Làm theo gương Bác Hồ
Cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tự giác học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ
- Được đăng: Thứ tư, 28 Tháng 12 2022 02:19
- Lượt xem: 1040
(TUAG)- Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: "Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ". "Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ".
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên; bởi đó là việc học tập và làm theo tấm gương của một nhà lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, tấm gương của ý chí, nghị lực, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi; đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình dị, nhân ái, vị tha, khoan dung, có nếp sống giản dị, nói đi đôi với làm, gần gũi, ai cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội.
Thật vậy, qua từng việc làm, hành động, suy nghĩ của Bác Hồ, mỗi cán bộ, đảng viên sẽ tích lũy thêm những kinh nghiệm quý báo, những bài học có giá trị trong cuộc sống, xã hội; giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, nhận thức đúng đắn, có trách nhiệm, biết quý trọng tình đồng chí, đồng đội, biết quý trọng thời gian, có nghị lực vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên.
Bác Hồ đã chỉ ra rằng, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư. Trong mọi công việc, đảng viên đều xung phong gương mẫu, thực hiện khẩu hiệu “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Do đó mà đảng viên và cán bộ được nhân dân tin cậy. Rất dễ nhận thấy, tất cả các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, quy định, chính sách của Đảng, luôn được cán bộ, đảng viên tiếp thu trước, sau đó nghiên cứu, quán triệt và phổ biến đến quần chúng, người lao động, nhân dân để cùng nhau thực hiện có hiệu quả. Đồng thời để chủ trương, đường lối của Đảng đến từng người dân, được nhân dân tự giác học tập và thực hiện đúng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn thể hiện tính tiên phong, phải nghiêm túc, phải gương mẫu thực hiện, tạo được niền tin trong dân.
Không dừng lại đó, mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải theo sát dân, lắng nghe nắm tình hình, tìm ra những cái khó, những vướng mắc xảy ra trong dân từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn các chủ trương, đường lối còn lạc hậu, không phù hợp. Như Bác từng dạy đảng viên: Đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng. Tức là: hết lòng ra sức phụng sự nhân dân, tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, học hỏi nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và không một phút nào xa rời nhân dân, cùng nhân dân kết thành một khối.
Người chỉ ra rằng: Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân. Đối với cán bộ, đảng viên, Người yêu cầu để làm gương cho nhân dân, phải có đạo đức cách mạng, vì cán bộ, đảng viên là tấm gương của xã hội, phải nêu gương “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Mỗi cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý, lãnh đạo vừa phải thực hiện đạo đức công dân, vừa phải thực hiện đạo đức của người cán bộ. Dù công tác ở lĩnh vực nào cũng đều phải có phẩm chất đạo đức. Cấp bậc càng cao càng phải nêu gương về đạo đức; bởi theo Bác: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”.
Trước thực trạng, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết, mất dân chủ “bằng mặt chưa bằng lòng” vẫn còn xảy ra ở một số ít tổ chức đảng; bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tình trạng quan liệu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được đẩy lùi; công tác tự phê bình và phê bình giảm sút, hầu hết chỉ nêu được những khuyết điểm do nguyên nhân khách quan nhiều hơn, biện pháp khắc phục khuyết điểm thì nêu chung chung hoặc sao chép, theo hướng “dĩ hòa vi quý”, ngạy va chạm; cán bộ có chức, có quyền thì sự thành khẩn, trung thực, tự giác lại thấp hơn đảng viên thường; tình trạng cấp dưới “sợ mà không nể nang”, “nghe mà không phục” vì lãnh đạo chưa phải là tấm gương sáng…. chính những vấn nạn đó đã và đang làm cho bộ máy hoạt động của tổ chức đảng ở một số nơi chưa phát huy hết trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chính từ những hạn chế vẫn còn tồn tại, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người; biết vượt qua những hạn chế, những thói hư, tật xấu, biết sửa đổi những việc làm sai trái của bản thân; biết nêu cao tinh thần tự rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, mỗi người cán bộ, đảng viên phải tự đổi mới, nâng cao phẩn chất, lối sống, tự rèn luyện mình và nâng cao nhận thức tự giác, tự học tập, xứng đáng trở thành người cán bộ, đảng viên tiêu biểu, trung thành, được đồng nghiệp thương yêu, được nhân dân tin tưởng và quý mến đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới./.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên; bởi đó là việc học tập và làm theo tấm gương của một nhà lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, tấm gương của ý chí, nghị lực, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi; đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình dị, nhân ái, vị tha, khoan dung, có nếp sống giản dị, nói đi đôi với làm, gần gũi, ai cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội.
Thật vậy, qua từng việc làm, hành động, suy nghĩ của Bác Hồ, mỗi cán bộ, đảng viên sẽ tích lũy thêm những kinh nghiệm quý báo, những bài học có giá trị trong cuộc sống, xã hội; giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, nhận thức đúng đắn, có trách nhiệm, biết quý trọng tình đồng chí, đồng đội, biết quý trọng thời gian, có nghị lực vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ của đảng viên.
Bác Hồ đã chỉ ra rằng, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư. Trong mọi công việc, đảng viên đều xung phong gương mẫu, thực hiện khẩu hiệu “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Do đó mà đảng viên và cán bộ được nhân dân tin cậy. Rất dễ nhận thấy, tất cả các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, quy định, chính sách của Đảng, luôn được cán bộ, đảng viên tiếp thu trước, sau đó nghiên cứu, quán triệt và phổ biến đến quần chúng, người lao động, nhân dân để cùng nhau thực hiện có hiệu quả. Đồng thời để chủ trương, đường lối của Đảng đến từng người dân, được nhân dân tự giác học tập và thực hiện đúng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn thể hiện tính tiên phong, phải nghiêm túc, phải gương mẫu thực hiện, tạo được niền tin trong dân.
Không dừng lại đó, mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải theo sát dân, lắng nghe nắm tình hình, tìm ra những cái khó, những vướng mắc xảy ra trong dân từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn các chủ trương, đường lối còn lạc hậu, không phù hợp. Như Bác từng dạy đảng viên: Đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng. Tức là: hết lòng ra sức phụng sự nhân dân, tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, học hỏi nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và không một phút nào xa rời nhân dân, cùng nhân dân kết thành một khối.
Người chỉ ra rằng: Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân. Đối với cán bộ, đảng viên, Người yêu cầu để làm gương cho nhân dân, phải có đạo đức cách mạng, vì cán bộ, đảng viên là tấm gương của xã hội, phải nêu gương “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Mỗi cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý, lãnh đạo vừa phải thực hiện đạo đức công dân, vừa phải thực hiện đạo đức của người cán bộ. Dù công tác ở lĩnh vực nào cũng đều phải có phẩm chất đạo đức. Cấp bậc càng cao càng phải nêu gương về đạo đức; bởi theo Bác: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”.
Trước thực trạng, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết, mất dân chủ “bằng mặt chưa bằng lòng” vẫn còn xảy ra ở một số ít tổ chức đảng; bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tình trạng quan liệu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được đẩy lùi; công tác tự phê bình và phê bình giảm sút, hầu hết chỉ nêu được những khuyết điểm do nguyên nhân khách quan nhiều hơn, biện pháp khắc phục khuyết điểm thì nêu chung chung hoặc sao chép, theo hướng “dĩ hòa vi quý”, ngạy va chạm; cán bộ có chức, có quyền thì sự thành khẩn, trung thực, tự giác lại thấp hơn đảng viên thường; tình trạng cấp dưới “sợ mà không nể nang”, “nghe mà không phục” vì lãnh đạo chưa phải là tấm gương sáng…. chính những vấn nạn đó đã và đang làm cho bộ máy hoạt động của tổ chức đảng ở một số nơi chưa phát huy hết trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chính từ những hạn chế vẫn còn tồn tại, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người; biết vượt qua những hạn chế, những thói hư, tật xấu, biết sửa đổi những việc làm sai trái của bản thân; biết nêu cao tinh thần tự rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, mỗi người cán bộ, đảng viên phải tự đổi mới, nâng cao phẩn chất, lối sống, tự rèn luyện mình và nâng cao nhận thức tự giác, tự học tập, xứng đáng trở thành người cán bộ, đảng viên tiêu biểu, trung thành, được đồng nghiệp thương yêu, được nhân dân tin tưởng và quý mến đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới./.
T.Q