Làm theo gương Bác Hồ
Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019
- Được đăng: Thứ bảy, 15 Tháng 12 2018 08:18
- Lượt xem: 2457
(TGAG)- Chiều ngày 14/12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2019 “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng hình thức trực tuyến tới các điểm cầu của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu tỉnh An Giang có các đồng chí: Võ Anh Kiệt - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và báo cáo viên cấp tỉnh. An Giang trực tuyến đến 11 điểm cầu cấp huyện và 3 địa phương đã nối đường truyền tới cấp xã. Tổng số tham dự là 3.039 đại biểu.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe PGS.TS Bùi Đình Phong - Giảng viên cao cấp, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh giới thiệu những nội dung cơ bản của chuyên đề năm 2019: “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
PGS.TS Bùi Đình Phong nhấn mạnh: Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân được thể hiện là phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Theo Bác, muốn thật sự tôn trọng Nhân dân thì phải hiểu dân. Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, ý thức tôn trọng Nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của nhân dân.
Phát huy dân chủ là một khía cạnh biểu hiện ý thức tôn trọng Nhân dân. Từ chỗ đánh giá cao vai trò của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân là vì con người, do con người, trước hết là vì dân và do dân. Theo Bác, muốn có sức dân, lòng dân thì phải chăm lo đời sống của dân.
Thứ hai, đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng Nhân dân thể hiện nổi bật ở sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tư tưởng chính trị của Người. Ý thức tôn trọng Nhân dân ở khía cạnh đạo đức cần phải khai thác ở việc coi trọng, đề cao Nhân dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, thật sự tôn trọng nhân dân.
Thứ ba, phong cách Hồ Chí Minh tôn trọng nhân dân xuất phát một cách tự nhiên từ nhân cách, cuộc đời, cái tâm, cái đức vì nước, vì dân của Người. Phong cách tôn trọng nhân dân của Hồ Chí Minh thể hiện nhiều cách. Hồ Chí Minh có cách giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân, thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người.
Trên cơ sở nhận thức “lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 “điều không nên làm” và 6 điều “nên làm” với dân. Người căn dặn cán bộ không bao giờ sai lời hứa, không nên làm hoặc nói gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình xem thường họ... Còn những điều nên làm là những việc thực tế hằng ngày, liên quan đến người dân, nhất là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật”... Làm được như vậy thì dân tin, gốc vững, mà “Gốc có vững thì cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Theo PGS.TS Bùi Đình Phong, từ chủ đề “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của năm 2019, mỗi cán bộ, đảng viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn với công việc chuyên môn được giao để học tập, làm theo Bác một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cán bộ, đảng viên căn cứ kế hoạch chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, học tập, nghiên cứu sâu, nắm chắc các nội dung chuyên đề; cụ thể hóa vào nội dung bản cam kết thực hiện nhiệm vụ công việc cụ thể của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương./.
Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu tỉnh An Giang có các đồng chí: Võ Anh Kiệt - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và báo cáo viên cấp tỉnh. An Giang trực tuyến đến 11 điểm cầu cấp huyện và 3 địa phương đã nối đường truyền tới cấp xã. Tổng số tham dự là 3.039 đại biểu.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe PGS.TS Bùi Đình Phong - Giảng viên cao cấp, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh giới thiệu những nội dung cơ bản của chuyên đề năm 2019: “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
PGS.TS Bùi Đình Phong nhấn mạnh: Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân được thể hiện là phải có thái độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Theo Bác, muốn thật sự tôn trọng Nhân dân thì phải hiểu dân. Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, ý thức tôn trọng Nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của nhân dân.
Phát huy dân chủ là một khía cạnh biểu hiện ý thức tôn trọng Nhân dân. Từ chỗ đánh giá cao vai trò của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân là vì con người, do con người, trước hết là vì dân và do dân. Theo Bác, muốn có sức dân, lòng dân thì phải chăm lo đời sống của dân.
Thứ hai, đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng Nhân dân thể hiện nổi bật ở sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tư tưởng chính trị của Người. Ý thức tôn trọng Nhân dân ở khía cạnh đạo đức cần phải khai thác ở việc coi trọng, đề cao Nhân dân. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, thật sự tôn trọng nhân dân.
Thứ ba, phong cách Hồ Chí Minh tôn trọng nhân dân xuất phát một cách tự nhiên từ nhân cách, cuộc đời, cái tâm, cái đức vì nước, vì dân của Người. Phong cách tôn trọng nhân dân của Hồ Chí Minh thể hiện nhiều cách. Hồ Chí Minh có cách giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân, thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người.
Trên cơ sở nhận thức “lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 “điều không nên làm” và 6 điều “nên làm” với dân. Người căn dặn cán bộ không bao giờ sai lời hứa, không nên làm hoặc nói gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình xem thường họ... Còn những điều nên làm là những việc thực tế hằng ngày, liên quan đến người dân, nhất là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật”... Làm được như vậy thì dân tin, gốc vững, mà “Gốc có vững thì cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Theo PGS.TS Bùi Đình Phong, từ chủ đề “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của năm 2019, mỗi cán bộ, đảng viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn với công việc chuyên môn được giao để học tập, làm theo Bác một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cán bộ, đảng viên căn cứ kế hoạch chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, học tập, nghiên cứu sâu, nắm chắc các nội dung chuyên đề; cụ thể hóa vào nội dung bản cam kết thực hiện nhiệm vụ công việc cụ thể của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương./.
Trúc Quỳnh