Làm theo gương Bác Hồ
Xây cầu cho dân đi
- Được đăng: Thứ hai, 01 Tháng 4 2024 15:59
- Lượt xem: 488
(TUAG)- Xây cầu, làm đường - là ưu tiên hàng đầu của cấp ủy, chính quyền Chợ Mới, đây là tiền đề quan trọng cho việc lưu thông, trao đổi buôn bán, phát triển kinh tế giữa các vùng, địa phương, tạo động lực nâng cao đời sống tinh thần người dân, góp sức thay đổi diện mạo nông thôn. Thời gian qua, các tổ, đội từ thiện xây dựng cầu, đường lần lượt ra đời góp sức cùng cấp ủy, chính quyền, mạnh thường quân, từng bước hoàn thiện hệ thống cầu, đường cho dân đi.
Đội xây dựng cầu từ thiện của chú Bùi Văn Đẫm (10 Đẫm), tại xã Tấn Mỹ là một trong những Đội vẫn miệt mài xây cầu ở địa bàn huyện hơn 14 năm nay, ở xã: Kiến An, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Kiến Thành và thậm chí sang đến các huyện Lấp Vò, Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Với chuyên môn là kinh nghiệm thợ hồ, xây nhà hơn 20 năm, những cây cầu do chú thiết kế, xây dựng đều đạt chuẩn theo yêu cầu của chính quyền. Trung bình mỗi năm Đội của chú góp công, góp sức xây hơn 3 cây cầu, mỗi cây trị giá từ 200 triệu đồng trở lên, mỗi cây đều có kết cấu bằng bê tông, cốt thép, chiều dài trung bình 23m, ngang 4m, trọng tải 5 tấn, đảm bảo theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới đề ra. Mang đến niềm vui cho bà con hai đầu cầu, phải đánh đổi hơn 2 tháng ròng chú trực tiếp đến tận nơi theo dõi, giám sát tiến độ, thống kê chi phí: cát, đá, xi măng,… cực nhọc là thế nhưng khi thấy nụ cười của người dân ở lễ khánh thành cầu mới, là động lực cho chú gắng sức hoàn thành tiếp tục những cây cầu.
Chú Bùi Văn Đẫm, Đội trưởng đội xây dựng cầu từ thiện 10 Đẫm, xã Tấn Mỹ tâm niệm: “Trước đây đi mấy vùng sâu, vùng xa, qua cầu tui cũng hục té xuống sông mấy lần. Mình cũng có hiểu biết chút đỉnh, thấy vậy mình mới nhảy qua bắt cầu cho bà con. Giờ xã hội phát triển, xe cộ quá nhiều, hàng hóa vận chuyển cũng khó khăn. Niềm đam mê mình bắt cầu cho bà con đi lại, mình thấy vui, em bé đi học hành cũng an toàn. Từ đó tôi mê bắt cầu đến giờ”.
Hiện Đội của chú có hơn 15 thành viên là những chú, những anh đủ độ tuổi từ 20 đến 70 tuổi đến từ các xã, thị trấn huyện Chợ Mới, đủ các thành phần từ: nông dân, tiểu thương, công nhân, hễ ai rảnh lúc nào đều tranh thủ góp sức cùng chú 10 Đẫm xây cầu. Lên công trình, mỗi người đảm trách công đoạn từ khiên xi măng, trộn hồ, vác đá, cát,… các anh, các chú “không ai bảo ai” đều có sự phối hợp nhịp nhàng, thấy việc nhọc công nên người dân xung quanh đều đến tiếp sức cùng Đội xây dựng. Đơn cử cây cầu nông thôn 3 Quang, ấp Kiến Bình 2, trước đây đã xây dựng hơn 20 năm, bằng cây gỗ tạp, xuống cấp trầm trọng, mục nát, luôn gây bất an cho người dân mỗi khi qua lại, đặc biệt các em học sinh trường Tiểu học C Kiến An đi đều tiềm ẩn nguy hiểm cao, khi hay tin chính quyền địa phương đồng ý cho xây dựng cầu mới, kinh phí hơn 350 triệu đồng từ nguồn vận động và bắt tay thực hiện, người dân vui mừng và góp sức cùng Đội từ thiện xây cầu mau chóng hoàn thành.
Chú Lê Văn Nên, người dân ấp Kiến Bình 2, xã Kiến An bộc bạch: “Mừng dữ lắm, nhất là người dân hai bên cầu, ở địa phương có cây cầu qua lại bằng bê tông, ai cũng vui mừng, anh, em tiếp rất đông”.
Đặc biệt, toàn bộ phần kinh phí thi công thì Đội xây dựng cầu không lấy một đồng. Để duy trì hoạt động, mỗi khi xây cầu, chính quyền cấp xã chỉ cần tổ chức một đội hậu cần lo cơm, nước. Đội xây dựng cầu của chú, đi đến đâu cũng được người dân quý mến. Nhiều hộ dân tự nguyện đến góp sức, mang đồ ăn, thức uống đến động viên thợ xây cầu. Nhờ có tấm lòng trong sáng, hết mình phục vụ mọi người vì lợi ích chung, không tính công, luôn công khai, minh bạch, rõ ràng mỗi khi nhận sự đóng góp của Nhân dân, nên mọi người luôn tin yêu quý mến và nhiệt tình ủng hộ việc làm nhân nghĩa của chú, những bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền là minh chứng rõ nét nhất từ những việc thiện mà chú mang đến cho cộng đồng.
Không cầu danh lợi, hoạt động vì nhu cầu, niềm vui và sự tin yêu của Nhân dân. Hình ảnh một người đàn ông hơn 60 tuổi, gầy gò nhưng nhiệt tình, xông xáo tại nơi xây cầu ở các địa bàn đã trở thành hình ảnh quen thuộc, một điểm sáng cho tinh thần cống hiến vì xã hội. Chú là người bình thường nhưng cũng rất phi thường. Với tấm lòng của mình, chú đã góp sức hình thành hàng chục cây cầu giao thông nông thôn kiên cố, góp phần tạo sự phát triển chung cho quê hương./.
Bảo Dinh, Minh Kỵ
Đội xây dựng cầu từ thiện của chú Bùi Văn Đẫm (10 Đẫm), tại xã Tấn Mỹ là một trong những Đội vẫn miệt mài xây cầu ở địa bàn huyện hơn 14 năm nay, ở xã: Kiến An, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Kiến Thành và thậm chí sang đến các huyện Lấp Vò, Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Với chuyên môn là kinh nghiệm thợ hồ, xây nhà hơn 20 năm, những cây cầu do chú thiết kế, xây dựng đều đạt chuẩn theo yêu cầu của chính quyền. Trung bình mỗi năm Đội của chú góp công, góp sức xây hơn 3 cây cầu, mỗi cây trị giá từ 200 triệu đồng trở lên, mỗi cây đều có kết cấu bằng bê tông, cốt thép, chiều dài trung bình 23m, ngang 4m, trọng tải 5 tấn, đảm bảo theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới đề ra. Mang đến niềm vui cho bà con hai đầu cầu, phải đánh đổi hơn 2 tháng ròng chú trực tiếp đến tận nơi theo dõi, giám sát tiến độ, thống kê chi phí: cát, đá, xi măng,… cực nhọc là thế nhưng khi thấy nụ cười của người dân ở lễ khánh thành cầu mới, là động lực cho chú gắng sức hoàn thành tiếp tục những cây cầu.
Chú Bùi Văn Đẫm, Đội trưởng đội xây dựng cầu từ thiện 10 Đẫm, xã Tấn Mỹ tâm niệm: “Trước đây đi mấy vùng sâu, vùng xa, qua cầu tui cũng hục té xuống sông mấy lần. Mình cũng có hiểu biết chút đỉnh, thấy vậy mình mới nhảy qua bắt cầu cho bà con. Giờ xã hội phát triển, xe cộ quá nhiều, hàng hóa vận chuyển cũng khó khăn. Niềm đam mê mình bắt cầu cho bà con đi lại, mình thấy vui, em bé đi học hành cũng an toàn. Từ đó tôi mê bắt cầu đến giờ”.
Hiện Đội của chú có hơn 15 thành viên là những chú, những anh đủ độ tuổi từ 20 đến 70 tuổi đến từ các xã, thị trấn huyện Chợ Mới, đủ các thành phần từ: nông dân, tiểu thương, công nhân, hễ ai rảnh lúc nào đều tranh thủ góp sức cùng chú 10 Đẫm xây cầu. Lên công trình, mỗi người đảm trách công đoạn từ khiên xi măng, trộn hồ, vác đá, cát,… các anh, các chú “không ai bảo ai” đều có sự phối hợp nhịp nhàng, thấy việc nhọc công nên người dân xung quanh đều đến tiếp sức cùng Đội xây dựng. Đơn cử cây cầu nông thôn 3 Quang, ấp Kiến Bình 2, trước đây đã xây dựng hơn 20 năm, bằng cây gỗ tạp, xuống cấp trầm trọng, mục nát, luôn gây bất an cho người dân mỗi khi qua lại, đặc biệt các em học sinh trường Tiểu học C Kiến An đi đều tiềm ẩn nguy hiểm cao, khi hay tin chính quyền địa phương đồng ý cho xây dựng cầu mới, kinh phí hơn 350 triệu đồng từ nguồn vận động và bắt tay thực hiện, người dân vui mừng và góp sức cùng Đội từ thiện xây cầu mau chóng hoàn thành.
Chú Lê Văn Nên, người dân ấp Kiến Bình 2, xã Kiến An bộc bạch: “Mừng dữ lắm, nhất là người dân hai bên cầu, ở địa phương có cây cầu qua lại bằng bê tông, ai cũng vui mừng, anh, em tiếp rất đông”.
Đặc biệt, toàn bộ phần kinh phí thi công thì Đội xây dựng cầu không lấy một đồng. Để duy trì hoạt động, mỗi khi xây cầu, chính quyền cấp xã chỉ cần tổ chức một đội hậu cần lo cơm, nước. Đội xây dựng cầu của chú, đi đến đâu cũng được người dân quý mến. Nhiều hộ dân tự nguyện đến góp sức, mang đồ ăn, thức uống đến động viên thợ xây cầu. Nhờ có tấm lòng trong sáng, hết mình phục vụ mọi người vì lợi ích chung, không tính công, luôn công khai, minh bạch, rõ ràng mỗi khi nhận sự đóng góp của Nhân dân, nên mọi người luôn tin yêu quý mến và nhiệt tình ủng hộ việc làm nhân nghĩa của chú, những bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền là minh chứng rõ nét nhất từ những việc thiện mà chú mang đến cho cộng đồng.
Không cầu danh lợi, hoạt động vì nhu cầu, niềm vui và sự tin yêu của Nhân dân. Hình ảnh một người đàn ông hơn 60 tuổi, gầy gò nhưng nhiệt tình, xông xáo tại nơi xây cầu ở các địa bàn đã trở thành hình ảnh quen thuộc, một điểm sáng cho tinh thần cống hiến vì xã hội. Chú là người bình thường nhưng cũng rất phi thường. Với tấm lòng của mình, chú đã góp sức hình thành hàng chục cây cầu giao thông nông thôn kiên cố, góp phần tạo sự phát triển chung cho quê hương./.
Bảo Dinh, Minh Kỵ