Làm theo gương Bác Hồ
Bác Hồ dạy: Muốn gần dân thì đừng xa dân!
- Được đăng: Thứ tư, 07 Tháng 12 2016 09:53
- Lượt xem: 2846
(TGAG)- “Muốn gần dân thì đừng xa dân!”. Đó là lời Bác Hồ dạy cán bộ ngành Tư pháp cách đây hơn 66 năm. Thiết nghĩ, lời dạy quý báu đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đòi hỏi tất cả cán bộ, đảng viên của cả hệ thống chính trị - không chỉ trong ngành Tư pháp - phải luôn thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc.
Năm 1950, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ Tư pháp. Đó là một đêm mùa hè ở vùng núi chiến khu Việt Bắc, tiết trời rất nóng nực. Bác mặc chiếc áo sơ-mi bằng vải màu vàng đã sờn bạc, để lộ bên trong chiếc áo may-ô nhuộm màu nâu. Dưới ánh đèn dầu le lói, một tay cầm chiếc quạt giấy, tay kia Bác rút trong cặp ra một xếp giấy, gồm những câu hỏi mà học viên trong lớp đã gửi lên để nhờ Bác giải đáp.
Bác giơ tập giấy lên và nói: “Tất cả 86 tờ, gồm 172 câu hỏi”.
Mọi người trong lớp không khỏi ngạc nhiên “Sao mà hỏi nhiều đến thế”. Rồi có tiếng thì thào: “Làm sao Bác trả lời hết được”. Bác cười:
- Trả lời hết ngần này câu hỏi cũng gay đấy, có câu Bác không biết đâu, nhưng Bác sẽ trả lời hết.
Tiếng hoan hô vang lên, nhiều người mừng thầm vì câu hỏi càng nhiều thì thời gian được gặp Bác càng dài.
Bác đọc từng câu, vừa trả lời vừa giải thích thật cặn kẽ và dễ hiểu. Đáng nhớ nhất có câu hỏi: “Làm thế nào để Tư pháp gần được dân?”.
Bác trả lời: “Muốn gần dân thì đừng xa dân!”.
Vừa ngắn gọn vừa tế nhị và cũng thật khó tìm được câu trả lời nào giản dị và sâu sắc như vậy. Suốt cả cuộc đời Người luôn dành cho nước cho dân, Bác cho rằng “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, “Không có dân thì Chủ tịch nước cũng đành chịu”. Tư tưởng dân là gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Người, đó là lý do để Bác có một câu trả lời vừa kịp thời vừa mang nhiều ý nghĩa như vậy. Theo Bác, vấn đề “gần dân” của người cán bộ không chỉ là đến với dân, ở ngay bên dân, “gần dân” ở đây là biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, không sách nhiễu dân, giải quyết mọi công việc của nhân dân theo tinh thần “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư", đồng thời là người tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, là tấm gương về thực hiện chủ trương, đường lối, thực thi pháp luật để nhân dân học tập và noi theo...
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nghiêm túc quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần quan tâm xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức của người cán bộ là phải gần dân, luôn hướng tới nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện tư tưởng của Bác về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân. Và mỗi người cán bộ, đảng viên có trách nhiệm phải luôn khắc ghi và thực hiện tốt lời Bác dạy: “muốn gần dân thì đừng xa dân!”. Câu trả lời độc đáo của Người năm nào mãi mãi là lời dạy sâu sắc cho tất cả chúng ta./.
Năm 1950, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ Tư pháp. Đó là một đêm mùa hè ở vùng núi chiến khu Việt Bắc, tiết trời rất nóng nực. Bác mặc chiếc áo sơ-mi bằng vải màu vàng đã sờn bạc, để lộ bên trong chiếc áo may-ô nhuộm màu nâu. Dưới ánh đèn dầu le lói, một tay cầm chiếc quạt giấy, tay kia Bác rút trong cặp ra một xếp giấy, gồm những câu hỏi mà học viên trong lớp đã gửi lên để nhờ Bác giải đáp.
Bác giơ tập giấy lên và nói: “Tất cả 86 tờ, gồm 172 câu hỏi”.
Mọi người trong lớp không khỏi ngạc nhiên “Sao mà hỏi nhiều đến thế”. Rồi có tiếng thì thào: “Làm sao Bác trả lời hết được”. Bác cười:
- Trả lời hết ngần này câu hỏi cũng gay đấy, có câu Bác không biết đâu, nhưng Bác sẽ trả lời hết.
Tiếng hoan hô vang lên, nhiều người mừng thầm vì câu hỏi càng nhiều thì thời gian được gặp Bác càng dài.
Bác đọc từng câu, vừa trả lời vừa giải thích thật cặn kẽ và dễ hiểu. Đáng nhớ nhất có câu hỏi: “Làm thế nào để Tư pháp gần được dân?”.
Bác trả lời: “Muốn gần dân thì đừng xa dân!”.
Vừa ngắn gọn vừa tế nhị và cũng thật khó tìm được câu trả lời nào giản dị và sâu sắc như vậy. Suốt cả cuộc đời Người luôn dành cho nước cho dân, Bác cho rằng “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, “Không có dân thì Chủ tịch nước cũng đành chịu”. Tư tưởng dân là gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Người, đó là lý do để Bác có một câu trả lời vừa kịp thời vừa mang nhiều ý nghĩa như vậy. Theo Bác, vấn đề “gần dân” của người cán bộ không chỉ là đến với dân, ở ngay bên dân, “gần dân” ở đây là biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, không sách nhiễu dân, giải quyết mọi công việc của nhân dân theo tinh thần “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư", đồng thời là người tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, là tấm gương về thực hiện chủ trương, đường lối, thực thi pháp luật để nhân dân học tập và noi theo...
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nghiêm túc quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần quan tâm xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức của người cán bộ là phải gần dân, luôn hướng tới nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện tư tưởng của Bác về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân. Và mỗi người cán bộ, đảng viên có trách nhiệm phải luôn khắc ghi và thực hiện tốt lời Bác dạy: “muốn gần dân thì đừng xa dân!”. Câu trả lời độc đáo của Người năm nào mãi mãi là lời dạy sâu sắc cho tất cả chúng ta./.
Lâm Giàu