Làm theo gương Bác Hồ
Hạnh phúc của Nhân dân là mục tiêu tối cao của Đảng
- Được đăng: Thứ hai, 17 Tháng 1 2022 07:55
- Lượt xem: 2123
(TUAG)- Mang lại hạnh phúc cho Nhân dân chính là mục tiêu, động lực phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 92 năm qua. Đảng lãnh đạo cách mạng vượt qua những chặng đường rất vẻ vang và lớn mạnh cùng đất nước. Lấy độc lập, tự do, hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu, giá trị cốt lỗi mà Đảng phấn đấu đưa đất nước tiến lên, giành được thành quả rất to lớn, để ngày nay “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1).
Hạnh phúc của Nhân dân được xác định trên các tiêu chí cơ bản như: Sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, mức sống, chất lượng sống. Đồng quan điểm với nhiều quốc gia, Việt Nam xác định tiêu chí hạnh phúc quốc gia cao hơn thu nhập quốc gia, thông qua việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Hạnh phúc của Nhân dân xuất phát từ cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế theo hướng cân bằng, hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo vì hạnh phúc và sự thịnh vượng...
Trải qua thực tiễn cách mạng, Đảng ta đã hun đúc nên truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, lấy phục vụ Nhân dân làm mục tiêu, động lực phấn đấu. Ngay trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, khi mới được thành lập Đảng đã đề ra mục tiêu: “Về phương diện xã hội thì: Dân chúng được tự do tổ chức. Nam nữ bình quyền.... Phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về phương diện chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra Chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông”(2).
Mục tiêu của Đảng luôn gắn liền với nguyện vọng tự do, độc lập dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời bất hũ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ vào năm 1776 “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”(3).
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó chỉ rõ, Chính phủ phải bằng những biện pháp, hành động quyết liệt thực hiện tốt chính sách diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm; giữ vững chính quyền và tổ chức kháng chiến, kiến quốc thành công mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên nhiều kỳ tích, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân được thế giới ngưỡng mộ. Trong đại khủng hoảng COVID-19, nhờ “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng; sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài”, Việt Nam đã hạn chế tối đa những thiệt hại, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân; đón hàng vạn đồng bào, kiều bào đang công tác, học tập, lao động, du lịch, thăm thân ở nước ngoài về Tổ quốc; biểu thị sự ủng hộ mạnh mẽ quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điều đó khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tính nhân văn, tinh thần nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam; đồng thời khẳng định mục tiêu tối cao vì hạnh phúc Nhân dân của Đảng ta.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Để hướng tới bảo đảm hạnh phúc cho Nhân dân, Đại hội XIII xác định “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân” trên cơ sở tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc; xây dựng các cơ chế, chính sách, phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam; phát huy tối đa nhân tố con người - coi con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển.
Theo đó, hạnh phúc của Nhân dân chỉ có thể được thực hiện một cách thực chất khi Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, xây dựng các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp, giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát sự phân hóa giàu nghèo, kiểm soát và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Bảo đảm phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Thực hiện cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững. Triển khai, thực hiện chính sách giảm nghèo, tập trung giải quyết nhóm nghèo, vùng nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc đây là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm hạnh phúc cho Nhân dân.
Để công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì hạnh phúc của Nhân dân đạt kết quả tốt, cần không ngừng chú trọng, thực hiện chất lượng, hiệu quả một số vấn đề sau:
Một là, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, tư tưởng và đạo đức, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Đảng phải lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu tối cao để phấn đấu trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với Nhân dân, đề cao lợi ích của Nhân dân bảo đảm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thực sự vì hạnh phúc của Nhân dân; tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm; mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm hạnh phúc lâu dài cho Nhân dân.
Ba là, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm phát huy mọi nguồn lực, tính ưu việt của chế độ và sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị giữa vững kỷ cương; bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; coi trọng nhân tố con người, luôn coi hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu tối cao của Đảng./.
__________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.25.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.3, tr.1.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1.
Hạnh phúc của Nhân dân được xác định trên các tiêu chí cơ bản như: Sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, mức sống, chất lượng sống. Đồng quan điểm với nhiều quốc gia, Việt Nam xác định tiêu chí hạnh phúc quốc gia cao hơn thu nhập quốc gia, thông qua việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Hạnh phúc của Nhân dân xuất phát từ cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế theo hướng cân bằng, hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo vì hạnh phúc và sự thịnh vượng...
Trải qua thực tiễn cách mạng, Đảng ta đã hun đúc nên truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, lấy phục vụ Nhân dân làm mục tiêu, động lực phấn đấu. Ngay trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, khi mới được thành lập Đảng đã đề ra mục tiêu: “Về phương diện xã hội thì: Dân chúng được tự do tổ chức. Nam nữ bình quyền.... Phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về phương diện chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra Chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông”(2).
Mục tiêu của Đảng luôn gắn liền với nguyện vọng tự do, độc lập dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời bất hũ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ vào năm 1776 “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”(3).
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó chỉ rõ, Chính phủ phải bằng những biện pháp, hành động quyết liệt thực hiện tốt chính sách diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm; giữ vững chính quyền và tổ chức kháng chiến, kiến quốc thành công mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên nhiều kỳ tích, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân được thế giới ngưỡng mộ. Trong đại khủng hoảng COVID-19, nhờ “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng; sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài”, Việt Nam đã hạn chế tối đa những thiệt hại, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân; đón hàng vạn đồng bào, kiều bào đang công tác, học tập, lao động, du lịch, thăm thân ở nước ngoài về Tổ quốc; biểu thị sự ủng hộ mạnh mẽ quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điều đó khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tính nhân văn, tinh thần nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam; đồng thời khẳng định mục tiêu tối cao vì hạnh phúc Nhân dân của Đảng ta.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Để hướng tới bảo đảm hạnh phúc cho Nhân dân, Đại hội XIII xác định “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân” trên cơ sở tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc; xây dựng các cơ chế, chính sách, phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam; phát huy tối đa nhân tố con người - coi con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển.
Theo đó, hạnh phúc của Nhân dân chỉ có thể được thực hiện một cách thực chất khi Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, xây dựng các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp, giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát sự phân hóa giàu nghèo, kiểm soát và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Bảo đảm phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Thực hiện cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững. Triển khai, thực hiện chính sách giảm nghèo, tập trung giải quyết nhóm nghèo, vùng nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc đây là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm hạnh phúc cho Nhân dân.
Để công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì hạnh phúc của Nhân dân đạt kết quả tốt, cần không ngừng chú trọng, thực hiện chất lượng, hiệu quả một số vấn đề sau:
Một là, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phải làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, tư tưởng và đạo đức, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Đảng phải lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu tối cao để phấn đấu trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với Nhân dân, đề cao lợi ích của Nhân dân bảo đảm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thực sự vì hạnh phúc của Nhân dân; tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm; mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm hạnh phúc lâu dài cho Nhân dân.
Ba là, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm phát huy mọi nguồn lực, tính ưu việt của chế độ và sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị giữa vững kỷ cương; bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; coi trọng nhân tố con người, luôn coi hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu tối cao của Đảng./.
Trúc Linh
__________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.25.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.3, tr.1.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1.