Hoạt động khoa giáo
Phú Tân: Triển khai mô hình kết nối, tìm gia đình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Được đăng: Thứ bảy, 03 Tháng 12 2022 16:07
- Lượt xem: 1033
(TUAG)- Sáng ngày 02/12, Phòng lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Tân phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang tổ chức hội nghị triển khai “Mô hình kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc, thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bốc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2030. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Dương Bảo Lộc.
Mục tiêu chung của mô hình là nhằm bảo đảm cho trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu chăm sóc thay thế được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng; đặc biệt các em được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc thay thế, nhằm đảm bảo trẻ em được chăm sóc và phát triển toàn diện. Để thực hiện mô hình, huyện khảo sát, lựa chọn địa bàn; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn 18 xã, thị trấn. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên; tăng cường truyền thông, tư vấn và vận động xã hội hóa thực hiện.
Theo đó, huyện chọn thị trấn Phú Mỹ và xã Tân Trung triển khai thí điểm mô hình trong năm 2022. Sau khi thực hiện thí điểm sẽ đánh giá kết quả thực hiện và triển khai nhân rộng cho các địa phương tiếp theo đến năm 2030. Hai xã điểm sẽ tăng cường công tác khảo sát, lựa chọn đối tượng trẻ em, lập danh sách; lựa chọn đội ngũ cán bộ trẻ em có năng lực, cộng tác viên ở các khóm, ấp nhiệt tình, tâm huyết tham gia và sự quan tâm, ủng hộ của địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn về chăm sóc thay thế cho trẻ em, các kiến thức, quy trình chăm sóc thay thế, tuyển chọn cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế; tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em. Vận động xã hội hóa trong việc triển khai thực hiện mô hình,v.v…/.
Mục tiêu chung của mô hình là nhằm bảo đảm cho trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bỏ rơi; trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu chăm sóc thay thế được tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng; đặc biệt các em được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc thay thế, nhằm đảm bảo trẻ em được chăm sóc và phát triển toàn diện. Để thực hiện mô hình, huyện khảo sát, lựa chọn địa bàn; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn 18 xã, thị trấn. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên; tăng cường truyền thông, tư vấn và vận động xã hội hóa thực hiện.
Theo đó, huyện chọn thị trấn Phú Mỹ và xã Tân Trung triển khai thí điểm mô hình trong năm 2022. Sau khi thực hiện thí điểm sẽ đánh giá kết quả thực hiện và triển khai nhân rộng cho các địa phương tiếp theo đến năm 2030. Hai xã điểm sẽ tăng cường công tác khảo sát, lựa chọn đối tượng trẻ em, lập danh sách; lựa chọn đội ngũ cán bộ trẻ em có năng lực, cộng tác viên ở các khóm, ấp nhiệt tình, tâm huyết tham gia và sự quan tâm, ủng hộ của địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn về chăm sóc thay thế cho trẻ em, các kiến thức, quy trình chăm sóc thay thế, tuyển chọn cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế; tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em. Vận động xã hội hóa trong việc triển khai thực hiện mô hình,v.v…/.
Kim Sang