Làm theo gương Bác Hồ
Lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 10 2024 15:37
- Lượt xem: 343
(TUAG)- Những câu chuyện giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, những việc làm bình thường mà có sức truyền cảm hứng lớn lao. Mỗi ngày lan tỏa càng nhiều những hành động đẹp, việc làm tử tế sẽ góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Có thể thấy, ở mọi lĩnh vực, mọi hoạt động, mọi địa bàn, trong đời sống xã hội đều có những việc làm bình dị nhưng có sức lan tỏa rộng lớn, hướng tới một xã hội chân - thiện - mỹ. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cá nhân, doanh nghiệp đối với những người có công, các gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ nghèo, trẻ em mồ côi, học sinh khó khăn… Đó là những công nhân, nông dân đang thi đua, lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển kinh tế, làm giàu quê hương. Hay những chiến sĩ quân đội, công an vì dân quên mình, dầm mình trong mưa lụt, lao mình vào biển nước để giúp đỡ người dân…
Mỗi cá nhân, tập thể là một câu chuyện thực tế cảm động về những việc làm bình dị mà cao quý về lòng nhân ái, yêu thương con người. Tuy hàng ngày vẫn phải dốc sức trong cuộc mưu sinh nhưng họ vẫn yêu đời, yêu người, sẵn lòng dành số tiền tiết kiệm để giúp đỡ những người yếu thế, khó khăn hơn mình. Tiêu biểu có gương bà Phạm Thị Nga (huyện Châu Thành) hơn 10 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, bình quân mỗi tháng bà Nga làm từ thiện khoảng 3-7 triệu đồng ủng hộ gạo và nhu yếu phẩm cho các đoàn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, đoàn thiện nguyện để hỗ trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn; các bếp ăn từ thiện; người lao động, người già neo đơn ở địa phương. Mỗi suất gạo, nhu yếu phẩm tuy có giá trị vật chất không lớn nhưng mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng thương người nghèo, sự thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn.
Bên cạnh đó, còn có các tổ/đội cất nhà từ thiện ở khắp các địa phương trong tỉnh. Các thành viên tham gia không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, mỗi người đảm trách khâu riêng, từ việc đốn cây, chuyên chở, đến cắt, bào, đục, đẽo, dựng khung… Tất cả đều chung tấm lòng, mong ước giúp đỡ, sửa chữa, cất được ngày càng nhiều căn nhà cho bà con nghèo, có một mái nhà lành lặn để che mưa che nắng.
Hay các tổ cất cầu, sửa đường từ thiện ở khắp các địa phương trong tỉnh với thành viên đều là những người nông dân chân chất, tay lấm chân bùn nhưng có chung một chí hướng, có tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay góp sức, âm thầm cống hiến sức mình làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn bằng những đoạn đường đẹp và những cây cầu bê-tông mới vững chắc. Điển hình như gương ông Trần Tấn Thành (huyện Châu Phú) với tinh thần “Lá lành đùm lá rách” chung tay đóng góp hỗ trợ những hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, ông Thành còn tham gia đóng góp công sức và tiền để xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn tạo điều kiện cho bà con thông thương vận chuyển hàng hóa và đi lại dễ dàng. Đồng thời, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đội dân phòng ở địa phương hoạt động tuần tra về an ninh trật tự.
Đó còn là công việc của những đội xe chuyển bệnh miễn phí đang hoạt động bất kể ngày đêm, hỗ trợ chuyển người bệnh, người bị tai nạn đến nơi khám, chữa bệnh mà không thu khoản phí nào đã và đang lan tỏa rộng khắp, góp phần giúp đỡ các bệnh nhân nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn. Hay tấm lòng của các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, lương y, tình nguyện viên của các phòng khám nhân đạo, phòng chẩn trị y học cổ truyền thuộc các hội chữ thập đỏ, hội đông y ở khắp các địa phương trong tỉnh đang tham gia chăm sóc sức khỏe các bệnh nhân nghèo tự nguyện, miễn phí.
Ngoài ra còn có nhiều cá nhân, tổ chức, nhóm tình nguyện ở khắp nơi cũng cùng nhau tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ bà con, người nghèo, trẻ em vùng khó khăn. Các hoạt động của các nhóm thiện nguyện dù không lớn, nhưng họ lại có những hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa, hướng đến giải quyết những vấn đề đa dạng của xã hội. Trong đó chủ yếu là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế có thêm điều kiện, sự động viên về tinh thần để tiếp tục nỗ lực vượt khó, vượt lên nghịch cảnh để phấn đấu, học tập tốt, xây dựng đời sống tốt hơn.
Chị Nguyễn Thị Kim Cúc, thành viên nhóm làm công tác thiện nguyện ở TP. Long Xuyên, chia sẻ: “Nhóm của tôi ban đầu chỉ là chơi với nhau, rồi sau đó cùng nhau làm thiện nguyện giúp người khó khăn. Vì là những hoạt động rất nhỏ nên nhóm không có tên, mà cũng không ai nghĩ sẽ đặt tên nhóm để làm gì. Cứ có dịp gì đó, như: Tết, Trung thu, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Noel, Quốc khánh, giỗ Tổ Hùng Vương… là chúng tôi lại rủ nhau cùng góp sức, hùn tiền, nhu yếu phẩm… để giúp những người gặp khó khăn. Cảm thấy việc mình làm không chỉ mang lại niềm vui cho các em, mà chính mình cũng vui lây, cuộc sống vì vậy mà cũng có ý nghĩa hơn”.
Và còn rất nhiều các tổ chức, cá nhân với những việc làm bình dị mà cao quý về lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Chính những hình ảnh đẹp, sống có trách nhiệm và thầm lặng giúp ích cho đời, đang dần trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân An Giang. Hy vọng rằng, ngày càng có nhiều hơn nữa điều tốt đẹp trong cuộc sống tiếp tục truyền cảm hứng về tình cảm, trách nhiệm và niềm tin đối với cộng đồng, bồi đắp thêm truyền thống đoàn kết, “Tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp, văn minh và đầy nghĩa tình.
Có thể thấy, ở mọi lĩnh vực, mọi hoạt động, mọi địa bàn, trong đời sống xã hội đều có những việc làm bình dị nhưng có sức lan tỏa rộng lớn, hướng tới một xã hội chân - thiện - mỹ. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cá nhân, doanh nghiệp đối với những người có công, các gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ nghèo, trẻ em mồ côi, học sinh khó khăn… Đó là những công nhân, nông dân đang thi đua, lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển kinh tế, làm giàu quê hương. Hay những chiến sĩ quân đội, công an vì dân quên mình, dầm mình trong mưa lụt, lao mình vào biển nước để giúp đỡ người dân…
Mỗi cá nhân, tập thể là một câu chuyện thực tế cảm động về những việc làm bình dị mà cao quý về lòng nhân ái, yêu thương con người. Tuy hàng ngày vẫn phải dốc sức trong cuộc mưu sinh nhưng họ vẫn yêu đời, yêu người, sẵn lòng dành số tiền tiết kiệm để giúp đỡ những người yếu thế, khó khăn hơn mình. Tiêu biểu có gương bà Phạm Thị Nga (huyện Châu Thành) hơn 10 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, bình quân mỗi tháng bà Nga làm từ thiện khoảng 3-7 triệu đồng ủng hộ gạo và nhu yếu phẩm cho các đoàn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, đoàn thiện nguyện để hỗ trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn; các bếp ăn từ thiện; người lao động, người già neo đơn ở địa phương. Mỗi suất gạo, nhu yếu phẩm tuy có giá trị vật chất không lớn nhưng mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng thương người nghèo, sự thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn.
Bên cạnh đó, còn có các tổ/đội cất nhà từ thiện ở khắp các địa phương trong tỉnh. Các thành viên tham gia không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, mỗi người đảm trách khâu riêng, từ việc đốn cây, chuyên chở, đến cắt, bào, đục, đẽo, dựng khung… Tất cả đều chung tấm lòng, mong ước giúp đỡ, sửa chữa, cất được ngày càng nhiều căn nhà cho bà con nghèo, có một mái nhà lành lặn để che mưa che nắng.
Hay các tổ cất cầu, sửa đường từ thiện ở khắp các địa phương trong tỉnh với thành viên đều là những người nông dân chân chất, tay lấm chân bùn nhưng có chung một chí hướng, có tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay góp sức, âm thầm cống hiến sức mình làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn bằng những đoạn đường đẹp và những cây cầu bê-tông mới vững chắc. Điển hình như gương ông Trần Tấn Thành (huyện Châu Phú) với tinh thần “Lá lành đùm lá rách” chung tay đóng góp hỗ trợ những hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, ông Thành còn tham gia đóng góp công sức và tiền để xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn tạo điều kiện cho bà con thông thương vận chuyển hàng hóa và đi lại dễ dàng. Đồng thời, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đội dân phòng ở địa phương hoạt động tuần tra về an ninh trật tự.
Đó còn là công việc của những đội xe chuyển bệnh miễn phí đang hoạt động bất kể ngày đêm, hỗ trợ chuyển người bệnh, người bị tai nạn đến nơi khám, chữa bệnh mà không thu khoản phí nào đã và đang lan tỏa rộng khắp, góp phần giúp đỡ các bệnh nhân nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn. Hay tấm lòng của các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, lương y, tình nguyện viên của các phòng khám nhân đạo, phòng chẩn trị y học cổ truyền thuộc các hội chữ thập đỏ, hội đông y ở khắp các địa phương trong tỉnh đang tham gia chăm sóc sức khỏe các bệnh nhân nghèo tự nguyện, miễn phí.
Ngoài ra còn có nhiều cá nhân, tổ chức, nhóm tình nguyện ở khắp nơi cũng cùng nhau tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ bà con, người nghèo, trẻ em vùng khó khăn. Các hoạt động của các nhóm thiện nguyện dù không lớn, nhưng họ lại có những hoạt động rất thiết thực, ý nghĩa, hướng đến giải quyết những vấn đề đa dạng của xã hội. Trong đó chủ yếu là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế có thêm điều kiện, sự động viên về tinh thần để tiếp tục nỗ lực vượt khó, vượt lên nghịch cảnh để phấn đấu, học tập tốt, xây dựng đời sống tốt hơn.
Chị Nguyễn Thị Kim Cúc, thành viên nhóm làm công tác thiện nguyện ở TP. Long Xuyên, chia sẻ: “Nhóm của tôi ban đầu chỉ là chơi với nhau, rồi sau đó cùng nhau làm thiện nguyện giúp người khó khăn. Vì là những hoạt động rất nhỏ nên nhóm không có tên, mà cũng không ai nghĩ sẽ đặt tên nhóm để làm gì. Cứ có dịp gì đó, như: Tết, Trung thu, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Noel, Quốc khánh, giỗ Tổ Hùng Vương… là chúng tôi lại rủ nhau cùng góp sức, hùn tiền, nhu yếu phẩm… để giúp những người gặp khó khăn. Cảm thấy việc mình làm không chỉ mang lại niềm vui cho các em, mà chính mình cũng vui lây, cuộc sống vì vậy mà cũng có ý nghĩa hơn”.
Và còn rất nhiều các tổ chức, cá nhân với những việc làm bình dị mà cao quý về lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Chính những hình ảnh đẹp, sống có trách nhiệm và thầm lặng giúp ích cho đời, đang dần trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân An Giang. Hy vọng rằng, ngày càng có nhiều hơn nữa điều tốt đẹp trong cuộc sống tiếp tục truyền cảm hứng về tình cảm, trách nhiệm và niềm tin đối với cộng đồng, bồi đắp thêm truyền thống đoàn kết, “Tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp, văn minh và đầy nghĩa tình.
Thúy Uyên