Làm theo gương Bác Hồ
Bếp ăn tình thương xã Vĩnh Trạch học tập Bác tấm lòng nhân ái
- Được đăng: Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 16:15
- Lượt xem: 3048
(TGAG)- Thấm nhuần lời dạy của Bác về về lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, bằng những việc làm cụ thể, gần 7 năm qua, Nhà ăn tình thương hay còn gọi là bếp ăn tình thương xã Vĩnh Trạch đã phục vụ hàng ngàn xuất ăn trưa miễn phí cho các em học sinh trên địa bàn xã và các xã lân cận, giúp cho các em có thêm nghị lực để đến trường, nuôi dưỡng ước mơ học tập của mình.
Bà Bành Kim Hương - Chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng Kim Hương, Tp Long Xuyên
đến thăm và ủng hộ tiền cho Bếp ăn vào tháng 9/2016
Cách đây 7 năm, chứng kiến các em học sinh nhà xa trường hàng chục cây số, đặc biệt các em học sinh khối lớp cuối cấp phải học phụ đạo thêm buổi chiều, quỹ thời gian không có để các em về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi, nhiều em ăn uống qua loa, có em nhà nghèo thì đành nhịn đói; ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập; được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân nên ông Võ Văn Tuần - Trưởng Ban trị sự phật giáo hòa hảo xã Vĩnh Trạch (Ban trị sự) đã đứng ra thành lập “Bếp ăn tình thương” (Bếp ăn), cung cấp các suất cơm trưa miễn phí cho các em học sinh và công việc này được các cô chú trong Ban trị sự đều đặn duy trì cho đến ngày hôm nay.
Năm 2017 này, được Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang hỗ trợ rau tươi, gia vị nấu ăn hàng ngày nên chất lượng các bữa ăn được nâng lên so với các năm trước, ông Võ Văn Tuần - Trưởng Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch, cho biết.
Ban đầu, Bếp ăn chỉ là chỗ mượn tạm của Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch (Ban trị sự), bàn ghế thì ít, công suất hoạt động còn nhỏ, nhưng nhu cầu của các em học sinh thì nhiều, kể cả những người lao động nghèo, người bán vé số; thấy vậy ông Đào Văn Do ngụ ấp Tây Bình, xã Vĩnh Trạch đã hiến 2.000m2 đất liền kề với Ban trị sự để mở rộng Bếp ăn.
Với diện tích đất như thế tôi có thể bán với giá bạc tỉ nhưng tiền xài rồi cũng hết, chẳng giúp được gì cho đời, cho quê hương, trong khi các em học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước phải chật vật, lo cái ăn, chỗ nghỉ, thương cho hoàn cảnh của các em, thương cho những người lao động nghèo; thôi thì hiến tặng miếng đất để Ban trị sự mở rộng Bếp ăn như là cống hiến một phần nhỏ cho đời và cho đạo, ông Đào Văn Do, bộc bạch suy nghĩ của mình.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến thế hệ trẻ. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên họ, khuyến khích họ miệt mài học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, để trở thành những người có đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện lời dạy đó, Công tác chăm lo học sinh nghèo đã được cộng đồng quan tâm, ngày càng có nhiều người đồng hành cùng chia sẻ khó khăn với học sinh nghèo như tiệm vàng Kim Hương - TP.Long Xuyên, Mỹ Phẩm Mỹ Hạnh, tiệm máy cày Thọ… Chính nhờ sự chung tay đó mà những bữa cơm trưa phục vụ cho học sinh nghèo ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể: Năm 2010, nhà ăn phục vụ 80 học sinh, với tổng kinh phí 128 triệu đồng; năm 2011, tăng số lượng học sinh lên 150 em, kinh phí 240 triệu đồng…; từ năm 2014 đến nay, nhà ăn phục vụ hơn 300 em. Rất nhiều em có ý thức, mỗi lần đến ăn đều tiếp các cô chú dọn dẹp, rửa chén, bát, lặt rau… Thành công trên là sự nỗ lực, là tình thương mà các thành viên của nhà ăn tình thương dành cho học sinh. Không chỉ phục vụ học sinh ở các trường trong xã, nhà ăn tình thương còn sẵn lòng chia sẻ khó khăn với những lao động nghèo, người già đau yếu.
Em Hồ Thị Ngọc Hoàng - Học sinh 12A6, THPT Vĩnh Trạch cho biết nhà em ở xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, hàng ngày em phải học 2 buổi, khối lượng kiến thức cập nhật khá nhiều vì đây là năm cuối cấp, nhờ có bếp ăn của cô chú trong Ban trị sự đã giúp cho em một buổi cơm nhiều dinh dưỡng, có thời gian để em nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng trước khi bắt đầu giờ học phụ đạo buổi chiều.
Góp phần không nhỏ trong những buổi ăn phải kể đến các cô chú trong đội nấu ăn, không ngại sớm tối cô chú đã tình nguyện để góp sức mình đem lại cho các em một buổi cơm no lòng. Ban đầu cũng chỉ có nhóm nhỏ về sau thấy việc này có ích nên nhiều cô chú cũng tham gia, nay nhóm 40 người thay nhau nấu ăn miễn phí cho HS nghèo, các nhà hảo tâm và phụ huynh nhiều nơi đã liên hệ đóng góp. Người cho tiền, kẻ góp gạo, rau, củi… Nhờ vậy mà nhà ăn duy trì ổn định tới nay”.
Chị Nguyễn Thị Mai Xuân - đại diện các cô, chú trong tổ nấu ăn, cho biết: tất cả nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến thực phẩm đều được ngâm trong dung dịch nước muối để đảm bảo hợp vệ sinh. Hàng ngày nấu khoảng 300 suất, tuy có vất vả nhưng vui vì bản thân đã làm một việc tốt cho xã hội.
Nhận xét về chất lượng, cũng như hiệu quả hoạt động của Bếp ăn tình thương xã Vĩnh Trạch, ông Huỳnh Công Tấn - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã Vĩnh Trạch cho biết: mặc dù công việc nhà cũng rất là bận bệu nhưng các cô, chú đã xắp xếp thời gian đến để giúp cho Ban trị sự nấu những suất cơm phục vụ các em, chẳng những thế mà các cô, các chú còn tích cực tham gia vận động đóng góp vật phẩm để bếp ăn duy trì cho đến ngày hôm nay. Từ sự tích cực đó, mà những năm qua Bếp ăn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tài trợ từ các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương.
Tình thương như đúng với tên gọi của Bếp ăn, đó là tình cảm, là tấm lòng và tâm huyết của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các nhà mạnh thường quân dành cho những người lao động nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn giúp các em có thêm nghị lực làm hành trang vững bước vào đời. Những suất cơm tuy giá trị không lớn nhưng đã thể hiện được tình cảm ấm áp của những cô chú nơi đây và tấm lòng các mạnh thường quân thể hiện đạo lý tốt đẹp một miếng khi đói bằng một gói khi no./.
Bà Bành Kim Hương - Chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng Kim Hương, Tp Long Xuyên
đến thăm và ủng hộ tiền cho Bếp ăn vào tháng 9/2016
Cách đây 7 năm, chứng kiến các em học sinh nhà xa trường hàng chục cây số, đặc biệt các em học sinh khối lớp cuối cấp phải học phụ đạo thêm buổi chiều, quỹ thời gian không có để các em về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi, nhiều em ăn uống qua loa, có em nhà nghèo thì đành nhịn đói; ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập; được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân nên ông Võ Văn Tuần - Trưởng Ban trị sự phật giáo hòa hảo xã Vĩnh Trạch (Ban trị sự) đã đứng ra thành lập “Bếp ăn tình thương” (Bếp ăn), cung cấp các suất cơm trưa miễn phí cho các em học sinh và công việc này được các cô chú trong Ban trị sự đều đặn duy trì cho đến ngày hôm nay.
Năm 2017 này, được Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang hỗ trợ rau tươi, gia vị nấu ăn hàng ngày nên chất lượng các bữa ăn được nâng lên so với các năm trước, ông Võ Văn Tuần - Trưởng Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch, cho biết.
Ban đầu, Bếp ăn chỉ là chỗ mượn tạm của Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch (Ban trị sự), bàn ghế thì ít, công suất hoạt động còn nhỏ, nhưng nhu cầu của các em học sinh thì nhiều, kể cả những người lao động nghèo, người bán vé số; thấy vậy ông Đào Văn Do ngụ ấp Tây Bình, xã Vĩnh Trạch đã hiến 2.000m2 đất liền kề với Ban trị sự để mở rộng Bếp ăn.
Với diện tích đất như thế tôi có thể bán với giá bạc tỉ nhưng tiền xài rồi cũng hết, chẳng giúp được gì cho đời, cho quê hương, trong khi các em học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước phải chật vật, lo cái ăn, chỗ nghỉ, thương cho hoàn cảnh của các em, thương cho những người lao động nghèo; thôi thì hiến tặng miếng đất để Ban trị sự mở rộng Bếp ăn như là cống hiến một phần nhỏ cho đời và cho đạo, ông Đào Văn Do, bộc bạch suy nghĩ của mình.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến thế hệ trẻ. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên họ, khuyến khích họ miệt mài học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, để trở thành những người có đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện lời dạy đó, Công tác chăm lo học sinh nghèo đã được cộng đồng quan tâm, ngày càng có nhiều người đồng hành cùng chia sẻ khó khăn với học sinh nghèo như tiệm vàng Kim Hương - TP.Long Xuyên, Mỹ Phẩm Mỹ Hạnh, tiệm máy cày Thọ… Chính nhờ sự chung tay đó mà những bữa cơm trưa phục vụ cho học sinh nghèo ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể: Năm 2010, nhà ăn phục vụ 80 học sinh, với tổng kinh phí 128 triệu đồng; năm 2011, tăng số lượng học sinh lên 150 em, kinh phí 240 triệu đồng…; từ năm 2014 đến nay, nhà ăn phục vụ hơn 300 em. Rất nhiều em có ý thức, mỗi lần đến ăn đều tiếp các cô chú dọn dẹp, rửa chén, bát, lặt rau… Thành công trên là sự nỗ lực, là tình thương mà các thành viên của nhà ăn tình thương dành cho học sinh. Không chỉ phục vụ học sinh ở các trường trong xã, nhà ăn tình thương còn sẵn lòng chia sẻ khó khăn với những lao động nghèo, người già đau yếu.
Em Hồ Thị Ngọc Hoàng - Học sinh 12A6, THPT Vĩnh Trạch cho biết nhà em ở xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, hàng ngày em phải học 2 buổi, khối lượng kiến thức cập nhật khá nhiều vì đây là năm cuối cấp, nhờ có bếp ăn của cô chú trong Ban trị sự đã giúp cho em một buổi cơm nhiều dinh dưỡng, có thời gian để em nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng trước khi bắt đầu giờ học phụ đạo buổi chiều.
Góp phần không nhỏ trong những buổi ăn phải kể đến các cô chú trong đội nấu ăn, không ngại sớm tối cô chú đã tình nguyện để góp sức mình đem lại cho các em một buổi cơm no lòng. Ban đầu cũng chỉ có nhóm nhỏ về sau thấy việc này có ích nên nhiều cô chú cũng tham gia, nay nhóm 40 người thay nhau nấu ăn miễn phí cho HS nghèo, các nhà hảo tâm và phụ huynh nhiều nơi đã liên hệ đóng góp. Người cho tiền, kẻ góp gạo, rau, củi… Nhờ vậy mà nhà ăn duy trì ổn định tới nay”.
Chị Nguyễn Thị Mai Xuân - đại diện các cô, chú trong tổ nấu ăn, cho biết: tất cả nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến thực phẩm đều được ngâm trong dung dịch nước muối để đảm bảo hợp vệ sinh. Hàng ngày nấu khoảng 300 suất, tuy có vất vả nhưng vui vì bản thân đã làm một việc tốt cho xã hội.
Nhận xét về chất lượng, cũng như hiệu quả hoạt động của Bếp ăn tình thương xã Vĩnh Trạch, ông Huỳnh Công Tấn - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã Vĩnh Trạch cho biết: mặc dù công việc nhà cũng rất là bận bệu nhưng các cô, chú đã xắp xếp thời gian đến để giúp cho Ban trị sự nấu những suất cơm phục vụ các em, chẳng những thế mà các cô, các chú còn tích cực tham gia vận động đóng góp vật phẩm để bếp ăn duy trì cho đến ngày hôm nay. Từ sự tích cực đó, mà những năm qua Bếp ăn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tài trợ từ các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương.
Tình thương như đúng với tên gọi của Bếp ăn, đó là tình cảm, là tấm lòng và tâm huyết của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các nhà mạnh thường quân dành cho những người lao động nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn giúp các em có thêm nghị lực làm hành trang vững bước vào đời. Những suất cơm tuy giá trị không lớn nhưng đã thể hiện được tình cảm ấm áp của những cô chú nơi đây và tấm lòng các mạnh thường quân thể hiện đạo lý tốt đẹp một miếng khi đói bằng một gói khi no./.
Ngô Quyền, Thanh Cần