Truy cập hiện tại

Đang có 362 khách và không thành viên đang online

Công tác Lịch sử Đảng

Tri Tôn: Kỷ niệm 73 năm chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông và 14 năm ngày mất cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

(TUAG)- Ngày 06/6 (nhằm mùng 8/5 năm Nhâm Dần), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Lạc Qưới, huyện Tri Tôn tổ chức Lễ kỷ niệm 73 năm chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông (10/6/1949 - 10/6/2022)  và Lễ tưởng niệm lần thứ 14 ngày mất cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/5/2008- 8/5/2022 âm lịch). Đến dự có ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy Tri Tôn, lãnh đạo và Nhân dân các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới, Vĩnh Phước và thị trấn Ba Chúc.
 

Các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tại Di tích lịch sử cấp tỉnh bia chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông. Tại đây ghi dấu chiến công oanh liệt của quân dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ ngày 3 đến ngày 10/6/1949, Đại đội 2005, 2006 thuộc Liên Trung đoàn 126-128, một Trung đội Biệt động 304 và quân dân du kích xã Ba Chúc, Lạc Quới, Lê Trì liên tiếp tổ chức đánh 3 trận, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật như phục kích, tập kích và vận động tiến công chi viện, ta đã tiêu diệt gần 300 lính Âu, Phi, bắt sống 2 tên, thu 213 súng các loại và 3 vô tuyến điện. bẻ gãy âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững và mở rộng vùng căn cứ Bảy Núi.
 

Sau khi dâng hương tại bia chiến thắng, các đại biểu di chuyển về công viên Lạc Quới, nơi đặt tượng đài cố Thủ tướng tổ chức Lễ dâng hương, dâng lễ vật và dành phút mặc niệm, tưởng niệm 14 năm ngày mất cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vị thủ tướng có nhiều đóng góp trong việc triển khai thi công công trình kênh T5 tháo chua rửa phèn, khai hoang, phục hóa vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Con kênh này là trục chính trong hệ thống các công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây, hạn chế ngập lụt đầu nguồn sông Cửu Long, đưa nước ngọt, phù sa tưới tiêu, rửa phèn khai mở vùng Tứ giác Long Xuyên, đã đưa sản lượng lúa tăng gấp bội, góp phần làm khởi sắc bộ mặt nông thôn trong vùng. Ông đã ghi đậm dấu ấn trên đất miền Tây Nam Bộ, Nhân dân gọi đó là dấu ấn Võ Văn Kiệt. Tại Kỳ họp thứ 14 năm 2009, HĐND tỉnh An Giang đã chính thức đổi tên con kênh này thành kênh Võ Văn Kiệt. Và thế hệ hôm nay nương dòng chảy ấy hiên ngang ra biển lớn với tất cả đức tin, niềm tự hào lòng biết ơn sâu sắc.

Châu Phong
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
39842374