Công tác Khoa giáo
Phải là quốc sách hàng đầu!
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 9 2017 15:22
- Lượt xem: 2595
(TGAG)- Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Bác Hồ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Người khẳng định: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Bởi theo Người, giáo dục rất quan trọng, nó trực tiếp quyết định việc hình thành nhân cách. Bác viết: “Thiện, ác nguyên lai vô định tính/Đa do giáo dục đích nguyên nhân” (Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên).
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, bọn thực dân, đế quốc lăm le quay lại cướp nước ta một lần nữa; nền độc lập vừa mới giành được đang chịu sự thử thách hiểm nghèo! Trong tình hình đó, Người đã xác định cùng với giặc ngoại xâm, dốt nát và đói rét là ba thứ giặc vô cùng nguy hiểm. Giặc đói vừa giết chết hai triệu đồng bào ta. Còn “dốt thì dại, dại thì hèn”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”… Vì thế vừa phải chống giặc ngoại xâm, toàn dân còn phải ra sức diệt giặc đói, giặc dốt. Trong đó, diệt giặc dốt, phát triển giáo dục là trực tiếp góp phần “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”. Người nói dứt khoát: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hoá”. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Với nhận thức sâu sắc về vai trò và mục đích của giáo dục, cả đời Hồ Chí Minh luôn ra sức chăm lo, mở mang, xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trong những năm vừa qua, các nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành quả nhất định. Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Cả xã hội đều quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện và có bước hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến…
Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo chưa thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp…
Từ đó, Đại hội XII tiếp tục khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.
Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ. Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại hình trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.
Giáo dục phải thật sự là quốc sách hàng đầu!
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, bọn thực dân, đế quốc lăm le quay lại cướp nước ta một lần nữa; nền độc lập vừa mới giành được đang chịu sự thử thách hiểm nghèo! Trong tình hình đó, Người đã xác định cùng với giặc ngoại xâm, dốt nát và đói rét là ba thứ giặc vô cùng nguy hiểm. Giặc đói vừa giết chết hai triệu đồng bào ta. Còn “dốt thì dại, dại thì hèn”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”… Vì thế vừa phải chống giặc ngoại xâm, toàn dân còn phải ra sức diệt giặc đói, giặc dốt. Trong đó, diệt giặc dốt, phát triển giáo dục là trực tiếp góp phần “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”. Người nói dứt khoát: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hoá”. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Với nhận thức sâu sắc về vai trò và mục đích của giáo dục, cả đời Hồ Chí Minh luôn ra sức chăm lo, mở mang, xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trong những năm vừa qua, các nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành quả nhất định. Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Cả xã hội đều quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện và có bước hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến…
Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo chưa thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp…
Từ đó, Đại hội XII tiếp tục khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.
Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ. Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại hình trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.
Giáo dục phải thật sự là quốc sách hàng đầu!
TRUNG THÀNH