Truy cập hiện tại

Đang có 89 khách và không thành viên đang online

Hoạt động khoa giáo

Châu Thành sơ kết thực hiện Đề án về phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề, giải quyết việc làm

(TUAG)- Sáng ngày 22/10, UBND huyện Châu Thành tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án số 11-ĐA/HU, ngày 6/7/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng đến năm 2030”; Đề án số 07-ĐA/HU, ngày 6/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tham dự có đồng chí Phạm Sơn – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đồng chí Lê Bích Phượng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Từ Thanh Khiết – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Hồ Hữu Tài – UV BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện.
 

Châu Thành sơ kết thực hiện Đề án về phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
 

Đại biểu tham dự hội nghị

Thực hiện Đề án số 11, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đạt nhiều kết quả khả quan, cụ thể: Tổ chức đào tạo nghề cho trên 8.400 lao động, đạt 140% so với chỉ tiêu Đề án, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện từ 46% lên 72%; trên 80% số lao động qua đào tạo có việc làm ổn định. Đào tạo nghề trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng cho hơn 1.988 học sinh sau tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 95,7% so với chỉ tiêu Đề án. Đã giới thiệu việc làm cho hơn 32.000 lao động, đạt tỷ lệ 107% so với Đề án. Bên cạnh đó, huyện còn thực hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, trong đó cho vay giải quyết việc làm trên 1.531 hộ, số tiền trên 82,9 tỷ đồng, tăng hơn 51 tỷ đồng, cho vay xuất khẩu lao động 55 người, số tiền trên 5,4 tỷ đồng, tăng 12 lao động. Việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được quan tâm đầu tư thực hiện, đã đầu tư mới máy may công nghiệp, thiết bị điện công nghiệp, sửa chữa hệ thống nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ một số nghề theo nhu cầu thực tế như: Sửa chữa xe gắn máy, vận hành, bảo trì trạm bơm điện và các thiết bị phục vụ dạy học với tổng kinh phí trên 1,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả như: miễn giảm học phí; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo đơn đặt hàng; chính sách hỗ trợ học nghề cho các đối tượng đặc thù theo quy định.

Thực hiện Đề án số 07, UBND huyện đã quán triệt chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về việc ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia và khung “Đề án An Giang điện tử”. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và điều hành; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức; góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo thống nhất việc sử dụng Hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử, từng bước dần thay thế văn bản giấy. Hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến bảo đảm thông suốt; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số và thực hiện kết nối phần mềm quản lý văn bản, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai Hội nghị trực tuyến. Người dân trên địa bàn huyện đang hình thành dần thói quen ứng dụng công nghệ thông tin như: thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các ứng dụng như VneID, phần mềm BHXH số VssID,... thực hiện khai báo thuế qua mạng.
     

Đồng chí Lê Bích Phượng, Bí thư Huyện ủy phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Bích Phượng, Bí thư Huyện ủy ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện trong triển khai thực hiện các đề án; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã ra sức thực hiện hiệu quả các đề án. Đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi số, tiếp tục đầu tư nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin và số hóa cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm; tiếp tục xây dựng chính quyền điện tử, hoạt động hiện đại, hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ liên quan đến nhiệm vụ, hoạt động của ngành mình để phục vụ tốt nhu cầu của người dân; đẩy mạnh đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức và từng bước thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng; tăng cường hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng; toàn hệ thống chính trị huyện và các tầng lớp nhân dân đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của 02 Đề án đã đề ra, tạo nền tảng vững chức cho sự phát triển của huyện nhà trong những năm tiếp theo.

Trúc Phương
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40461051