghi “làm chính trị”, rồi bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh cho nên bị nhà trường thuộc địa buộc thôi học cùng với 16 học sinh khác.
Năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc trung học, gia đình cho Phạm Văn Bạch sang Pháp du học tại khoa Luật của Trường Đại học Lyon. Bốn năm học tập tại Lyon, Phạm Văn Bạch có hai bằng đại học là cử nhân Luật và cử nhân Triết học, rồi tiếp tục làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật. Năm 1936, ông giành được học vị tiến sĩ Luật với đề tài luận án: Cách mạng ruộng đất và thực tiễn Xô-viết. Luận án được Hội đồng chấm luận án đánh giá xuất sắc và đề nghị tác giả luận án nhận bằng tiến sĩ Luật hạng ưu.
Trân trọng một trí thức có bằng tiến sĩ Luật do nước Pháp đào tạo, một nhà cách mạng tiêu biểu của miền Nam thành đồng Tổ quốc, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu, và tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I diễn ra từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 5 năm 1959 đã phê chuẩn Phạm Văn Bạch giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ông giữ trọng trách này 22 năm (1959-1981) cho đến lúc nghỉ hưu. 35 năm liên tục, ông là đại biểu Quốc hội, từ khóa I đến khóa VII (1946-1981), là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội.
Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của mình, Tiến sĩ Phạm Văn Bạch đã được Đảng, Nhà nước giao cho đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Bến Tre; Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nam bộ; Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam; Phó Trưởng Ban miền Nam của Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó Ban Quan hệ Bắc Nam của Chính phủ ; Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa I; Phó Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ quốc tế,… Ông còn là thành viên Ủy ban soạn thảo các Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 và hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, ông được Đảng và Nhà nước ta khen thưởng: Huy hiệu Kháng chiến Nam Bộ “Thành đồng Tổ quốc”; Bằng khen hạng Nhất của Ủy ban Trung ương MTTQVN; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Nhất và hạng Ba; Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng…
Tại Hội thảo đã nhận được 54 bài tham luận; một chùm thơ xướng họa, của hơn 60 tác giả và đồng tác giả. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cũng đã thảo luận và cung cấp nhiều tư liệu, hồi ký về cuộc đời của Tiến sĩ Phạm Văn Bạch. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang của Cách mạng miền Nam; là tấm gương tiêu biểu cho lớp người trí thức yêu nước noi theo; là một cán bộ cách mạng, một đảng viên cộng sản mẫu mực được Đảng, Nhà nước ta tôn vinh, được đồng bào, đồng chí ca ngợi, được Nhân dân và Chính phủ nhiều nước biết đến. Ông là niềm tự hào của gia đình, của dòng họ, của quê hương Nam bộ thành đồng và mãi mãi là một tấm gương sáng trong thời đại Hồ Chí Minh./.
Tiến sĩ Phạm Văn Bạch sinh ngày 18/6/1910 tại ấp Long Đức, xã Trà Nhiêu Thượng, tỉnh Trà Vinh. Mẹ mất sớm nên từ nhỏ ông sinh sống và được nuôi dưỡng ở quê ngoại tại ấp Khánh Lộc, xã Bình Phước, nay là xã Song Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình công chức; mất ngày 8/3/1987 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cha ông làm công chức ở Sài Gòn, sau đó về làm hương chức của xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Thời kỳ học trung học, ông đứng đầu nhóm học sinh lãnh đạo biểu tình, đòi thả bốn bạn bị bắt giam vì nghi “làm chính trị”, rồi bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh cho nên bị nhà trường thuộc địa buộc thôi học cùng với 16 học sinh khác.
Năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc trung học, gia đình cho Phạm Văn Bạch sang Pháp du học tại khoa Luật của Trường Đại học Lyon. Bốn năm học tập tại Lyon, Phạm Văn Bạch có hai bằng đại học là cử nhân Luật và cử nhân Triết học, rồi tiếp tục làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật. Năm 1936, ông giành được học vị tiến sĩ Luật với đề tài luận án: Cách mạng ruộng đất và thực tiễn Xô-viết. Luận án được Hội đồng chấm luận án đánh giá xuất sắc và đề nghị tác giả luận án nhận bằng tiến sĩ Luật hạng ưu.
Trân trọng một trí thức có bằng tiến sĩ Luật do nước Pháp đào tạo, một nhà cách mạng tiêu biểu của miền Nam thành đồng Tổ quốc, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu, và tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I diễn ra từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 5 năm 1959 đã phê chuẩn Phạm Văn Bạch giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ông giữ trọng trách này 22 năm (1959-1981) cho đến lúc nghỉ hưu. 35 năm liên tục, ông là đại biểu Quốc hội, từ khóa I đến khóa VII (1946-1981), là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội.
Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của mình, Tiến sĩ Phạm Văn Bạch đã được Đảng, Nhà nước giao cho đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Bến Tre; Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nam bộ; Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam; Phó Trưởng Ban miền Nam của Trung ương Đảng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó Ban Quan hệ Bắc Nam của Chính phủ ; Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa I; Phó Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ quốc tế,… Ông còn là thành viên Ủy ban soạn thảo các Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 và hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, ông được Đảng và Nhà nước ta khen thưởng: Huy hiệu Kháng chiến Nam Bộ “Thành đồng Tổ quốc”; Bằng khen hạng Nhất của Ủy ban Trung ương MTTQVN; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Nhất và hạng Ba; Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng…
Tại Hội thảo đã nhận được 54 bài tham luận; một chùm thơ xướng họa, của hơn 60 tác giả và đồng tác giả. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cũng đã thảo luận và cung cấp nhiều tư liệu, hồi ký về cuộc đời của Tiến sĩ Phạm Văn Bạch. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang của Cách mạng miền Nam; là tấm gương tiêu biểu cho lớp người trí thức yêu nước noi theo; là một cán bộ cách mạng, một đảng viên cộng sản mẫu mực được Đảng, Nhà nước ta tôn vinh, được đồng bào, đồng chí ca ngợi, được Nhân dân và Chính phủ nhiều nước biết đến. Ông là niềm tự hào của gia đình, của dòng họ, của quê hương Nam bộ thành đồng và mãi mãi là một tấm gương sáng trong thời đại Hồ Chí Minh./.
Hân Nguyên