Truy cập hiện tại

Đang có 318 khách và không thành viên đang online

Làm theo gương Bác Hồ

Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt Nam

(TGAG)- Một trong những điều Bác Hồ luôn quan tâm, trăn trở đó chính là một tương lai rạng rỡ cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Hình ảnh của các em không khi nào vắng bóng trong tâm trí của Bác. Từ năm 1925, sau khi sáng lập ra Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tổ chức tiền thân của Đảng, Bác đã chỉ thị về nước, lựa chọn một số thanh niên ưu tú đưa ra nước ngoài để đào tạo. Trong số những thanh niên được Bác Hồ quan tâm có anh Lý Tự Trọng - người sau này đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Khi tổ chức Đoàn, Đảng đã giao trách nhiệm lịch sử cho Đoàn trực tiếp phụ trách chỉ đạo các tổ chức thiếu niên, nhi đồng. Sau nhiều năm bôn ba xứ người tìm con đường giải phỏng cho dân tộc, trở về nước tháng 02/1941, thời gian chưa được bao lâu Người đã trực tiếp chỉ đạo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII vào tháng 5/1941 với chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước. Cũng trong thời gian ấy, theo chỉ thị của Đảng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong và Đội Nhi đồng cứu quốc đã được thành lập tại Pắc Pó (Cao Bằng) do Đoàn Thanh niên cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941 đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng đồng ý lấy là ngày chính thức thành lập Đội. Sau ngày thành lập, vâng theo lời Bác dạy, những thành viên trong đội cùng cha anh tích cực làm cách mạng, Đội thiếu nhi cứu quốc được thành lập ở khắp các địa phương trong cả nước. Thời kỳ này Đội hoạt động chủ yếu nhằm vào mục đích “Dự bị vào giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Khi nước nhà mới giành độc lập, trong ngày khai giảng đầu tiên của mùa Thu cách mạng, Bác gửi thư với lời lẽ thật chân thành, đầy xúc động: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Mặc dù cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, bận rất nhiều công việc trọng đại nhưng với các em ngày quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu Bác vẫn luôn quan tâm nhớ đến. Cũng trong Tết Trung thu độc lập đầu tiên, Người gửi thiếu nhi Việt Nam hai bức thư trong vòng một tuần lễ. Hai bức thư ấy tràn đầy niềm vui, niềm tự hào vì nước nhà đã độc lập, các em thoát kiếp “bầy nô lệ trẻ con”.

 
Khi nào cũng vậy, đến với trẻ em, viết cho trẻ em phong cách và văn phong của Bác thật giản dị, gần gũi. Rồi mỗi khi các em tích cực tham gia việc nhà giúp đỡ gia đình có công với cách mạng hay có thành tích xuất sắc trong học tập, Bác kịp thời viết thư và gửi quà khen ngợi. Việc đánh giặc, kháng chiến, kiến quốc là những công việc của người lớn, của các tổ chức cách mạng. Bác cũng thật đau lòng và xót xa khi trong chiến tranh đạn lửa các em thiếu nhi không những không có điều kiện để được chăm sóc, bảo vệ và học tập mà. ngược lại với sức lực nhỏ bé của mình các em còn tham gia một phần việc của cách mạng.

Sau Cách mạng Tháng Tám Hội Nhi đồng cứu vong được đổi tên thành Hội Nhi đồng cứu quốc. Đến tháng 3/1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Thời gian này các em đã tham gia công tác Trần Quốc Toàn, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ neo đơn. Khi hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai (tháng 11/1956), Đội Thiếu nhi Tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong - là tổ chức gồm cả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Đen ngày 19/3/1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng Tháng Tám.

Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, (tháng 15/5/1941 - 15/5/1961) Bác gửi thư chúc mừng và ân cần động viên các em Bác viết: Trong thời kỳ qua, từ Bắc đến Nam, thiêu niên và nhi đông đã hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến, có những thiếu niên và nhi đồng đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, như Kim Đồng, Lê Văn Tám và nhiều cháu khác. Từ ngày hòa bình trở lại, ở miền Bắc có Đảng lãnh đạo, có Đoàn giúp đỡ, các cháu đều chăm chỉ học hành, tham gia lao động, cháu nào cũng ngoan. Chúng ta thấy một điều hết sức lớn lao đó là với một tình yêu thương bao la, một tầm nhìn sâu rộng, Bác là người đầu tiên phát hiện và chỉ ra vai trò của thiếu nhi trong sự nghiệp cứu nước vả xây dựng đất nước. Người cũng đã khẳng định thiếu nhi là lực lượng cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bước vào thời kỳ mới, với sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ và quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của đất nước, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã phát triển vượt bậc số đội viên, tổng phụ trách và cán bộ phụ trách. Đội ngũ phụ trách thiếu nhi được tăng cường cả về chất lượng và nội dung sinh hoạt.

Chặng đường phát triển và trưởng thành của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh gắn với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, lớp lớp thế hệ đội viên đã đi qua và giờ đây đã trở thành những nhà lãnh đạo, những công dân ưu tú của xã hội vẫn đang miệt mài nghiên cứu có những đóng góp cho đất nước và những con người ấy đang từng ngày từng giờ phải làm bổn phận cao cả của minh đấy là chăm lo, bồi dưỡng “đàn em thân yêu”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đặc biệt là sự dìu dắt của Đoàn và sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đang có những thuận lợi, thời cơ mới để tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài xây dựng tổ chức Đội ngày càng vững mạnh./.

Tuyết Ngọc
___________
Nguồn tư liệu BTGTW.


Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36725571