Công tác Lịch sử Đảng
Những sự kiện lịch sử, văn hóa đáng nhớ liên quan đến năm Dần
- Được đăng: Thứ hai, 31 Tháng 1 2022 20:03
- Lượt xem: 2541
(TUAG)- Trong lịch Can Chi, con cọp mang danh xưng là “Dần”, đứng ở vị trí thứ ba trong thập nhị chi (mười hai con giáp), sau con trâu (Sửu) và trước con mèo (Mẹo). Ngôn ngữ dân gian có nhiều cách gọi loài cọp, điển hình như hổ, hùm, kễnh, ông ba mươi, chúa sơn lâm… Bởi cọp là loài mãnh thú chuyên săn mồi và ăn thịt, là mối đe dọa với muôn loài nên tâm thức dân gian khi nhắc đến chúng thường kinh sợ chớ không mấy thiện cảm. Trong các câu chuyện cổ ở nước ta, cọp xuất hiện với diện mạo của một kẻ độc ác, tham lam nhưng ngu ngốc (truyện Trí khôn của ta đây, Sự tích con hổ). Tuy nhiên, trong các huyền thoại về cọp ở vùng đất Nam Bộ, thì loài vật này lại mang tính cách trọng tình, hàm ơn và trả ơn cho con người một cách vẹn toàn, đáng nể phục (Sự tích cù lao Ông Hổ, Con hổ trả ơn, Con hổ có nghĩa). Có lẽ, trên bước đường khẩn hoang đầy gian nan và thử thách, lưu dân phương Nam đã chọn cách sống dung hòa với thiên nhiên, cùng tựa nương nhau để sinh tồn ở một vùng đất mới.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta nhận thấy có nhiều sự kiện nổi bật diễn ra trong năm Dần.
Dấu mốc đầu tiên có thể kể đến năm Nhâm Dần (42), nhà Hán kéo đại đội binh mã gồm 20.000 quân sang đánh nước ta. Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nghĩa quân chặn đánh ở Lãng Bạc khiến giặc ngoại xâm khiếp vía, sau đó Hai Bà Trưng cho rút quân về cố thủ ở Mê Linh.
Năm Bính Dần (246), trước cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược, có người khuyên Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) hãy bỏ việc đao cung, lo chuyện chồng con cho đúng đạo nữ nhi. Bà Triệu khẳng khái đáp “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta.” Câu nói của bà Triệu thể hiện được khí chất của vị nữ tướng, được nhân dân lưu truyền và ngợi ca như một dấu son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Năm Bính Dần (546), sau hai năm lên ngôi hoàng đế và đặt quốc hiệu Vạn Xuân, Lý Nam Đế lâm bệnh. Lại thêm, thời điểm này quân Lương do tướng Trần Bá Tiên kéo sang đánh rất dữ dội với mưu đồ tái lập ách đô hộ với nước ta. Trong hoàn cảnh đó, Lý Nam Đế đã ủy thác việc chống giặc lại cho tướng quân Triệu Quang Phục. Không lâu sau, Lý Nam Đế băng hà.
Năm Bính Dần (906), Hào trưởng Khúc Thừa Dụ lợi dụng sự suy yếu của nhà Đường nên đã tự xưng danh “Tiết độ sứ” và dựng đô ở La Thành, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Sau đó, nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, Khúc Thừa Dụ buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 2 tháng 7 năm 906, nhà Đường đã phong cho Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước “Đồng bình chương sự”. Ông được lịch sử ghi nhận là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho nền độc lập dân tộc ở nước ta, sau ngàn năm Bắc thuộc.
Năm Giáp Dần (942), sau bốn năm đánh đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền tiếp tục có những quyết sách đúng đắn nhằm giữ yên bờ cõi, củng cố triều chính, lo cho quốc thái dân an. Sử gia Trần Trọng Kim trong sách “Việt Nam sử lược” đã dành cho ông những lời thật tôn kính: “Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.”
Năm Bính Dần (966), sau khi Ngô Quyền qua đời, nước ta rơi vào cảnh “nồi da xáo thịt”, cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu đã diễn ra mà đỉnh điểm là “loạn 12 sứ quân”. Người anh hùng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp lực lượng, lấy Hoa Lư làm căn cứ, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước. Chỉ hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư.
Năm Nhâm Dần (1002) được xem là năm thái bình thịnh trị. Vua Lê Đại Hành thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm chấn chỉnh và cải cách chính trị. Ngoài ra, ông còn trưng mộ binh sĩ bố trí canh phòng dọc biên giới phía Bắc.
Năm Mậu Dần (1038), vua Lý Thái Tông thân hành cày ruộng tịch điền để làm gương cho dân chúng. Quần thần can ngăn: “đó là việc của dân, bệ hạ chi phải nhọc lòng”. Lý Thái Tông bảo: “Trẫm không cày ruộng, lấy lúa gạo đâu mà ăn để phụng thờ tổ tiên, lấy gì làm gương cho thiên hạ.” Tục lệ tịch điền cũng từ đó mà được các triều đại sau duy trì, phát huy.
Năm Canh Dần (1290), sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba, Trần Nhân Tông thân chinh làm tướng ra thao trường tập luyện cho nghĩa quân.
Năm Giáp Dần (1614), các giáo sĩ Bồ Đào Nha bắt đầu công cuộc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam.
Năm Nhâm Dần (1782) quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh, tấn công mãnh liệt vào chính quyền của chúa Nguyễn trong Nam lẫn Lê – Trịnh ngoài Bắc. Chúa Nguyễn đại bại phải chạy trốn và cầu viện ngoại bang.
Năm Canh Dần (1890), bà Hoàng Thị Loan đã hạ sinh Nguyễn Sinh Cung tại làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Truyền thống yêu nước của gia đình cùng với vùng đất địa linh nhân kiệt đã hun đúc nên một tài năng lớn, một nhân cách lớn để cậu bé Nguyễn Sinh Cung sau đó trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Năm Canh Dần (1950), chiến dịch Biên giới Thu Đông kết thúc thắng lợi, quân ta giải phóng được hơn 700 km đường biên giới, phá tan hành lang chiến lược và thế bao vây của giặc Pháp.
Năm Bính Dần (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra tại Hà Nội. Đảng ta đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để, mở ra thời kì mới của nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm Canh Dần (2010) cả nước tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Toàn Đảng toàn dân long trọng tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Có thể nói, trong lịch sử phát triển của nước ta, có nhiều sự kiện gắn liền với năm Dần. Có những sự kiện trở thành niềm tự hào bất diệt của dân tộc, ngàn năm sử sách vẫn còn lưu dấu. Năm Nhâm Dần (2022) sắp bắt đầu với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, chúng ta vững tin sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong năm mới 2022.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta nhận thấy có nhiều sự kiện nổi bật diễn ra trong năm Dần.
Dấu mốc đầu tiên có thể kể đến năm Nhâm Dần (42), nhà Hán kéo đại đội binh mã gồm 20.000 quân sang đánh nước ta. Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nghĩa quân chặn đánh ở Lãng Bạc khiến giặc ngoại xâm khiếp vía, sau đó Hai Bà Trưng cho rút quân về cố thủ ở Mê Linh.
Năm Bính Dần (246), trước cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược, có người khuyên Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) hãy bỏ việc đao cung, lo chuyện chồng con cho đúng đạo nữ nhi. Bà Triệu khẳng khái đáp “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta.” Câu nói của bà Triệu thể hiện được khí chất của vị nữ tướng, được nhân dân lưu truyền và ngợi ca như một dấu son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Năm Bính Dần (546), sau hai năm lên ngôi hoàng đế và đặt quốc hiệu Vạn Xuân, Lý Nam Đế lâm bệnh. Lại thêm, thời điểm này quân Lương do tướng Trần Bá Tiên kéo sang đánh rất dữ dội với mưu đồ tái lập ách đô hộ với nước ta. Trong hoàn cảnh đó, Lý Nam Đế đã ủy thác việc chống giặc lại cho tướng quân Triệu Quang Phục. Không lâu sau, Lý Nam Đế băng hà.
Năm Bính Dần (906), Hào trưởng Khúc Thừa Dụ lợi dụng sự suy yếu của nhà Đường nên đã tự xưng danh “Tiết độ sứ” và dựng đô ở La Thành, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Sau đó, nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, Khúc Thừa Dụ buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 2 tháng 7 năm 906, nhà Đường đã phong cho Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước “Đồng bình chương sự”. Ông được lịch sử ghi nhận là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho nền độc lập dân tộc ở nước ta, sau ngàn năm Bắc thuộc.
Năm Giáp Dần (942), sau bốn năm đánh đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền tiếp tục có những quyết sách đúng đắn nhằm giữ yên bờ cõi, củng cố triều chính, lo cho quốc thái dân an. Sử gia Trần Trọng Kim trong sách “Việt Nam sử lược” đã dành cho ông những lời thật tôn kính: “Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.”
Năm Bính Dần (966), sau khi Ngô Quyền qua đời, nước ta rơi vào cảnh “nồi da xáo thịt”, cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu đã diễn ra mà đỉnh điểm là “loạn 12 sứ quân”. Người anh hùng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp lực lượng, lấy Hoa Lư làm căn cứ, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước. Chỉ hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư.
Năm Nhâm Dần (1002) được xem là năm thái bình thịnh trị. Vua Lê Đại Hành thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm chấn chỉnh và cải cách chính trị. Ngoài ra, ông còn trưng mộ binh sĩ bố trí canh phòng dọc biên giới phía Bắc.
Năm Mậu Dần (1038), vua Lý Thái Tông thân hành cày ruộng tịch điền để làm gương cho dân chúng. Quần thần can ngăn: “đó là việc của dân, bệ hạ chi phải nhọc lòng”. Lý Thái Tông bảo: “Trẫm không cày ruộng, lấy lúa gạo đâu mà ăn để phụng thờ tổ tiên, lấy gì làm gương cho thiên hạ.” Tục lệ tịch điền cũng từ đó mà được các triều đại sau duy trì, phát huy.
Năm Canh Dần (1290), sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba, Trần Nhân Tông thân chinh làm tướng ra thao trường tập luyện cho nghĩa quân.
Năm Giáp Dần (1614), các giáo sĩ Bồ Đào Nha bắt đầu công cuộc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ Việt Nam.
Năm Nhâm Dần (1782) quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh, tấn công mãnh liệt vào chính quyền của chúa Nguyễn trong Nam lẫn Lê – Trịnh ngoài Bắc. Chúa Nguyễn đại bại phải chạy trốn và cầu viện ngoại bang.
Năm Canh Dần (1890), bà Hoàng Thị Loan đã hạ sinh Nguyễn Sinh Cung tại làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Truyền thống yêu nước của gia đình cùng với vùng đất địa linh nhân kiệt đã hun đúc nên một tài năng lớn, một nhân cách lớn để cậu bé Nguyễn Sinh Cung sau đó trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Năm Canh Dần (1950), chiến dịch Biên giới Thu Đông kết thúc thắng lợi, quân ta giải phóng được hơn 700 km đường biên giới, phá tan hành lang chiến lược và thế bao vây của giặc Pháp.
Năm Bính Dần (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra tại Hà Nội. Đảng ta đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để, mở ra thời kì mới của nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm Canh Dần (2010) cả nước tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Toàn Đảng toàn dân long trọng tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Có thể nói, trong lịch sử phát triển của nước ta, có nhiều sự kiện gắn liền với năm Dần. Có những sự kiện trở thành niềm tự hào bất diệt của dân tộc, ngàn năm sử sách vẫn còn lưu dấu. Năm Nhâm Dần (2022) sắp bắt đầu với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, chúng ta vững tin sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong năm mới 2022.
Trương Chí Hùng
TTCTTT số 2&3/2022