Làm theo gương Bác Hồ
Bác Hồ với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn
- Được đăng: Chủ nhật, 26 Tháng 7 2015 09:42
- Lượt xem: 2418
(TGAG)- Đến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên Trường cán bộ Công đoàn vào ngày 19/1/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc” (1).
Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng của mình. Trong hoàn cảnh lịch sử nước ta thuở ấy là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu chậm phát triển, lực lượng giai cấp công nhân còn quá nhỏ bé mà Bác vẫn khẳng định bản chất giai cấp của Đảng là bản chất của giai cấp công nhân, thể hiện rõ tầm nhìn xa của một nhà tư tưởng lớn. Và, có thể nói đó cũng là một trong những nguồn gốc sâu xa đưa đến những thắng lợi vẻ vang của Đảng ta trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lấy độc lập tự do cho dân tộc.
Và, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, giai cấp công nhân Việt Nam được Bác và Đảng rèn luyện, giáo dục đã dần dần ý thức được trách nhiệm to lớn và nặng nề của mình đối với dân tộc và tự giác trở thành lực lượng lãnh đạo, nòng cốt trong khối liên minh công - nông và đội ngũ trí thức. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II vào tháng 2/1961, Bác Hồ đã nói: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta đều cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay…”(2). Bác đã thấy rõ ưu điểm của giai cấp công nhân nước ta trong quá trình tham gia lao động sản xuất, và chính giai cấp công nhân đã có rất nhiều phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế được chi phí mua sắm những thiết bị nước ngoài, tiết kiệm ngân sách Nhà nước, phục vụ cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và phục vụ đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm ở chiến trường miền Nam.
Và, Bác Hồ đã xác định trách nhiệm của tổ chức Công đoàn: “… Nếu công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng” (3). Bởi lẽ, trong thực tế, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công nhân có thể mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị nhưng vì một lý do nào đó không được thủ trưởng ủng hộ, khuyến khích, thậm chí bác bỏ, khiến công nhân không còn muốn tham gia nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nữa. Có khi vì thủ trưởng thích ký kết những hợp đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc trong và ngoài nước hơn(?) Những trường hợp như vậy, công nhân rất cần có sự can thiệp, ủng hộ của tổ chức công đoàn.
Và Bác Hồ còn dạy rằng: “Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật của công nhân, phải tùy khả năng cộng với cố gắng mà nâng cao dần đời sống vật chất của họ; phải chú ý bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh…” (4). Xã hội loài người càng phát triển, trách nhiệm của giai cấp công nhân ngày nay càng nặng nề hơn. Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật đã giúp con người dần dần giải phóng sức lao động chân tay, phát huy hiệu quả của lao động trí óc, giai cấp công nhân vì thế phải không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, tổ chức công đoàn các cấp phải không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, dấy lên nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao góp phần làm giàu cho đất nước. Đồng thời, Công đoàn phải tham mưu với Đảng và Nhà nước có chương trình đầu tư phát triển mạng lưới trường đào tạo nghề, không ngừng nâng cao trình độ công nhân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Tham mưu hoạch định những cơ chế chính sách chăm lo cho giai cấp công nhân về đời sống tinh thần lẫn vật chất, để phát huy có hiệu quả những đóng góp của lực lượng công nhân trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đánh giá: “Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” (5).
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách quan tâm thiết thực đến người lao động, nhất là đối với giai cấp công nhân như đã ban hành luật và các văn bản dưới luật quy định về chế độ lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… Đời sống của lực lượng công nhân không ngừng được cải thiện từ thành công của các chính sách khoán, giao quyền tự chủ cho cơ sở, và chính sách cổ phần hóa một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã giúp cho giai cấp công nhân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý xí nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong Nghị quyết số 20 này, Đảng ta cũng đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo: “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân” (6).
Đó là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta, của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân nhằm thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Lực lượng công nhân của nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy tính cần cù, sáng tạo và thông minh; nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ của nhân loại khi tham gia các công trình lớn có sự chuyển giao khoa học công nghệ của các nước tiên tiến và đang thực hiện tốt phương châm đi tắt đón đầu ở một số lĩnh vực, mang lại nhiều hy vọng và tự hào cho giai cấp mình, xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ. Những thành quả về các ngành công nghiệp điện, khai thác dầu, xây dựng cầu đường, chế biến nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng và công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin… đã và đang minh chứng cho sự lớn mạnh của lực lượng công nhân và tổ chức Công đoàn nước ta.
M.B.M.
___________________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, Tr. 295-299, NXB Chính trị quốc gia.
(2), (3), (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T10, Tr. 289-293, NXB Chính trị quốc gia.
(5), (6) Nghị quyết số 20/-NQ/TW, ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hanh Trung ương (khóa X).
Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng của mình. Trong hoàn cảnh lịch sử nước ta thuở ấy là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu chậm phát triển, lực lượng giai cấp công nhân còn quá nhỏ bé mà Bác vẫn khẳng định bản chất giai cấp của Đảng là bản chất của giai cấp công nhân, thể hiện rõ tầm nhìn xa của một nhà tư tưởng lớn. Và, có thể nói đó cũng là một trong những nguồn gốc sâu xa đưa đến những thắng lợi vẻ vang của Đảng ta trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lấy độc lập tự do cho dân tộc.
Và, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, giai cấp công nhân Việt Nam được Bác và Đảng rèn luyện, giáo dục đã dần dần ý thức được trách nhiệm to lớn và nặng nề của mình đối với dân tộc và tự giác trở thành lực lượng lãnh đạo, nòng cốt trong khối liên minh công - nông và đội ngũ trí thức. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II vào tháng 2/1961, Bác Hồ đã nói: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta đều cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay…”(2). Bác đã thấy rõ ưu điểm của giai cấp công nhân nước ta trong quá trình tham gia lao động sản xuất, và chính giai cấp công nhân đã có rất nhiều phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế được chi phí mua sắm những thiết bị nước ngoài, tiết kiệm ngân sách Nhà nước, phục vụ cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và phục vụ đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm ở chiến trường miền Nam.
Và, Bác Hồ đã xác định trách nhiệm của tổ chức Công đoàn: “… Nếu công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng” (3). Bởi lẽ, trong thực tế, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công nhân có thể mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị nhưng vì một lý do nào đó không được thủ trưởng ủng hộ, khuyến khích, thậm chí bác bỏ, khiến công nhân không còn muốn tham gia nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nữa. Có khi vì thủ trưởng thích ký kết những hợp đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc trong và ngoài nước hơn(?) Những trường hợp như vậy, công nhân rất cần có sự can thiệp, ủng hộ của tổ chức công đoàn.
Và Bác Hồ còn dạy rằng: “Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật của công nhân, phải tùy khả năng cộng với cố gắng mà nâng cao dần đời sống vật chất của họ; phải chú ý bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh…” (4). Xã hội loài người càng phát triển, trách nhiệm của giai cấp công nhân ngày nay càng nặng nề hơn. Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật đã giúp con người dần dần giải phóng sức lao động chân tay, phát huy hiệu quả của lao động trí óc, giai cấp công nhân vì thế phải không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, tổ chức công đoàn các cấp phải không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, dấy lên nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao góp phần làm giàu cho đất nước. Đồng thời, Công đoàn phải tham mưu với Đảng và Nhà nước có chương trình đầu tư phát triển mạng lưới trường đào tạo nghề, không ngừng nâng cao trình độ công nhân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Tham mưu hoạch định những cơ chế chính sách chăm lo cho giai cấp công nhân về đời sống tinh thần lẫn vật chất, để phát huy có hiệu quả những đóng góp của lực lượng công nhân trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đánh giá: “Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” (5).
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách quan tâm thiết thực đến người lao động, nhất là đối với giai cấp công nhân như đã ban hành luật và các văn bản dưới luật quy định về chế độ lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… Đời sống của lực lượng công nhân không ngừng được cải thiện từ thành công của các chính sách khoán, giao quyền tự chủ cho cơ sở, và chính sách cổ phần hóa một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã giúp cho giai cấp công nhân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý xí nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong Nghị quyết số 20 này, Đảng ta cũng đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo: “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân” (6).
Đó là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta, của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân nhằm thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Lực lượng công nhân của nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy tính cần cù, sáng tạo và thông minh; nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ của nhân loại khi tham gia các công trình lớn có sự chuyển giao khoa học công nghệ của các nước tiên tiến và đang thực hiện tốt phương châm đi tắt đón đầu ở một số lĩnh vực, mang lại nhiều hy vọng và tự hào cho giai cấp mình, xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ. Những thành quả về các ngành công nghiệp điện, khai thác dầu, xây dựng cầu đường, chế biến nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng và công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin… đã và đang minh chứng cho sự lớn mạnh của lực lượng công nhân và tổ chức Công đoàn nước ta.
M.B.M.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T8, Tr. 295-299, NXB Chính trị quốc gia.
(2), (3), (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T10, Tr. 289-293, NXB Chính trị quốc gia.
(5), (6) Nghị quyết số 20/-NQ/TW, ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hanh Trung ương (khóa X).