Công tác Khoa giáo
Đỡ đầu học sinh - nghĩa cử cao đẹp của nhà giáo
- Được đăng: Thứ ba, 22 Tháng 8 2017 10:06
- Lượt xem: 2963
(TGAG)- Với đặc thù là một huyện cù lao, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động học sinh đến trường. Tuy nhiên, những năm qua, phong trào đỡ đầu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang phát động từ năm 2013. Thực hiện chủ trương này, năm học 2016-2017 Công đoàn cơ sở Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (huyện Phú Tân) tiếp tục nhận đỡ đầu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tại trường nhằm góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Để thực hiện tốt việc đỡ đầu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tại trường, ngay từ đầu năm học 2016-2017, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường nắm danh sách học sinh đầu cấp (lớp 10) có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt các em đạt giải học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh; rà soát lại số học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được đỡ đầu trong năm học trước, nhất là những em có cố gắng, tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Trong Hội nghị cán bộ, viên chức và các cuộc họp đầu năm học, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường vận động và tổ chức cho từng tổ công đoàn, từng cán bộ, giáo viên, nhân viên tự nguyện đăng kí đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn; giáo viên có quyền xét và chọn học sinh mình muốn giúp đỡ.
Ngoài việc hỗ trợ bằng vật chất, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên nhận đỡ đầu thường xuyên quan tâm, động viên các em về mặt tinh thần; tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn để các em cảm nhận được tình cảm mà thầy cô, bạn bè dành cho mình, từ đó phấn đấu vươn lên và cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Nhà trường cũng chú trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt trong tiết sinh hoạt dưới cờ, biểu dương học sinh vượt khó học giỏi, học sinh tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên nắm tình hình, động viên, hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện công tác đỡ đầu học sinh. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận đỡ đầu tri ân các thầy cô giúp đỡ mình bằng các hình thức như viết thư cảm tạ, thăm hỏi vào các ngày lễ, tết…
Kết quả thực hiện đỡ đầu học sinh khó khăn năm học 2016-2017: 12 tổ chuyên môn của trường đã hỗ trợ 12 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 2 triệu 400 ngàn đồng (mỗi em 200.000 đồng/tháng); và nhận thấy khi các em bước chân vào các trường đại học sẽ gặp nhiều khó khăn, các thầy, cô giáo có sáng kiến mở tài khoản để hỗ trợ học sinh cho học sinh đậu vào đại học mà hoàn cảnh quá khó khăn 10 thẻ ATM, trong đó có 2 thẻ 5 triệu đồng, 8 thẻ mỗi thẻ có 3 triệu. Ngoài ra, các thầy, cô giáo nhà trường ai có khả năng cũng tự nguyện đỡ đầu đóng góp cho học sinh khó khăn ngay tại lớp mình là chủ nhiệm, mỗi tháng từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc cho ở trọ miễn phí đối với những em học sinh khó khăn…
Ngoài hỗ trợ tiền học phí, tập sách, cái ăn, chỗ ở, các giáo viên của trường còn góp tiền lại mua bảo hiểm y tế cho các em có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ cho các em học sinh có nhà bị sạt lỡ ở Sông Vàm Nao thuộc xã Mỹ Hội Đông huyện Chợ Mới.
Trong chương trình văn nghệ Mừng Đảng, mừng xuân, Công đoàn cơ sở phối hợp với Đoàn trường cũng đã vận động giáo viên của trường hỗ trợ 30 phần quà chương trình Cây mùa xuân cho các em vui xuân đón tết…
Từ những hỗ trợ này những em học sinh lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn được thầy cô đỡ đầu đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia; trong đó có 06 em được xét tuyển vào các trường đại học với số điểm 3 môn trên 26 điểm; 02 học sinh được kết nạp vào Đảng; phần lớn các em được đỡ đầu ở lớp 10, lớp 11 đều được xếp loại học lực khá, giỏi và có đạo đức tốt.
Sự hỗ trợ của các thầy, cô giáo, nhân viên tại trường THPT Chu Văn An có thể nói là không nhiều, nhưng đó là những tình cảm lớn lao của các thầy, cô giáo góp nhặt gởi gắm đến các em học sinh của mình, người có gạo góp gạo, người có tiền góp tiền, có chỗ ở hỗ trợ chỗ ở, tất cả những việc này đã giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để học tập tốt và hành động này cũng mang đầy ý nghĩa nhân văn tô đẹp hơn hình ảnh các thầy, cô giáo tất cả vì học sinh thân yêu. Và những phong trào như thế này cần lắm sự loan tỏa không riêng trong ngành giáo dục mà còn ra ngoài cộng động xã hội./
Để thực hiện tốt việc đỡ đầu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tại trường, ngay từ đầu năm học 2016-2017, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường nắm danh sách học sinh đầu cấp (lớp 10) có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt các em đạt giải học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh; rà soát lại số học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được đỡ đầu trong năm học trước, nhất là những em có cố gắng, tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Trong Hội nghị cán bộ, viên chức và các cuộc họp đầu năm học, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường vận động và tổ chức cho từng tổ công đoàn, từng cán bộ, giáo viên, nhân viên tự nguyện đăng kí đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn; giáo viên có quyền xét và chọn học sinh mình muốn giúp đỡ.
Ngoài việc hỗ trợ bằng vật chất, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên nhận đỡ đầu thường xuyên quan tâm, động viên các em về mặt tinh thần; tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn để các em cảm nhận được tình cảm mà thầy cô, bạn bè dành cho mình, từ đó phấn đấu vươn lên và cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Nhà trường cũng chú trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt trong tiết sinh hoạt dưới cờ, biểu dương học sinh vượt khó học giỏi, học sinh tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên nắm tình hình, động viên, hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện công tác đỡ đầu học sinh. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận đỡ đầu tri ân các thầy cô giúp đỡ mình bằng các hình thức như viết thư cảm tạ, thăm hỏi vào các ngày lễ, tết…
Kết quả thực hiện đỡ đầu học sinh khó khăn năm học 2016-2017: 12 tổ chuyên môn của trường đã hỗ trợ 12 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 2 triệu 400 ngàn đồng (mỗi em 200.000 đồng/tháng); và nhận thấy khi các em bước chân vào các trường đại học sẽ gặp nhiều khó khăn, các thầy, cô giáo có sáng kiến mở tài khoản để hỗ trợ học sinh cho học sinh đậu vào đại học mà hoàn cảnh quá khó khăn 10 thẻ ATM, trong đó có 2 thẻ 5 triệu đồng, 8 thẻ mỗi thẻ có 3 triệu. Ngoài ra, các thầy, cô giáo nhà trường ai có khả năng cũng tự nguyện đỡ đầu đóng góp cho học sinh khó khăn ngay tại lớp mình là chủ nhiệm, mỗi tháng từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc cho ở trọ miễn phí đối với những em học sinh khó khăn…
Ngoài hỗ trợ tiền học phí, tập sách, cái ăn, chỗ ở, các giáo viên của trường còn góp tiền lại mua bảo hiểm y tế cho các em có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ cho các em học sinh có nhà bị sạt lỡ ở Sông Vàm Nao thuộc xã Mỹ Hội Đông huyện Chợ Mới.
Trong chương trình văn nghệ Mừng Đảng, mừng xuân, Công đoàn cơ sở phối hợp với Đoàn trường cũng đã vận động giáo viên của trường hỗ trợ 30 phần quà chương trình Cây mùa xuân cho các em vui xuân đón tết…
Từ những hỗ trợ này những em học sinh lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn được thầy cô đỡ đầu đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia; trong đó có 06 em được xét tuyển vào các trường đại học với số điểm 3 môn trên 26 điểm; 02 học sinh được kết nạp vào Đảng; phần lớn các em được đỡ đầu ở lớp 10, lớp 11 đều được xếp loại học lực khá, giỏi và có đạo đức tốt.
Sự hỗ trợ của các thầy, cô giáo, nhân viên tại trường THPT Chu Văn An có thể nói là không nhiều, nhưng đó là những tình cảm lớn lao của các thầy, cô giáo góp nhặt gởi gắm đến các em học sinh của mình, người có gạo góp gạo, người có tiền góp tiền, có chỗ ở hỗ trợ chỗ ở, tất cả những việc này đã giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để học tập tốt và hành động này cũng mang đầy ý nghĩa nhân văn tô đẹp hơn hình ảnh các thầy, cô giáo tất cả vì học sinh thân yêu. Và những phong trào như thế này cần lắm sự loan tỏa không riêng trong ngành giáo dục mà còn ra ngoài cộng động xã hội./
Ngọc Hân