Hoạt động khoa giáo
Tăng cường tập huấn đảm bảo điều trị an toàn cho học sinh khi mắc COVID-19 trong trường học
- Được đăng: Thứ năm, 17 Tháng 2 2022 13:40
- Lượt xem: 803
(TUAG)- Sáng nay 17/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học tại các địa phương. Tại điểm cầu tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan tham dự.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, các địa phương có cấp độ dịch 1 và 2 đã triển khai tổ chức dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, đến nay, 100% tỉnh, thành phố, Sở GD&ĐT đã xây dựng và thực hiện tiêu chí đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trực tiếp; xây dựng kịch bản dạy học linh hoạt, an toàn cho trẻ, học sinh tùy theo tình huống dịch. Từ ngày 7/2 đến 16/2/2022, có 54/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp; đối với cấp tiểu học 59/63 tỉnh thành cho học sinh học trực tiếp; 100% cấp THPT, THCS trên cả nước đã trở lại học trực tiếp; 100% cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch dạy học trực tiếp. Đến nay, tổng số học sinh học trực tiếp cả nước đến trường học trực tiếp đạt tỷ lệ 93,71%. Theo kế hoạch, từ ngày 21/2 nhiều địa phương, tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức cho các cấp học còn lại đến trường học trực tiếp.
Tại An Giang, qua 3 ngày triển khai học trực tiếp cho khối lớp 7 đến lớp 12 từ ngày 14/2 đến nay, tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp khá cao, đạt 97%. Tỉnh cũng đã ghi nhận 4 ca nhiễm trong học sinh. Đến nay, toàn tỉnh có 35 học sinh được phụ huynh chủ động xin phép học trực tuyến. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch theo lộ trình cho học sinh các cấp học còn lại đến trường học trực tiếp đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và tạo sự an tâm cho phụ huynh.
Tại Hội nghị lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương cũng đã phân tích, mặc dù từ sau Tết số lượng F0 trong trường học ở một số địa phương có tỷ lệ giáo viên và học sinh tăng, tuy nhiên đa phần đều được kiểm soát cách ly kịp thời, đảm bảo an toàn theo qui định và kịch bản đề ra; đồng thời chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc an toàn cho học sinh học tập thời điểm này được xem là vấn đề quan trọng và cần thiết. Vì vậy, ngành giáo dục và địa phương cần xác định dịch bệnh vẫn còn kéo dài, việc triển khai kế hoạch cho các em đến trường trên quan điểm thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát dịch hiệu quả theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Vì vậy, để các trường học mở cửa trở lại, ngành y tế cần triển khai nhanh kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho học sinh chưa được tiêm phòng. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần sắp xếp nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao kỹ năng thực hành y khoa để bảo đảm công tác phòng dịch và đảm bảo điều trị hiệu quả cho các em học sinh khi mắc COVID-19 trong trường học. Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo an toàn trường học khi mở cửa. Trong đó, đẩy mạnh công tác tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện cá mắc COVID-19 trong trường học; nhằm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị, để việc mở cửa trường học được xã hội đồng tình, phụ huynh an tâm, các cơ quan thông tin truyền thông cần tuyên truyền, cập nhật kịp thời tình hình dịch, các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại trường học... để định hướng dư luận, góp phần nâng cao ý thức phòng chống dịch của học sinh,...

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, các địa phương có cấp độ dịch 1 và 2 đã triển khai tổ chức dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, đến nay, 100% tỉnh, thành phố, Sở GD&ĐT đã xây dựng và thực hiện tiêu chí đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trực tiếp; xây dựng kịch bản dạy học linh hoạt, an toàn cho trẻ, học sinh tùy theo tình huống dịch. Từ ngày 7/2 đến 16/2/2022, có 54/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp; đối với cấp tiểu học 59/63 tỉnh thành cho học sinh học trực tiếp; 100% cấp THPT, THCS trên cả nước đã trở lại học trực tiếp; 100% cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch dạy học trực tiếp. Đến nay, tổng số học sinh học trực tiếp cả nước đến trường học trực tiếp đạt tỷ lệ 93,71%. Theo kế hoạch, từ ngày 21/2 nhiều địa phương, tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức cho các cấp học còn lại đến trường học trực tiếp.
Tại An Giang, qua 3 ngày triển khai học trực tiếp cho khối lớp 7 đến lớp 12 từ ngày 14/2 đến nay, tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp khá cao, đạt 97%. Tỉnh cũng đã ghi nhận 4 ca nhiễm trong học sinh. Đến nay, toàn tỉnh có 35 học sinh được phụ huynh chủ động xin phép học trực tuyến. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch theo lộ trình cho học sinh các cấp học còn lại đến trường học trực tiếp đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và tạo sự an tâm cho phụ huynh.
Tại Hội nghị lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương cũng đã phân tích, mặc dù từ sau Tết số lượng F0 trong trường học ở một số địa phương có tỷ lệ giáo viên và học sinh tăng, tuy nhiên đa phần đều được kiểm soát cách ly kịp thời, đảm bảo an toàn theo qui định và kịch bản đề ra; đồng thời chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc an toàn cho học sinh học tập thời điểm này được xem là vấn đề quan trọng và cần thiết. Vì vậy, ngành giáo dục và địa phương cần xác định dịch bệnh vẫn còn kéo dài, việc triển khai kế hoạch cho các em đến trường trên quan điểm thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát dịch hiệu quả theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Vì vậy, để các trường học mở cửa trở lại, ngành y tế cần triển khai nhanh kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho học sinh chưa được tiêm phòng. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần sắp xếp nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao kỹ năng thực hành y khoa để bảo đảm công tác phòng dịch và đảm bảo điều trị hiệu quả cho các em học sinh khi mắc COVID-19 trong trường học. Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo an toàn trường học khi mở cửa. Trong đó, đẩy mạnh công tác tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện cá mắc COVID-19 trong trường học; nhằm vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị, để việc mở cửa trường học được xã hội đồng tình, phụ huynh an tâm, các cơ quan thông tin truyền thông cần tuyên truyền, cập nhật kịp thời tình hình dịch, các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại trường học... để định hướng dư luận, góp phần nâng cao ý thức phòng chống dịch của học sinh,...
Hà Ngân