Làm theo gương Bác Hồ
Rèn luyện đức “Liêm Chính”
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 10 2021 15:54
- Lượt xem: 1933
(TUAG)- Để xây dựng đạo đức trong sáng, tận tâm phục vụ Nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, thì việc rèn luyện đức “Liêm Chính” theo những chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, vì theo Người: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,... Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liêm là trong sạch, không tham lam; luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của Nhân dân; không tham địa vị, tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Người cách mạng luôn quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa; chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Để thực hiện chữ Liêm, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và kỷ cương pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên; bởi vì, cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ; dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp “đục khoét”, có dịp ăn của “đút”, có dịp “dĩ công vi tư”. Người nhấn mạnh, cán bộ phải ra sức thực hành chữ Liêm bằng những việc cụ thể, như tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim, sợi chỉ của dân... mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh đức Liêm thì người cán bộ, đảng viên rất cần có đức Chính, vì theo Người: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”; “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. Người có đức Chính là người chính trực, đúng mực, công tâm, luôn hành động theo lẽ phải, kiên quyết bảo vệ lẽ phải và chính nghĩa có ý nghĩa quan trọng, vị trí rất lớn trong “tứ đức”. Người khẳng định: “Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn”. Tức là, dù Chính là hệ quả của Cần, Kiệm, Liêm, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối, vì nhiều khi có đủ Cần, Kiệm, Liêm, mà vẫn không thể Chính. Đức Chính đòi hỏi con người phải có sự chính trực, dũng cảm đấu tranh với cái xấu để bảo vệ lẽ phải; do đó, Chính là đức khó thực hiện nhất trong “tứ đức”, là sự biểu hiện đầy đủ nhất của nhân cách con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại tư tưởng lớn, mà Người là tấm gương sáng ngời của cả dân tộc về thực hành đạo đức cách mạng một cách cẩn trọng, chắc chắn. Người ra sức vun đắp, xây dựng đạo đức cho toàn thể Nhân dân. Người yêu cầu tất cả mọi người đều phải rèn luyện đức “Liêm Chính” như những phẩm chất tốt đẹp khác; đối với cán bộ, đảng viên, phải đi đầu để làm gương cho Nhân dân học tập. Người nói rõ: “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”; điều đó, trở thành một biểu tượng sáng ngời về nhân cách chính trị, về phẩm chất đạo đức cách mạng, trong sạch; với lối sống giản dị, nhân hậu trong mỗi con người chúng ta.
Quá trình 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có những hành động, việc làm “bất chính”, “bất liêm”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chính vì lẽ đó, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên: “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, để xây dựng phẩm chất đạo đức “Liêm Chính” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hành đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, triệt để loại bỏ những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng.
Thứ hai, tăng cường, siết chặt kỷ luật đảng, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và hành động chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mỗi cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện, tận tâm, tận lực cống hiến trí tuệ, sức lực cho Đảng, phụng sự đất nước và phục vụ nhân dân, nhất là phải đề cao trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu. Để phát huy tính gương mẫu, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải gương mẫu toàn diện; về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; trong lời nói và việc làm với những hành động cụ thể, thiết thực trên mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, trong tổ chức, gia đình và ngoài xã hội.
Thứ tư, cần nâng cao vai trò giám sát của Nhân dân, người dân cần biết rõ quyền hạn của mình để kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm. Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nắm rõ các quan điểm của Đảng, hệ thống văn bản pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của Nhân dân trong hoạt động giám sát.
Thứ năm, thực hiện nghiêm túc công tác tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Trong sử dụng cán bộ, cần thường xuyên giám sát, kiểm tra cán bộ, đảng viên về tư tưởng, công việc, quan hệ xã hội và tác phong sinh hoạt; kịp thời phát hiện, ngăn chặn khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm, sai lầm.
Những chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất “Liêm Chính” luôn soi rọi cho Đảng ta, cho cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Hiện nay, với yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đảng ta đặc biệt chú trọng đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng Liêm Chính, thực sự xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân./.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, vì theo Người: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,... Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liêm là trong sạch, không tham lam; luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của Nhân dân; không tham địa vị, tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Người cách mạng luôn quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa; chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Để thực hiện chữ Liêm, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và kỷ cương pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên; bởi vì, cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ; dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp “đục khoét”, có dịp ăn của “đút”, có dịp “dĩ công vi tư”. Người nhấn mạnh, cán bộ phải ra sức thực hành chữ Liêm bằng những việc cụ thể, như tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim, sợi chỉ của dân... mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh đức Liêm thì người cán bộ, đảng viên rất cần có đức Chính, vì theo Người: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”; “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. Người có đức Chính là người chính trực, đúng mực, công tâm, luôn hành động theo lẽ phải, kiên quyết bảo vệ lẽ phải và chính nghĩa có ý nghĩa quan trọng, vị trí rất lớn trong “tứ đức”. Người khẳng định: “Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn”. Tức là, dù Chính là hệ quả của Cần, Kiệm, Liêm, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối, vì nhiều khi có đủ Cần, Kiệm, Liêm, mà vẫn không thể Chính. Đức Chính đòi hỏi con người phải có sự chính trực, dũng cảm đấu tranh với cái xấu để bảo vệ lẽ phải; do đó, Chính là đức khó thực hiện nhất trong “tứ đức”, là sự biểu hiện đầy đủ nhất của nhân cách con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại tư tưởng lớn, mà Người là tấm gương sáng ngời của cả dân tộc về thực hành đạo đức cách mạng một cách cẩn trọng, chắc chắn. Người ra sức vun đắp, xây dựng đạo đức cho toàn thể Nhân dân. Người yêu cầu tất cả mọi người đều phải rèn luyện đức “Liêm Chính” như những phẩm chất tốt đẹp khác; đối với cán bộ, đảng viên, phải đi đầu để làm gương cho Nhân dân học tập. Người nói rõ: “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”; điều đó, trở thành một biểu tượng sáng ngời về nhân cách chính trị, về phẩm chất đạo đức cách mạng, trong sạch; với lối sống giản dị, nhân hậu trong mỗi con người chúng ta.
Quá trình 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có những hành động, việc làm “bất chính”, “bất liêm”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chính vì lẽ đó, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên: “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, để xây dựng phẩm chất đạo đức “Liêm Chính” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hành đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, triệt để loại bỏ những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng.
Thứ hai, tăng cường, siết chặt kỷ luật đảng, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và hành động chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mỗi cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện, tận tâm, tận lực cống hiến trí tuệ, sức lực cho Đảng, phụng sự đất nước và phục vụ nhân dân, nhất là phải đề cao trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu. Để phát huy tính gương mẫu, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải gương mẫu toàn diện; về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; trong lời nói và việc làm với những hành động cụ thể, thiết thực trên mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, trong tổ chức, gia đình và ngoài xã hội.
Thứ tư, cần nâng cao vai trò giám sát của Nhân dân, người dân cần biết rõ quyền hạn của mình để kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm. Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nắm rõ các quan điểm của Đảng, hệ thống văn bản pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của Nhân dân trong hoạt động giám sát.
Thứ năm, thực hiện nghiêm túc công tác tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Trong sử dụng cán bộ, cần thường xuyên giám sát, kiểm tra cán bộ, đảng viên về tư tưởng, công việc, quan hệ xã hội và tác phong sinh hoạt; kịp thời phát hiện, ngăn chặn khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm, sai lầm.
Những chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất “Liêm Chính” luôn soi rọi cho Đảng ta, cho cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Hiện nay, với yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đảng ta đặc biệt chú trọng đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng Liêm Chính, thực sự xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân./.
Trúc Linh