Hoạt động khoa giáo
Đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 3 2016 13:18
- Lượt xem: 3383
(TGAG)- Giai đoạn 2016 - 2020, trước những thách thức tình hình mới và yêu cầu hội nhập, khoa học công nghệ tiếp tục là động lực quan trọng, tạo ra bước đột phá cho sự phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh An Giang như định hướng tại Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh An Giang.
Những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trên khắp các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội đã mang lại giá trị đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh.
Đầu tư khoa học công nghệ phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
Trong lĩnh vực nông nghiệp: hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư ở nhiều lĩnh vực như nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa đồng ruộng, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm. Giai đoạn 2010 - 2015, đã tham mưu trình phê duyệt thực hiện nhiều đề tài, dự án KHCN các cấp. Trong đó, chú trọng vào nghiên cứu phục tráng, chọn tạo, bảo tồn các giống lúa (đặc biệt là bộ giống đặc sản địa phương Nàng Nhen Thơm, Jasmine 85 Châu Phú, nếp Phú Tân, lúa thơm Bảy Núi, lúa mùa nổi); khôi phục phát triển các giống xoài địa phương; xã hội hóa các giống cây màu; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nhân tạo các giống cá... Tính riêng năm 2015, đã có 22 đề tài KHCN cấp tỉnh được hỗ trợ thực hiện, trong đó có 13 đề tài lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, nhiều mô hình, dự án KHCN cũng đã được đầu tư hỗ trợ nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào canh tác lúa như: máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy cuốn rơm; cơ giới hóa công tác thu hoạch; hỗ trợ công nhận và phát triển sản xuất các giống lúa cộng đồng, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, đẩy mạnh khảo nghiệm thử nghiệm công nhận giống quốc gia có tiềm năng phát triển ở An Giang.
Bên cạnh đó, ở hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), đã tổ chức, phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy. Cụ thể, đã xây dựng và ban hành 08 kế hoạch triển khai các quy hoạch về các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC giai đoạn 2015 - 2016, hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa, chăn nuôi, thủy sản, hoa kiểng, rau màu, nấm dược liệu, cây ăn quả theo hướng ƯDCNC; phát triển các chương trình thu hút, ươm tạo doanh nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC; xây dựng và hoàn thiện các công trình trọng điểm phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; tăng cường các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, cung ứng các giống rau màu, hoa kiểng, nấm và dược liệu.
Trong lĩnh vực du lịch: vai trò phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch đã được thừa nhận và định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong năm 2015, đã có 08 đề tài KHCN cấp tỉnh được hỗ trợ thực hiện, tập trung vào nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển hai trong bốn khu du lịch trọng điểm như núi Cấm, Óc Eo; xây dựng mô hình phát triển du lịch văn hóa sinh thái ở Tân Trung - Vàm Nao, khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư; nghiên cứu phát triển nông nghiệp gắn với phục vụ du lịch địa phương như bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên, bảo tồn đa dạng thực vật kết hợp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng, khảo nghiệm chọn tạo các giống hoa kiểng phục vụ du lịch vùng Bảy Núi, xây dựng mô hình cây ăn trái đặc sản huyện Tịnh Biên phục vụ phát triển du lịch.
Một số giải pháp đầu tư và ứng dụng KHCN giai đoạn 2016 - 2020
Quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó đã xác định đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến là một trong ba khâu đột phá quan trọng. Theo đó, ngành KHCN tập trung vào các nhiệm vụ trọng điểm:
- Tiếp tục triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết 09 và phối hợp thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, trong đó chú trọng lấy ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ làm khâu đột phá để phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và chủ động hội nhập.
- Tiếp tục thực hiện đạt các mục tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013.
- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động KHCN; chính sách trọng dụng đãi ngộ các nhà khoa học đầu ngành; củng cố các liên kết, hợp tác phát triển KHCN trong vùng và khu vực; thành lập quỹ đầu tư phát triển KHCN đi kèm quy chế sử dụng có hiệu quả; xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHCN; tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông tin KHCN.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhiệm vụ KHCN, trong đó phát huy tốt vai trò tham vấn, phản biện của toàn xã hội trong xác định và thực hiện nhiệm vụ KHCN mang tính cấp thiết, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; áp dụng thực hiện tốt cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN theo các quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ KHCN trong tình hình mới đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn từ các cấp lãnh đạo; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp và tổ chức KHCN trong và ngoài tỉnh./.
Những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trên khắp các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội đã mang lại giá trị đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh.
Đầu tư khoa học công nghệ phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
Trong lĩnh vực nông nghiệp: hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư ở nhiều lĩnh vực như nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa đồng ruộng, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm. Giai đoạn 2010 - 2015, đã tham mưu trình phê duyệt thực hiện nhiều đề tài, dự án KHCN các cấp. Trong đó, chú trọng vào nghiên cứu phục tráng, chọn tạo, bảo tồn các giống lúa (đặc biệt là bộ giống đặc sản địa phương Nàng Nhen Thơm, Jasmine 85 Châu Phú, nếp Phú Tân, lúa thơm Bảy Núi, lúa mùa nổi); khôi phục phát triển các giống xoài địa phương; xã hội hóa các giống cây màu; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nhân tạo các giống cá... Tính riêng năm 2015, đã có 22 đề tài KHCN cấp tỉnh được hỗ trợ thực hiện, trong đó có 13 đề tài lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, nhiều mô hình, dự án KHCN cũng đã được đầu tư hỗ trợ nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào canh tác lúa như: máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy cuốn rơm; cơ giới hóa công tác thu hoạch; hỗ trợ công nhận và phát triển sản xuất các giống lúa cộng đồng, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, đẩy mạnh khảo nghiệm thử nghiệm công nhận giống quốc gia có tiềm năng phát triển ở An Giang.
Bên cạnh đó, ở hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), đã tổ chức, phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy. Cụ thể, đã xây dựng và ban hành 08 kế hoạch triển khai các quy hoạch về các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC giai đoạn 2015 - 2016, hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa, chăn nuôi, thủy sản, hoa kiểng, rau màu, nấm dược liệu, cây ăn quả theo hướng ƯDCNC; phát triển các chương trình thu hút, ươm tạo doanh nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC; xây dựng và hoàn thiện các công trình trọng điểm phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; tăng cường các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, cung ứng các giống rau màu, hoa kiểng, nấm và dược liệu.
Trong lĩnh vực du lịch: vai trò phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch đã được thừa nhận và định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong năm 2015, đã có 08 đề tài KHCN cấp tỉnh được hỗ trợ thực hiện, tập trung vào nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển hai trong bốn khu du lịch trọng điểm như núi Cấm, Óc Eo; xây dựng mô hình phát triển du lịch văn hóa sinh thái ở Tân Trung - Vàm Nao, khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư; nghiên cứu phát triển nông nghiệp gắn với phục vụ du lịch địa phương như bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên, bảo tồn đa dạng thực vật kết hợp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng, khảo nghiệm chọn tạo các giống hoa kiểng phục vụ du lịch vùng Bảy Núi, xây dựng mô hình cây ăn trái đặc sản huyện Tịnh Biên phục vụ phát triển du lịch.
Một số giải pháp đầu tư và ứng dụng KHCN giai đoạn 2016 - 2020
Quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó đã xác định đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến là một trong ba khâu đột phá quan trọng. Theo đó, ngành KHCN tập trung vào các nhiệm vụ trọng điểm:
- Tiếp tục triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết 09 và phối hợp thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, trong đó chú trọng lấy ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ làm khâu đột phá để phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và chủ động hội nhập.
- Tiếp tục thực hiện đạt các mục tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013.
- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động KHCN; chính sách trọng dụng đãi ngộ các nhà khoa học đầu ngành; củng cố các liên kết, hợp tác phát triển KHCN trong vùng và khu vực; thành lập quỹ đầu tư phát triển KHCN đi kèm quy chế sử dụng có hiệu quả; xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHCN; tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông tin KHCN.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhiệm vụ KHCN, trong đó phát huy tốt vai trò tham vấn, phản biện của toàn xã hội trong xác định và thực hiện nhiệm vụ KHCN mang tính cấp thiết, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; áp dụng thực hiện tốt cơ chế đặt hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN theo các quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ KHCN trong tình hình mới đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn từ các cấp lãnh đạo; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp và tổ chức KHCN trong và ngoài tỉnh./.
ĐINH THỊ VIỆT HUỲNH
Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ