Làm theo gương Bác Hồ
Học phong cách Hồ Chí Minh để gần dân, trọng dân, vì dân
- Được đăng: Thứ tư, 18 Tháng 5 2016 07:15
- Lượt xem: 3292
Kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2016)
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương thể hiện sinh động về tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách, tất cả tạo nên một chỉnh thể, một nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu phải gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong cách gần dân.
Sinh thời, trong toàn bộ suy nghĩ và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hướng tới con người, vì con người; luôn quan tâm đến mọi người trong xã hội, không bỏ sót một ai, từ đồng bào trong nước đến kiều bào ta sống ở nước ngoài và cả những người dân lao khổ trên toàn thế giới. Người luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Sự gần gũi của Người thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân, khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc; một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng, chính phong cách đi đúng đường lối quần chúng này đã tạo sức hút đưa quần chúng đến với Người không chút e ngại, bình dị, tự nhiên. Nhờ vậy mọi người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình, còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của cuộc sống chung quanh. Đối với người lãnh đạo cấp trên, hiểu dân và hiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng đặc biệt. Hiểu dân là để hiểu cấp dưới được chính xác hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu dân được đầy đủ hơn. Càng hiểu dân và càng hiểu cấp dưới, người lãnh đạo càng hiểu chính mình và càng rút ra được nhiều điều bổ ích để bổ sung cho chủ trương, chính sách đã đề ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời, không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân… Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân”. Vì vậy, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.
Vận dụng, phát triển tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, trong báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội XII của Đảng có nêu: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên; xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân,... vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng”.
Nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Đã là cán bộ phải kính trọng dân, trọng dân từ trong đáy lòng mình và phải thể hiện trong toàn bộ hoạt động của mình, trong lời nói cũng như trong hành xử, trong suy nghĩ cũng như trong hoạt động làm việc hàng ngày và kính trọng dân phải thể hiện bằng những việc làm hiệu quả. Làm cho dân kính, dân yêu, dân tin, dân phục là vấn đề thuộc về lòng người. Nếu cứ ỷ vào quyền lực chỉ có thể làm cho người ta sợ, ngại, xa lánh và khinh ghét chứ không thể giành được sự tin yêu, kính phục của người khác.
Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội XII cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, "lợi ích nhóm", nói không đi đôi với làm”.
Nhận định trên của Đảng ta xuất phát từ thực tế hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở…; còn có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, quan liêu, tham nhũng, chuyên quyền, hống hách với nhân dân… Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương thể hiện sinh động về tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách, tất cả tạo nên một chỉnh thể, một nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu phải gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong cách gần dân.
Sinh thời, trong toàn bộ suy nghĩ và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hướng tới con người, vì con người; luôn quan tâm đến mọi người trong xã hội, không bỏ sót một ai, từ đồng bào trong nước đến kiều bào ta sống ở nước ngoài và cả những người dân lao khổ trên toàn thế giới. Người luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Sự gần gũi của Người thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân, khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc; một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng, chính phong cách đi đúng đường lối quần chúng này đã tạo sức hút đưa quần chúng đến với Người không chút e ngại, bình dị, tự nhiên. Nhờ vậy mọi người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình, còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của cuộc sống chung quanh. Đối với người lãnh đạo cấp trên, hiểu dân và hiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng đặc biệt. Hiểu dân là để hiểu cấp dưới được chính xác hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu dân được đầy đủ hơn. Càng hiểu dân và càng hiểu cấp dưới, người lãnh đạo càng hiểu chính mình và càng rút ra được nhiều điều bổ ích để bổ sung cho chủ trương, chính sách đã đề ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời, không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân… Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân”. Vì vậy, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.
Vận dụng, phát triển tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, trong báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội XII của Đảng có nêu: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên; xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân,... vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng”.
Nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Đã là cán bộ phải kính trọng dân, trọng dân từ trong đáy lòng mình và phải thể hiện trong toàn bộ hoạt động của mình, trong lời nói cũng như trong hành xử, trong suy nghĩ cũng như trong hoạt động làm việc hàng ngày và kính trọng dân phải thể hiện bằng những việc làm hiệu quả. Làm cho dân kính, dân yêu, dân tin, dân phục là vấn đề thuộc về lòng người. Nếu cứ ỷ vào quyền lực chỉ có thể làm cho người ta sợ, ngại, xa lánh và khinh ghét chứ không thể giành được sự tin yêu, kính phục của người khác.
Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội XII cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, "lợi ích nhóm", nói không đi đôi với làm”.
Nhận định trên của Đảng ta xuất phát từ thực tế hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở…; còn có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, quan liêu, tham nhũng, chuyên quyền, hống hách với nhân dân… Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Lê Hân