Làm theo gương Bác Hồ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về uy tín của người đảng viên trong công tác xây dựng Đảng
- Được đăng: Chủ nhật, 05 Tháng 3 2017 20:41
- Lượt xem: 2276
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã để lại cho chúng ta những di sản lớn, một phần quan trọng trong di sản quý báu đó là những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản, về xây dựng Đảng. Những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng được hình thành qua từng thời kỳ, qua các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, lại gắn với thực tiễn nên rất sống động, thiết thực và cụ thể, không chỉ cần cho hôm nay mà cả mai sau.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt quyết định trong tiến trình Cách mạng Việt Nam, là niềm vui lớn trong cuộc đời của Người. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo, xây dựng Đảng ta thành một Đảng Mácxít Lêninnít chân chính, đoàn kết, thống nhất, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng thời, Người đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên; chú ý đến công tác giáo dục, tuyên truyền của Đảng, phương pháp công tác, lề lối làm việc. Người nghiêm khắc chỉ ra và phê phán những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ đảng viên làm hại đến sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước như bè phái, địa phương, hẹp hòi, quân phiệt, vô tổ chức kỷ luật... Người rất chú trọng đến công tác cán bộ, đến vấn đề giáo dục tư cách đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, về xây dựng Đảng ở các chi bộ, cách vận động quần chúng, nhất là tinh thần phê và tự phê. Người nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn luôn tu dưỡng để trở thành người đảng viên tốt bằng cách “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Trong tiến trình phát triển cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện ra những thói hư, tật xấu nảy sinh trong không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Người chỉ rõ những căn bệnh như cậy quyền thế, hủ hóa, địa vị, công thần, tập trung vào ba căn bệnh lớn là tham ô, lãng phí, quan liêu, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Đó cũng là nguy cơ của Đảng cầm quyền, đồng thời Người cũng đề ra những phương pháp để khắc phục những căn bệnh đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã từng trải nên rất hiểu thực trạng con người Việt Nam trong những năm đầu của cách mạng, trong điều kiện khách quan, chủ quan, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới chúng ta vấp phải không ít những khó khăn: “Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư tưởng của người cán bộ và đảng viên chưa thuần thục, trình độ lý luận còn non nớt”. “Vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức - là những việc cần kíp của Đảng”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nâng cao uy tín của người đảng viên “Đảng đòi hỏi đảng viên phải: học hiểu lý luận, chính sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục cho quần chúng. Phải học hiểu nghề nghiệp chuyên môn mà Đảng và Chính phủ giao cho mình phụ trách. Phải có tinh thần hy sinh cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm để vượt qua khó khăn. “Đảng viên và cán bộ phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải nắm vững chính sách của Đảng và của Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng như thế mới xứng đáng là đảng viên và cán bộ của Đảng, như thế mới lãnh đạo được quần chúng”.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng luôn tu dưỡng, rèn luyện lập trường tư tưởng vô sản và phẩm chất đạo đức cách mạng, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, nội dung và mục đích của công tác xây dựng Đảng. Nếu mỗi cán bộ đảng viên thực hiện được điều đó thì uy tín của đảng viên mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân, trong lòng dân tộc. Xứng đáng là công bộc của dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân để đưa con thuyền cách mạng dân tộc Việt Nam đến đích thắng lợi./.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt quyết định trong tiến trình Cách mạng Việt Nam, là niềm vui lớn trong cuộc đời của Người. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo, xây dựng Đảng ta thành một Đảng Mácxít Lêninnít chân chính, đoàn kết, thống nhất, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng thời, Người đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên; chú ý đến công tác giáo dục, tuyên truyền của Đảng, phương pháp công tác, lề lối làm việc. Người nghiêm khắc chỉ ra và phê phán những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ đảng viên làm hại đến sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước như bè phái, địa phương, hẹp hòi, quân phiệt, vô tổ chức kỷ luật... Người rất chú trọng đến công tác cán bộ, đến vấn đề giáo dục tư cách đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, về xây dựng Đảng ở các chi bộ, cách vận động quần chúng, nhất là tinh thần phê và tự phê. Người nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn luôn tu dưỡng để trở thành người đảng viên tốt bằng cách “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Trong tiến trình phát triển cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện ra những thói hư, tật xấu nảy sinh trong không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Người chỉ rõ những căn bệnh như cậy quyền thế, hủ hóa, địa vị, công thần, tập trung vào ba căn bệnh lớn là tham ô, lãng phí, quan liêu, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Đó cũng là nguy cơ của Đảng cầm quyền, đồng thời Người cũng đề ra những phương pháp để khắc phục những căn bệnh đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã từng trải nên rất hiểu thực trạng con người Việt Nam trong những năm đầu của cách mạng, trong điều kiện khách quan, chủ quan, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới chúng ta vấp phải không ít những khó khăn: “Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư tưởng của người cán bộ và đảng viên chưa thuần thục, trình độ lý luận còn non nớt”. “Vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức - là những việc cần kíp của Đảng”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nâng cao uy tín của người đảng viên “Đảng đòi hỏi đảng viên phải: học hiểu lý luận, chính sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục cho quần chúng. Phải học hiểu nghề nghiệp chuyên môn mà Đảng và Chính phủ giao cho mình phụ trách. Phải có tinh thần hy sinh cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm để vượt qua khó khăn. “Đảng viên và cán bộ phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải nắm vững chính sách của Đảng và của Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng như thế mới xứng đáng là đảng viên và cán bộ của Đảng, như thế mới lãnh đạo được quần chúng”.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng luôn tu dưỡng, rèn luyện lập trường tư tưởng vô sản và phẩm chất đạo đức cách mạng, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, nội dung và mục đích của công tác xây dựng Đảng. Nếu mỗi cán bộ đảng viên thực hiện được điều đó thì uy tín của đảng viên mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân, trong lòng dân tộc. Xứng đáng là công bộc của dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân để đưa con thuyền cách mạng dân tộc Việt Nam đến đích thắng lợi./.
T.P.H