Làm theo gương Bác Hồ
Người cán bộ nghỉ hưu tâm huyết với công tác từ thiện
- Được đăng: Thứ hai, 17 Tháng 10 2022 13:04
- Lượt xem: 1357
(TUAG)- Đã hơn 15 năm nay, ông Lê Văn Nguyên, người dân thường gọi là ông Sáu Nguyên, sinh năm 1962, ngụ tại ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) vẫn miệt mài tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, quyên góp tiền và vận động xây cầu, đường tại địa phương. Ông Sáu Nguyên tâm niệm: “Tôi đã học tấm gương Bác Hồ ở điểm là không ngại trước những khó khăn, thử thách trong công việc; phải biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào, nhất là việc chăm lo cho những hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, bất hạnh. Bởi vậy, là một người đảng viên, cán bộ hưu trí, tôi mong muốn làm những điều tích cực chia sẻ khó khăn với người nghèo, chung tay góp sức xây dựng quê hương xã Bình Thạnh phát triển…”. Tấm lòng từ thiện và tinh thần tham gia công tác xã hội của ông trong nhiều năm qua là tấm gương điển hình về một con người giàu lòng nhân ái.
Học tập và làm theo Bác “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, từ khi tham gia cách mạng, rồi chuyển ngành đến lúc về hưu, ông Sáu Nguyên luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực trong mọi nhiệm vụ, công tác được giao. Được biết, ông Sáu Nguyên tham gia công tác chính quyền từ năm 1987, làm cán bộ tại UBND xã Bình Thạnh. Sau đó, ông chuyển về làm Phó Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Hoà. Cách đây 02 năm, ông nghỉ hưu, về sinh hoạt chi bộ tại địa phương. Điều kiện kinh tế gia đình ổn định, ông Sáu Nguyên bắt đầu tham gia các hoạt động thiện nguyện với trách nhiệm là người cán bộ, đảng viên. Ông nỗ lực vận động các mạnh thường quân, các nhà tài trợ gần xa về giúp đỡ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; thường xuyên khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam/dioxin; trao quà cho người nghèo trong các dịp lễ, tết; trao học bổng, tặng quần áo, sách vở cho học sinh nghèo… Từ đó, đóng góp xây dựng chi bộ ấp vững mạnh, giúp đỡ người nghèo khổ, bệnh tật còn nhiều khó khăn.
Nhiệt tình, linh hoạt trong công tác vận động, hết lòng vì bà con những lúc khó khăn, ông quan niệm, làm công tác xã hội tốt là phải tận tâm, hết lòng, hết sức chăm lo ngay cho những hoàn cảnh xung quanh mình. Không chỉ hô hào, vận động mọi người làm công tác nhân đạo, mà bản thân ông còn là một người có tấm lòng rộng mở, dễ thương cảm trước những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Dịp Tết Nguyên đán hàng năm, ông đều trích phần lương hưu để mua quà tặng cho các hoàn cảnh khó khăn, các bà con đau yếu và vận động con, cháu, các mạnh thường quân đóng góp kinh phí xây dựng cầu, đường, cất nhà tình thương cho hộ nghèo của xã.
Ở đời có nhiều điều hạnh phúc, nhưng hạnh phúc nhất là có thể chia sẻ bớt khó khăn, vất vả của những người bất hạnh, san sẻ niềm hạnh phúc của mình đến với họ. Với quan niệm như vậy nên đã ở cái tuổi “gối đã mỏi, chân đã chùn” nhưng ông Sáu Nguyên vẫn cần mẫn đi kêu gọi, quyên góp những suất quà tuy nhỏ bé nhưng ấm áp tình người để giúp đỡ những mảnh đời khốn khó. Ông sâu sát đến từng hộ gia đình, nắm bắt kịp thời những nơi mạnh, yếu, động viên hướng dẫn những biện pháp tích cực đưa phong trào từ thiện của toàn xã đồng đều, rộng khắp. Ông vận động Nhân dân, các cá nhân có lòng hảo tâm tài trợ giúp đỡ người nghèo, người già yếu, đối tượng yếu thế. Với tính cách luôn cần cù, nhẫn nại nên ông đã vận động, thuyết phục được nhiều người tham gia. Nhiều gia đình hầu hết là các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu nhưng với tài dân vận khéo thuyết phục nên liên tục nhiều năm nay số người tham gia thiện nguyện ngày một đông. Ông nắm bắt và thuộc nhớ từng hoàn cảnh của các hộ dân.
Theo ông, để kêu gọi được nhiều nhà tài trợ về giúp đỡ tại địa phương thì trung thực phải đặt lên hàng đầu. Nghĩa là sự việc có sao thì nói vậy, không nói quá sự thật. Ngoài ra, phải nắm chắc địa bàn và chọn đúng đối tượng cần giúp đỡ theo yêu cầu của mạnh thường quân… Từ đó, tạo được niềm tin đối với các nhà tài trợ, mạnh thường quân. Sau thời gian vận động thiện nguyện, tính đến nay, ông và gia đình đã vận động được tổng cộng hơn 80 triệu đồng để tặng cho nhiều bà con có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, đối tượng yếu thế trên địa bàn xã. Điển hình, ông đại diện trao tiền hỗ trợ cho trường hợp ông Nguyễn Văn Mi - ấp Thạnh Hưng bị khối u não, số tiền 5.700.000đ; trường hợp chị Trương Thị Hoa, ấp Thạnh Phú bị bệnh ung thư, số tiền 6.600.000đ; ủng hộ hơn 100 triệu đồng cất nhà tình thương cho hộ nghèo, xây dựng cầu nông thôn (cầu Út Rượu) của xã… Bên cạnh vận động nhà cho gia đình khó khăn, ông còn vận động những người dân và các doanh nghiệp hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn ở các ấp trong xã. Ông đã vận động hoàn thành nhiều đoạn đường bêtông, trong đó có những con đường ông xin được ximăng, người dân góp tiền mua cát, đá và có những con đường ông xin được trọn gói, dân cư chỉ đóng góp ngày công. Cảm động hơn cả, là những gia cảnh còn gặp nhiều khốn đốn, ngặt nghèo trong cuộc sống đời thường, ông Sáu Nguyên đã góp tiền cá nhân và cả tiền vận động được để trợ giúp, cưu mang các trường hợp ốm đau đột xuất, các gia đình có đám tang, trong lúc tang gia bối rối ông đã cố gắng, ra sức lo chu đáo tang lễ cũng như lo hậu sự cùng gia quyến.
Không những vậy, ông còn chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân, Hội Người cao tuổi, Ban Trị sự PGHH… để ủng hộ kinh phí tổ chức tư vấn, khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng quà, giúp người dân nghèo không có điều kiện đến các cơ sở y tế được tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tim mạch, tiểu đường, đục thủy tinh thể… Tùy theo số tiền tích góp, để dành, ông vận động thêm con cháu, mạnh thường quân đóng góp để cùng xã tổ chức. Năm 2020, khi đợt dịch COVID-19 bùng phát, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều lao động tự do bị mất việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, ông Sáu Nguyên cũng tham gia hỗ trợ quà nhu yếu phẩm, lương thực giúp đỡ các trường hợp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 như: Bán vé số dạo, buôn gánh bán bưng, chạy xe ôm…
Lúc bắt đầu nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm từ thiện cũng có người nói với ông “sao không nghỉ ngơi cho khỏe mà đi làm hoạt động này, nếu không khéo sẽ mang tiếng cho mình”. “Thật ra, anh chị em lo cho mình mới khuyên vậy, nhưng tôi làm việc nho nhỏ và bằng khả năng của mình thôi. Hơn nữa hoạt động này còn giúp được bà con nghèo phần nào nên tôi thấy vui, thoải mái trong lòng, không có gì phải lo ngại”, ông Sáu Nguyên nói. Từ suy nghĩ trên của ông, nhiều anh chị em hiểu và tích cực ủng hộ, tham gia khi có điều kiện. Người có thu nhập ít ủng hộ một vài trăm ngàn đồng, người có điều kiện thì ủng hộ vài triệu đồng. Dù giá trị đóng góp chưa lớn nhưng giúp người khác trong lúc khó khăn nên ai tham gia cũng thấy ấm áp, ý nghĩa. Vì thế, số người tham gia chung sức cũng ngày càng tăng lên. Số tiền vận động được nhờ đó năm sau luôn cao hơn năm trước.
Đồng chí Nguyễn Thị Thuý Kiều - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã, Trưởng Khối vận nhận xét: “Ông Sáu Nguyên là tấm gương sáng của người đảng viên, cán bộ hưu trí. Điều đáng quý, đáng trân trọng ở ông là tấm lòng, là tình yêu thương dành cho người nghèo khó, già yếu bệnh tật tại địa phương. Ngoài việc tham gia sinh hoạt Chi bộ còn tích cực hưởng ứng các phong trào từ thiện xã hội, xây dựng cầu, đường nông thôn... Những việc làm của ông đã góp phần chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xây dựng xã Bình Thạnh đạt xã nông thôn mới vào năm 2023”.
Chia sẻ về những công việc ý nghĩa, thầm lặng mà mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua, ông Sáu Nguyên bộc bạch: “Tiếp nối truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của gia đình, là đảng viên phải thực hiện lời hứa với Đảng, phải cống hiến hết sức mình cho đất nước, cho Nhân dân. Dù làm gì cũng phải đầu tàu gương mẫu, làm được gì thì làm, còn sức khỏe, còn khả năng thì còn góp sức giúp dân, giúp nước”.
Bên cạnh công tác thiện nguyện, ông Sáu Nguyên còn có một gia đình hạnh phúc với người vợ hiền và hai người con trai đều là cán bộ tại địa phương. Ông còn có hai đứa cháu hiếu thảo và hiếu học. Thông thường, buổi sáng ông Sáu Nguyên thường cùng với vợ buôn bán cơm, hủ tiếu tại chợ Thạnh Hoà để kiếm thêm thu nhập. Đến buổi chiều là ông đi vận động mọi người làm thiện nguyện, chủ yếu nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo, người già yếu, đối tượng yếu thế.
Bà Huỳnh Ngọc Hà - Trưởng ấp, Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Hòa cho biết: “Mặc dù đồng chí Sáu Nguyên đã về hưu, song đồng chí luôn tích cực trong mọi hoạt động nhất là công tác nhân đạo, thiện nguyện. Tôi cảm thấy rất vui, phấn khởi khi Chi bộ có những con người đầy nhiệt huyết, năng nổ luôn sống vì người khác, thu hút sự quan tâm của nhiều tấm lòng hảo tâm. Đặc biệt, đồng chí còn là hình ảnh sống đẹp giữa đời thường, được Nhân dân địa phương tin yêu, quý mến”.
Từ những suy nghĩ bình dị, việc làm gần gũi đầy ý nghĩa nhân văn của người đảng viên hưu trí sống trách nhiệm với cộng đồng, ông được chính quyền địa phương kính trọng, được hàng xóm láng giềng yêu thương, quý mến. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách” cùng những phần việc thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của ông Sáu Nguyên đã góp phần làm cho xã hội ngày càng nhân văn hơn. Những đóng góp, cống hiến của ông được sự ghi nhận và đánh giá cao của các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng có lẽ ông vui nhất không phải là những bằng khen, giấy khen mà sự trân trọng, tin tưởng, yêu thương từ mọi người. Đó chính là nguồn động lực giúp ông Sáu Nguyên và những cán bộ hưu trí phát huy vai trò tiền phong, tính gương mẫu nơi cư trú, tiếp tục cống hiến trí tuệ, kinh nghiệm để làm đẹp cho đời. Ông xứng đáng là tấm gương cán bộ, đảng viên tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Bình Thạnh.
Học tập và làm theo Bác “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, từ khi tham gia cách mạng, rồi chuyển ngành đến lúc về hưu, ông Sáu Nguyên luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực trong mọi nhiệm vụ, công tác được giao. Được biết, ông Sáu Nguyên tham gia công tác chính quyền từ năm 1987, làm cán bộ tại UBND xã Bình Thạnh. Sau đó, ông chuyển về làm Phó Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Hoà. Cách đây 02 năm, ông nghỉ hưu, về sinh hoạt chi bộ tại địa phương. Điều kiện kinh tế gia đình ổn định, ông Sáu Nguyên bắt đầu tham gia các hoạt động thiện nguyện với trách nhiệm là người cán bộ, đảng viên. Ông nỗ lực vận động các mạnh thường quân, các nhà tài trợ gần xa về giúp đỡ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; thường xuyên khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam/dioxin; trao quà cho người nghèo trong các dịp lễ, tết; trao học bổng, tặng quần áo, sách vở cho học sinh nghèo… Từ đó, đóng góp xây dựng chi bộ ấp vững mạnh, giúp đỡ người nghèo khổ, bệnh tật còn nhiều khó khăn.
Nhiệt tình, linh hoạt trong công tác vận động, hết lòng vì bà con những lúc khó khăn, ông quan niệm, làm công tác xã hội tốt là phải tận tâm, hết lòng, hết sức chăm lo ngay cho những hoàn cảnh xung quanh mình. Không chỉ hô hào, vận động mọi người làm công tác nhân đạo, mà bản thân ông còn là một người có tấm lòng rộng mở, dễ thương cảm trước những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Dịp Tết Nguyên đán hàng năm, ông đều trích phần lương hưu để mua quà tặng cho các hoàn cảnh khó khăn, các bà con đau yếu và vận động con, cháu, các mạnh thường quân đóng góp kinh phí xây dựng cầu, đường, cất nhà tình thương cho hộ nghèo của xã.
Ở đời có nhiều điều hạnh phúc, nhưng hạnh phúc nhất là có thể chia sẻ bớt khó khăn, vất vả của những người bất hạnh, san sẻ niềm hạnh phúc của mình đến với họ. Với quan niệm như vậy nên đã ở cái tuổi “gối đã mỏi, chân đã chùn” nhưng ông Sáu Nguyên vẫn cần mẫn đi kêu gọi, quyên góp những suất quà tuy nhỏ bé nhưng ấm áp tình người để giúp đỡ những mảnh đời khốn khó. Ông sâu sát đến từng hộ gia đình, nắm bắt kịp thời những nơi mạnh, yếu, động viên hướng dẫn những biện pháp tích cực đưa phong trào từ thiện của toàn xã đồng đều, rộng khắp. Ông vận động Nhân dân, các cá nhân có lòng hảo tâm tài trợ giúp đỡ người nghèo, người già yếu, đối tượng yếu thế. Với tính cách luôn cần cù, nhẫn nại nên ông đã vận động, thuyết phục được nhiều người tham gia. Nhiều gia đình hầu hết là các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu nhưng với tài dân vận khéo thuyết phục nên liên tục nhiều năm nay số người tham gia thiện nguyện ngày một đông. Ông nắm bắt và thuộc nhớ từng hoàn cảnh của các hộ dân.
Theo ông, để kêu gọi được nhiều nhà tài trợ về giúp đỡ tại địa phương thì trung thực phải đặt lên hàng đầu. Nghĩa là sự việc có sao thì nói vậy, không nói quá sự thật. Ngoài ra, phải nắm chắc địa bàn và chọn đúng đối tượng cần giúp đỡ theo yêu cầu của mạnh thường quân… Từ đó, tạo được niềm tin đối với các nhà tài trợ, mạnh thường quân. Sau thời gian vận động thiện nguyện, tính đến nay, ông và gia đình đã vận động được tổng cộng hơn 80 triệu đồng để tặng cho nhiều bà con có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, đối tượng yếu thế trên địa bàn xã. Điển hình, ông đại diện trao tiền hỗ trợ cho trường hợp ông Nguyễn Văn Mi - ấp Thạnh Hưng bị khối u não, số tiền 5.700.000đ; trường hợp chị Trương Thị Hoa, ấp Thạnh Phú bị bệnh ung thư, số tiền 6.600.000đ; ủng hộ hơn 100 triệu đồng cất nhà tình thương cho hộ nghèo, xây dựng cầu nông thôn (cầu Út Rượu) của xã… Bên cạnh vận động nhà cho gia đình khó khăn, ông còn vận động những người dân và các doanh nghiệp hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn ở các ấp trong xã. Ông đã vận động hoàn thành nhiều đoạn đường bêtông, trong đó có những con đường ông xin được ximăng, người dân góp tiền mua cát, đá và có những con đường ông xin được trọn gói, dân cư chỉ đóng góp ngày công. Cảm động hơn cả, là những gia cảnh còn gặp nhiều khốn đốn, ngặt nghèo trong cuộc sống đời thường, ông Sáu Nguyên đã góp tiền cá nhân và cả tiền vận động được để trợ giúp, cưu mang các trường hợp ốm đau đột xuất, các gia đình có đám tang, trong lúc tang gia bối rối ông đã cố gắng, ra sức lo chu đáo tang lễ cũng như lo hậu sự cùng gia quyến.
Không những vậy, ông còn chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân, Hội Người cao tuổi, Ban Trị sự PGHH… để ủng hộ kinh phí tổ chức tư vấn, khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng quà, giúp người dân nghèo không có điều kiện đến các cơ sở y tế được tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tim mạch, tiểu đường, đục thủy tinh thể… Tùy theo số tiền tích góp, để dành, ông vận động thêm con cháu, mạnh thường quân đóng góp để cùng xã tổ chức. Năm 2020, khi đợt dịch COVID-19 bùng phát, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều lao động tự do bị mất việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, ông Sáu Nguyên cũng tham gia hỗ trợ quà nhu yếu phẩm, lương thực giúp đỡ các trường hợp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 như: Bán vé số dạo, buôn gánh bán bưng, chạy xe ôm…
Lúc bắt đầu nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm từ thiện cũng có người nói với ông “sao không nghỉ ngơi cho khỏe mà đi làm hoạt động này, nếu không khéo sẽ mang tiếng cho mình”. “Thật ra, anh chị em lo cho mình mới khuyên vậy, nhưng tôi làm việc nho nhỏ và bằng khả năng của mình thôi. Hơn nữa hoạt động này còn giúp được bà con nghèo phần nào nên tôi thấy vui, thoải mái trong lòng, không có gì phải lo ngại”, ông Sáu Nguyên nói. Từ suy nghĩ trên của ông, nhiều anh chị em hiểu và tích cực ủng hộ, tham gia khi có điều kiện. Người có thu nhập ít ủng hộ một vài trăm ngàn đồng, người có điều kiện thì ủng hộ vài triệu đồng. Dù giá trị đóng góp chưa lớn nhưng giúp người khác trong lúc khó khăn nên ai tham gia cũng thấy ấm áp, ý nghĩa. Vì thế, số người tham gia chung sức cũng ngày càng tăng lên. Số tiền vận động được nhờ đó năm sau luôn cao hơn năm trước.
Đồng chí Nguyễn Thị Thuý Kiều - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã, Trưởng Khối vận nhận xét: “Ông Sáu Nguyên là tấm gương sáng của người đảng viên, cán bộ hưu trí. Điều đáng quý, đáng trân trọng ở ông là tấm lòng, là tình yêu thương dành cho người nghèo khó, già yếu bệnh tật tại địa phương. Ngoài việc tham gia sinh hoạt Chi bộ còn tích cực hưởng ứng các phong trào từ thiện xã hội, xây dựng cầu, đường nông thôn... Những việc làm của ông đã góp phần chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xây dựng xã Bình Thạnh đạt xã nông thôn mới vào năm 2023”.
Chia sẻ về những công việc ý nghĩa, thầm lặng mà mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua, ông Sáu Nguyên bộc bạch: “Tiếp nối truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của gia đình, là đảng viên phải thực hiện lời hứa với Đảng, phải cống hiến hết sức mình cho đất nước, cho Nhân dân. Dù làm gì cũng phải đầu tàu gương mẫu, làm được gì thì làm, còn sức khỏe, còn khả năng thì còn góp sức giúp dân, giúp nước”.
Bên cạnh công tác thiện nguyện, ông Sáu Nguyên còn có một gia đình hạnh phúc với người vợ hiền và hai người con trai đều là cán bộ tại địa phương. Ông còn có hai đứa cháu hiếu thảo và hiếu học. Thông thường, buổi sáng ông Sáu Nguyên thường cùng với vợ buôn bán cơm, hủ tiếu tại chợ Thạnh Hoà để kiếm thêm thu nhập. Đến buổi chiều là ông đi vận động mọi người làm thiện nguyện, chủ yếu nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo, người già yếu, đối tượng yếu thế.
Bà Huỳnh Ngọc Hà - Trưởng ấp, Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Hòa cho biết: “Mặc dù đồng chí Sáu Nguyên đã về hưu, song đồng chí luôn tích cực trong mọi hoạt động nhất là công tác nhân đạo, thiện nguyện. Tôi cảm thấy rất vui, phấn khởi khi Chi bộ có những con người đầy nhiệt huyết, năng nổ luôn sống vì người khác, thu hút sự quan tâm của nhiều tấm lòng hảo tâm. Đặc biệt, đồng chí còn là hình ảnh sống đẹp giữa đời thường, được Nhân dân địa phương tin yêu, quý mến”.
Từ những suy nghĩ bình dị, việc làm gần gũi đầy ý nghĩa nhân văn của người đảng viên hưu trí sống trách nhiệm với cộng đồng, ông được chính quyền địa phương kính trọng, được hàng xóm láng giềng yêu thương, quý mến. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách” cùng những phần việc thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của ông Sáu Nguyên đã góp phần làm cho xã hội ngày càng nhân văn hơn. Những đóng góp, cống hiến của ông được sự ghi nhận và đánh giá cao của các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng có lẽ ông vui nhất không phải là những bằng khen, giấy khen mà sự trân trọng, tin tưởng, yêu thương từ mọi người. Đó chính là nguồn động lực giúp ông Sáu Nguyên và những cán bộ hưu trí phát huy vai trò tiền phong, tính gương mẫu nơi cư trú, tiếp tục cống hiến trí tuệ, kinh nghiệm để làm đẹp cho đời. Ông xứng đáng là tấm gương cán bộ, đảng viên tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Bình Thạnh.
Hoa Võ