Làm theo gương Bác Hồ
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ sau hội nghị hợp nhất, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 1 2017 11:20
- Lượt xem: 3014
(TGAG)- Ngày 03/02/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng cộng sản đã tự phát thành lập ở trong nước, thành lập Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt tại Hồng Kông. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc trở lại Thái Lan giải quyết một số công việc của Quốc tế Cộng sản (QTCS), rồi trở sang Hồng Kông rồi sang Thượng Hải. Tháng 10/1930 cũng tại Hồng Kông, Hội nghị lần thứ I Ban Chấp hành Trung ương do Trần Phú chủ trì, đã thông qua Luận cương cách mạng tư sản dân quyền, án nghị quyết “thủ tiêu Chánh cương, Sách lược và Điều lệ cũ và thành lập Đảng Cộng sản Đông Đương (ĐCSĐD)”. Tháng 11/1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thượng Hải trở lại Hồng Kông tiễn các đại biểu về nước và ở lại Hồng Kông để theo dõi và chỉ đạo cao trào cách mạng trong nước. Đến tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông, bắt đầu quá trình hơn 7 năm sống và hoạt động rất khốn khổ trong 30 năm sống ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 01/1933, nhờ sự giúp đỡ tận tình của luật sư Loseby, Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi nhà tù Victoria - Hồng Kông, bí mật sang Hạ Môn, rồi sau đó từ Hạ Môn sang Thượng Hải, tìm cách bắt liên lạc với Đảng. Mùa thu năm ấy, qua đọc báo, Nguyễn Ái Quốc biết được Pall Vaillant Couturier, người bạn thân trong ĐCS Pháp, tham gia cùng Đoàn đại biểu hòa bình châu Âu sang các nước Viễn Đông để tuyên truyền chống chiến tranh đế quốc. Tháng 9, Đoàn đến Thượng Hải. Nhờ sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh*, Nguyễn Ái Quốc đã gặp được P.V.Couturier. Qua Couturier, Nguyễn Ái Quốc chắp được liên lạc với QTCS và đầu năm 1934, Người đi theo một tàu buôn Liên Xô trở về Vladivostock rồi về Moscow.
Mùa thu năm 1934, Nguyễn Ái Quốc được vào học ở Trường QT Lénine. Tháng 3/1935, tại Đại hội lần I của ĐCS Đông Dương ở Macao đã cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng ở QTCS và là đại biểu chính thức trong đoàn đại biểu của ĐCS Đông Dương tham dự Đại hội lần VII của QTCS. Nhưng riêng trường hợp Nguyễn Ái Quốc không được QTCS chấp nhận. Sau nhiều lần kiến nghị, Người được mời tham dự Đại hội lần VII của QTCS, với tấm thẻ mang tên: đồng chí LIN, đảng viên ĐCS Đông Dương, là đại biểu tư vấn. Kết thúc khóa học tại Trường QT Lénine, năm 1936, Nguyễn Ái Quốc nóng lòng được trở về tổ quốc, nhưng QTCS phân công Người về nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (D&T) tại Moscow. Cuối năm 1936, Nguyễn Ái Quốc trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề D&T tổ chức. Người đã hoàn thành chương trình tối thiểu của nghiên cứu sinh, bắt tay vào viết luận án vào đầu năm 1938. Lúc đó tình hình biến chuyển rất nhanh. Ở châu Âu, sau khi can thiệp quân sự vào Tây Ban Nha, đưa bọn fátxít Franco lên nắm chính quyền, đầu năm 1938, fátxít Đức chiếm đóng nước Áo rồi tiến quân vào vùng trung tâm Danube. Ở châu Á, fátxít Nhật đem quân tấn công Trung Hoa. Nguy cơ cuộc thế chiến thứ 2 đang rất gần và thời cơ cách mạng giải phóng dân tộc cũng đang đến gần. Ngày 6/6/1938, Nguyễn Ái Quốc viết thư cho một đồng chí trong Ban Chấp hành QTCS, có đoạn viết:
“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.
Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”.
Nhờ lá thư này, ngày 30/9/1938, Nguyễn Ái Quốc được quyết định rời Viện nghiên cứu các vấn đề D&T. Đầu tháng 10, Người đáp xe lửa đi về phương Đông, ngang qua Trung Quốc. Đến Tp Lan Châu (tỉnh Cam Túc), Nguyễn Ái Quốc được ĐCS Trung Quốc tiếp đón, bố trí tham gia vào Bát lộ quân, với tên và cấp bậc là Thiếu tá Hồ Quang. Theo đường dây của ĐCS Trung Quốc, Người đến Tp Tây An (tỉnh Thiểm Tây) rồi sau đó tiếp tục đi xuống tỉnh Quảng Tây để về gần nước ta (lúc đó Quảng Châu, Hồng Kông và toàn tỉnh Quảng Đông đã bị Nhật xâm chiếm). Cuối cùng Người dừng chân tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, lúc đó là thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, tìm cách liên hệ với trong nước. Trong thời gian chờ đợi, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ tham gia lớp huấn luyện du kích khóa II (từ 30/6 đến 30/9/1939) do Quốc - Cộng phối hợp tổ chức. Sau đó Người đến văn phòng Bát lộ quân Long Châu (Quảng Tây), Quý Dương (tỉnh Quý Châu), Trùng Khánh (tỉnh Tứ Xuyên).
Đầu năm 1940, Nguyễn Ái Quốc tìm đường sang Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Tại đây, nhờ sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Vân Nam, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Ban hải ngoại của ĐCS Đông Dương, gồm Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh. Sau khi được tin fátxít Đức tấn công và thôn tính nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm đường về nước. Song ngày 10/9/1940, cầu Hồ Kiều nối liền Vân Nam - Lào Cai bị quân đội Trung Hoa phá sập.
Tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ rời Côn Minh về Quế Lâm để tìm đường về nước theo hướng mới. Cuối tháng 12, Người cùng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây. Đồng chí Hoàng Văn Thụ từ trong nước sang gặp Nguyễn Ái Quốc tại đây, báo cáo cho Người tình hình phong trào cách mạng của tỉnh Cao Bằng và đề nghị Người về nước theo ngả này. Người đồng ý.
Mấy ngày sau, được Hoàng Sâm dẫn đường, Nguyễn Ái Quốc cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp đi Nậm Quang, một làng sát biên giới Việt Trung. Tại đây, Người dừng chân, mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam. Lớp huấn luyện kết thúc vừa giáp tết. Được tin bọn Quốc Dân Đảng rục rịch kinh lý vùng Nậm Quang, Nguyễn Ái Quốc quyết định thu xếp về nước.
Sớm mồng hai Tết (28/01/1941), trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời Nậm Quang lên đường về nước. Khi đến cột mốc biên giới số 108 trên biên giới Việt Trung, Nguyễn Ái Quốc xúc động, bồi hồi. Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Người chọn hang Cốc Bó làm nơi dừng chân đầu tiên. Từ ngày 8/02/1941, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu làm việc tại đây, kết thúc chặng đường 30 năm bôn ba khắp nơi để TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC./.
Tháng 01/1933, nhờ sự giúp đỡ tận tình của luật sư Loseby, Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi nhà tù Victoria - Hồng Kông, bí mật sang Hạ Môn, rồi sau đó từ Hạ Môn sang Thượng Hải, tìm cách bắt liên lạc với Đảng. Mùa thu năm ấy, qua đọc báo, Nguyễn Ái Quốc biết được Pall Vaillant Couturier, người bạn thân trong ĐCS Pháp, tham gia cùng Đoàn đại biểu hòa bình châu Âu sang các nước Viễn Đông để tuyên truyền chống chiến tranh đế quốc. Tháng 9, Đoàn đến Thượng Hải. Nhờ sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh*, Nguyễn Ái Quốc đã gặp được P.V.Couturier. Qua Couturier, Nguyễn Ái Quốc chắp được liên lạc với QTCS và đầu năm 1934, Người đi theo một tàu buôn Liên Xô trở về Vladivostock rồi về Moscow.
Mùa thu năm 1934, Nguyễn Ái Quốc được vào học ở Trường QT Lénine. Tháng 3/1935, tại Đại hội lần I của ĐCS Đông Dương ở Macao đã cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng ở QTCS và là đại biểu chính thức trong đoàn đại biểu của ĐCS Đông Dương tham dự Đại hội lần VII của QTCS. Nhưng riêng trường hợp Nguyễn Ái Quốc không được QTCS chấp nhận. Sau nhiều lần kiến nghị, Người được mời tham dự Đại hội lần VII của QTCS, với tấm thẻ mang tên: đồng chí LIN, đảng viên ĐCS Đông Dương, là đại biểu tư vấn. Kết thúc khóa học tại Trường QT Lénine, năm 1936, Nguyễn Ái Quốc nóng lòng được trở về tổ quốc, nhưng QTCS phân công Người về nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (D&T) tại Moscow. Cuối năm 1936, Nguyễn Ái Quốc trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề D&T tổ chức. Người đã hoàn thành chương trình tối thiểu của nghiên cứu sinh, bắt tay vào viết luận án vào đầu năm 1938. Lúc đó tình hình biến chuyển rất nhanh. Ở châu Âu, sau khi can thiệp quân sự vào Tây Ban Nha, đưa bọn fátxít Franco lên nắm chính quyền, đầu năm 1938, fátxít Đức chiếm đóng nước Áo rồi tiến quân vào vùng trung tâm Danube. Ở châu Á, fátxít Nhật đem quân tấn công Trung Hoa. Nguy cơ cuộc thế chiến thứ 2 đang rất gần và thời cơ cách mạng giải phóng dân tộc cũng đang đến gần. Ngày 6/6/1938, Nguyễn Ái Quốc viết thư cho một đồng chí trong Ban Chấp hành QTCS, có đoạn viết:
“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.
Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”.
Nhờ lá thư này, ngày 30/9/1938, Nguyễn Ái Quốc được quyết định rời Viện nghiên cứu các vấn đề D&T. Đầu tháng 10, Người đáp xe lửa đi về phương Đông, ngang qua Trung Quốc. Đến Tp Lan Châu (tỉnh Cam Túc), Nguyễn Ái Quốc được ĐCS Trung Quốc tiếp đón, bố trí tham gia vào Bát lộ quân, với tên và cấp bậc là Thiếu tá Hồ Quang. Theo đường dây của ĐCS Trung Quốc, Người đến Tp Tây An (tỉnh Thiểm Tây) rồi sau đó tiếp tục đi xuống tỉnh Quảng Tây để về gần nước ta (lúc đó Quảng Châu, Hồng Kông và toàn tỉnh Quảng Đông đã bị Nhật xâm chiếm). Cuối cùng Người dừng chân tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, lúc đó là thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, tìm cách liên hệ với trong nước. Trong thời gian chờ đợi, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ tham gia lớp huấn luyện du kích khóa II (từ 30/6 đến 30/9/1939) do Quốc - Cộng phối hợp tổ chức. Sau đó Người đến văn phòng Bát lộ quân Long Châu (Quảng Tây), Quý Dương (tỉnh Quý Châu), Trùng Khánh (tỉnh Tứ Xuyên).
Đầu năm 1940, Nguyễn Ái Quốc tìm đường sang Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Tại đây, nhờ sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Vân Nam, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Ban hải ngoại của ĐCS Đông Dương, gồm Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh. Sau khi được tin fátxít Đức tấn công và thôn tính nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm đường về nước. Song ngày 10/9/1940, cầu Hồ Kiều nối liền Vân Nam - Lào Cai bị quân đội Trung Hoa phá sập.
Tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ rời Côn Minh về Quế Lâm để tìm đường về nước theo hướng mới. Cuối tháng 12, Người cùng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây. Đồng chí Hoàng Văn Thụ từ trong nước sang gặp Nguyễn Ái Quốc tại đây, báo cáo cho Người tình hình phong trào cách mạng của tỉnh Cao Bằng và đề nghị Người về nước theo ngả này. Người đồng ý.
Mấy ngày sau, được Hoàng Sâm dẫn đường, Nguyễn Ái Quốc cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp đi Nậm Quang, một làng sát biên giới Việt Trung. Tại đây, Người dừng chân, mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam. Lớp huấn luyện kết thúc vừa giáp tết. Được tin bọn Quốc Dân Đảng rục rịch kinh lý vùng Nậm Quang, Nguyễn Ái Quốc quyết định thu xếp về nước.
Sớm mồng hai Tết (28/01/1941), trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời Nậm Quang lên đường về nước. Khi đến cột mốc biên giới số 108 trên biên giới Việt Trung, Nguyễn Ái Quốc xúc động, bồi hồi. Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Người chọn hang Cốc Bó làm nơi dừng chân đầu tiên. Từ ngày 8/02/1941, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu làm việc tại đây, kết thúc chặng đường 30 năm bôn ba khắp nơi để TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC./.
ĐẶNG HOÀI DŨNG
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử