Làm theo gương Bác Hồ
Thế nào là hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin?
- Được đăng: Thứ năm, 17 Tháng 12 2015 09:25
- Lượt xem: 4279
(TGAG)- Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, Hồ Chủ tịch hỏi mấy cán bộ phụ trách tuyên huấn Trung ương:
- Lâu nay, các chú tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Kết quả ra sao?
Mấy đồng chí lần lượt báo cáo công tác tuyên huấn ở các cấp, công tác giáo dục lý luận chính trị tại các trường. Bác lắng nghe xong, nói:
- Các chú làm khá nhiều việc đấy. Có điều Bác muốn nói rõ hơn. Các chú dạy chủ nghĩa Mác - Lênin chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin là thế nào không ?
Ngừng một lúc, Bác giải thích: theo Bác hiểu thì cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng được giao nhiệm vụ quét nhà lại để cho nhà đầy rác! Đó là điều thứ nhất cần rõ.
Bác lại hỏi.
- Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không ?
Đồng chí Hà Huy Giáp liền nói:
- Thưa Bác, nhân dân ta có câu nói: “Tối lửa tắt đèn có nhau”.
- Đúng như thế. Nhân dân ta từ lâu vẫn sống với nhau có tình có nghĩa như vậy. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là phải sống với nhau đầy tình nghĩa như vậy. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được? Đó là điều thứ hai cần phải rõ.
Mấy chục năm nay Nhân dân ta thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình, có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong Nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.
Qua câu chuyện này, Bác đã dạy chúng ta hai điều:
Thứ nhất, trong thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ đảng viên phải làm tròn trách nhiệm của mình và làm cho tới nơi tới chốn. Từ một vị Chủ tịch nước cho tới người nấu ăn, người quét nhà đều phải làm tròn nhiệm vụ của mình. Với những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị thì không những dạy người ta thuộc chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phải giúp người ta hiểu chủ nghĩa Mác -Lênin.
Thứ hai, là phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải nhận thức rõ điều này để sống có nghĩa có tình. Đối với đồng chí, đồng nghiệp phải khoan dung, độ lượng, có lòng tương trợ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Khi nhận xét, đánh giá, phê bình đồng chí mình phải cụ thể, rõ ràng, không nói chung chung kiểu ai hiểu thế nào cũng được; nói đến khuyết điểm, cũng phải thấy ưu điểm của người ta, để đồng chí mình sửa chữa, khắc phục. Trong quan hệ làm việc với Nhân dân không được coi mình là quan cách mạng, phải có tình yêu thương với đại đa số Nhân dân, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột.
Thiết nghĩ, học chủ nghĩa Mác - Lênin là điều cần thiết, nhưng hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin như Hồ Chí Minh dạy thì mới đích thực là cái mà hiện nay sự nghiệp cách mạng của chúng ta đang cần./.
LÊ HÂN
______________
* Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Lâu nay, các chú tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Kết quả ra sao?
Mấy đồng chí lần lượt báo cáo công tác tuyên huấn ở các cấp, công tác giáo dục lý luận chính trị tại các trường. Bác lắng nghe xong, nói:
- Các chú làm khá nhiều việc đấy. Có điều Bác muốn nói rõ hơn. Các chú dạy chủ nghĩa Mác - Lênin chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin là thế nào không ?
Ngừng một lúc, Bác giải thích: theo Bác hiểu thì cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng được giao nhiệm vụ quét nhà lại để cho nhà đầy rác! Đó là điều thứ nhất cần rõ.
Bác lại hỏi.
- Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không ?
Đồng chí Hà Huy Giáp liền nói:
- Thưa Bác, nhân dân ta có câu nói: “Tối lửa tắt đèn có nhau”.
- Đúng như thế. Nhân dân ta từ lâu vẫn sống với nhau có tình có nghĩa như vậy. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là phải sống với nhau đầy tình nghĩa như vậy. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được? Đó là điều thứ hai cần phải rõ.
Mấy chục năm nay Nhân dân ta thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình, có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong Nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.
Qua câu chuyện này, Bác đã dạy chúng ta hai điều:
Thứ nhất, trong thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ đảng viên phải làm tròn trách nhiệm của mình và làm cho tới nơi tới chốn. Từ một vị Chủ tịch nước cho tới người nấu ăn, người quét nhà đều phải làm tròn nhiệm vụ của mình. Với những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị thì không những dạy người ta thuộc chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phải giúp người ta hiểu chủ nghĩa Mác -Lênin.
Thứ hai, là phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải nhận thức rõ điều này để sống có nghĩa có tình. Đối với đồng chí, đồng nghiệp phải khoan dung, độ lượng, có lòng tương trợ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Khi nhận xét, đánh giá, phê bình đồng chí mình phải cụ thể, rõ ràng, không nói chung chung kiểu ai hiểu thế nào cũng được; nói đến khuyết điểm, cũng phải thấy ưu điểm của người ta, để đồng chí mình sửa chữa, khắc phục. Trong quan hệ làm việc với Nhân dân không được coi mình là quan cách mạng, phải có tình yêu thương với đại đa số Nhân dân, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột.
Thiết nghĩ, học chủ nghĩa Mác - Lênin là điều cần thiết, nhưng hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin như Hồ Chí Minh dạy thì mới đích thực là cái mà hiện nay sự nghiệp cách mạng của chúng ta đang cần./.
LÊ HÂN
* Câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh