Công tác Khoa giáo
Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn: Người tận tụy chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân
- Được đăng: Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 08:40
- Lượt xem: 3193
(TGAG)- Thấm nhuần Bác lời dạy “Lương y phải như từ mẫu”, bằng thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn - Trưởng khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của một lương y có tâm với nghề. Hơn 25 năm công tác trong ngành y, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn tâm sự không còn nhớ đã chăm sóc cho bao nhiêu bệnh nhân, giành lấy sự sống cho bao nhiêu người, chỉ biết rằng ngày ngày bác sĩ vẫn miệt mài cùng các đồng nghiệp của mình thầm lặng chăm sóc người bệnh bằng một trái tim nhân hậu, bằng những cử chỉ ân cần, những lời động viên an ủi giúp cho bệnh nhân vượt qua những cơn đau về thể xác và mang lại sức khỏe cho nhân dân.
Tốt nghiệp ngành y của trường Đại học y dược Cần Thơ vào năm 1991, bác sĩ trẻ xin về làm việc tại bệnh viện đa khoa Tân Châu và được Ban Giám đốc của bệnh viện phân công phụ trách phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa. Từ năm 1991 đến năm 1997, bác sĩ Nhàn được phân công nhiệm vụ phụ trách điều trị nội khoa và trưởng phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa. Ở thời điểm này, đường đi lại khó khăn nên người bệnh đến bệnh viện đa khoa Tân Châu rất ít, chủ yếu đến phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa để được các y, bác sĩ thăm khám và điều trị. Nhận thấy nhu cầu khám, chữa bệnh cao, ngành cấp trên đã trang bị những phương tiện phẫu thuật như viêm ruột thừa, điều trị nội khoa như là cấp cứu tự tử bằng thuốc trừ sâu hoặc là tai biến mạch máu não.
“Lúc công tác tại Vĩnh Hòa đường đi rất khó khăn, những năm đầu chuyển viện xuống bệnh viện đa khoa huyện đi bằng tấc ráng. Nhân viên của phòng khám khu vực Vĩnh Hòa phải tự lấy tấc ráng để chuyển bệnh nhân. Do đó, những ca bệnh nặng đến với phòng khám giải quyết cấp cứu khẩn cấp thành ra không thể chuyển đi được. Từ đó, phòng khám khu vực Vĩnh Hòa lúc nào cũng có đông người dân đến nằm viện và khám bệnh. Lí do một phần là đường xá khó khăn thành ra bệnh nhân không thể đi xa điều trị nên phải nằm điều trị ở phòng khám và bác sĩ lúc đó phải tùy cơ ứng biến, lấy hết năng lực, khả năng của mình để phục vụ cho nhân dân. Dù khó khăn như vậy nhưng tinh thần luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức của người thầy thuốc tận tụy với nhân dân để làm hết lòng vì người bệnh”: Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn chia sẻ.
Sau 6 năm công tác tại phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn tiếp tục đi học lớp chuyên khoa I tại trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 1999. Kết thúc khóa học, bác sĩ Nhàn trở về công tác tại Khoa nhiễm - bệnh viện đa khoa Tân Châu. Thời gian công tác tại đây bác sĩ Nhàn vẫn không quên một số trường hợp bệnh nhân sốc nhiễm trùng đường ruột rất nặng. Khi tiếp nhận bệnh nhân bác sĩ Nhàn cùng các y, bác sĩ, điều dưỡng cố gắng tìm mọi cách để cứu sống bệnh nhân. Mỗi khi có bệnh nhân trong khoa được xuất viện trở về nhà cũng là lúc bác sĩ Nhàn cùng đồng nghiệp vui mừng khôn siết.
Quá trình công tác cũng như sự phấn đấu bền bỉ, năm 2003, bác sĩ Nhàn được sự tín nhiệm của Ban Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm Trưởng khoa cấp cứu - hồi sức tích cực và chống độc của bệnh viện. Giai đoạn này số lượng nhân viên tại khoa còn hạn chế, đến nay, khoa cấp cứu có 22 nhân viên, trong đó, 16 điều dưỡng và 6 bác sĩ. Tại khoa cấp cứu, hàng ngày, tiếp nhận thăm khám và điều trị hàng chục bệnh nhân. Các y, bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Phạm Thanh Nhàn khẩn trương cấp cứu bệnh nhân, vừa giải thích tình trạng của bệnh nhân cho người nhà hiểu về tình trạng sức khỏe của người thân và cùng phối hợp với các bác sĩ để điều trị bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe. Tại bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu tất cả cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đều thực hiện việc học tập và làm theo lời Bác. Với mỗi cán bộ làm công tác y tế tại bệnh viên luôn ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy: “Lương y phải như từ mẫu”, riêng bác sĩ Phạm Thanh Nhàn còn học tập và làm theo gương Bác là sự tận tụy với công việc, luôn luôn làm hết lòng vì công việc. Đặc biệt, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn thường xuyên rèn luyện bản thân trong công tác lãnh đạo cũng như trong chuyên môn, thực hiện đúng 12 điều quy định về y đức. Bởi vậy, bất cứ khi nào không phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bác sĩ Nhàn dành thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để khám và điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nhàn luôn gương mẫu đi đầu, không chỉ tận tình thăm hỏi, động viên bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, giúp đỡ các y - bác sĩ trong bệnh viện về chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm mình được học và tích lũy được mà bác sĩ Nhàn còn luôn khuyến khích, tạo điều kiện để các y - bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện được theo học các lớp chuyên khoa, chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Điều dưỡng Phạm Thị Mỹ Dung - khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu chia sẻ: “Tôi công tác trong ngành y hơn 20 năm nhưng làm việc cùng bác sĩ Nhàn gần 20 năm, tôi nhận thấy bác sĩ Nhàn về tác phong nghề nghiệp, về đạo đức rất tốt, luôn luôn chăm sóc bệnh nhân hết mình. Về mối quan hệ với đồng nghiệp, bác sĩ Nhàn luôn hòa nhã, tuy là trưởng khoa nhưng bác sĩ Nhàn luôn thân thiện, cởi mở, hòa đồng với nhân viên tại khoa và bệnh nhân. Do đó, các nhân viên và bệnh nhân rất yêu quý bác sĩ Nhàn. Bác sĩ Nhàn luôn theo sát chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi những phác đồ mới cập nhật, triển khai, phổ biến cho các bác sĩ tại khoa để điều trị cho bệnh nhân tốt hơn”.
Tuy làm việc trong môi trường nhiều áp lực nhưng bác sĩ Nhàn luôn chú ý việc rèn luyện y đức. Đồng thời, nhắc nhở các y - bác sĩ có thái độ ứng xử lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp, tránh gây phiền hà, tạo niềm tin đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Cô Huỳnh Thị Kim Thảo - ngụ khóm Long Hưng 1, phường Long Sơn đang chăm sóc người thân tại bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu chia sẻ: “Tôi đang chăm sóc mẹ tôi tại khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu. Năm nay mẹ tôi 97 tuổi, mắc bệnh bị tiểu đường, huyết áp không ổn định, những ngày trước bị té gãy khớp xương. Trước kia, gia đình có đưa mẹ tôi đi bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh để điều trị nhưng không hết bệnh. Nhưng trở về điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu ít ngày là hết bệnh. Cứ 1 đến 2 tháng đến tái khám tại bệnh viện. Lần này là lần thứ 10 tôi đưa mẹ vô khoa cấp cứu để khám, lần nào vô các bác sĩ cũng tận tình chăm sóc, hướng dẫn và điều trị khỏi bệnh cho mẹ tôi.”
Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn xác định xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất là hết sức quan trọng trong tập thể bệnh viện lớn. Do đó, bác sĩ Nhàn luôn giáo dục tư tưởng chính trị trong đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng tại khoa cũng như y, bác sĩ tại bệnh viện. Đây là nền tảng để xây dựng bệnh viện không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Qua nhiều năm công tác trong ngành y, điều tôi tâm đắc nhất là trước những nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân, bác sĩ phải thật bình tĩnh để lo cho người bệnh. Tôi luôn nhiệt tâm, năng động, học hỏi và có tinh thần cầu tiến và phải làm công tác khẩn trương, chính xác để cứu sống bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn còn tham mưu với Ban Giám đốc bệnh viện nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt, gắn việc làm theo lời Bác với rèn luyện, nâng cao y đức, nhắc nhở bản thân cũng như nhắn nhủ với các đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ của những chiến sĩ áo trắng luôn có những lời thăm hỏi ân cần, thái độ phục vụ nhẹ nhàng, niềm nở để giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau, an tâm điều trị bệnh. “Mong muốn của người thầy thuốc được nâng cao tay nghề, năng lực chuyên môn của bản thân và các nhân viên tại khoa, cũng như trình độ chuyên môn của bệnh viện ngày càng tiến bộ hơn so với thời khoa học kỹ thuật đang phát triển như hiện nay. Đối với khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu mong muốn sắp tới vấn đề xử trí đột quỵ trong cộng đồng và thành lập đơn vị đột quỵ của khoa cấp cứu, cũng như những vấn đề về thận nhân tạo mà khoa sắp triển khai đạt hiệu quả cao”: Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn - Trưởng khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu bày tỏ.
Trải qua nhiều cương vị và đơn vị công tác, sự nỗ lực phấn đấu ở mỗi cương vị, sự tận tâm trong công việc, hết lòng vì người bệnh, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn được đồng nghiệp, nhiều bệnh nhân, gia đình bệnh nhân quý mến. Bác sĩ Nhàn thực sự là một tấm gương sáng về y đức, y nghiệp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tốt nghiệp ngành y của trường Đại học y dược Cần Thơ vào năm 1991, bác sĩ trẻ xin về làm việc tại bệnh viện đa khoa Tân Châu và được Ban Giám đốc của bệnh viện phân công phụ trách phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa. Từ năm 1991 đến năm 1997, bác sĩ Nhàn được phân công nhiệm vụ phụ trách điều trị nội khoa và trưởng phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa. Ở thời điểm này, đường đi lại khó khăn nên người bệnh đến bệnh viện đa khoa Tân Châu rất ít, chủ yếu đến phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa để được các y, bác sĩ thăm khám và điều trị. Nhận thấy nhu cầu khám, chữa bệnh cao, ngành cấp trên đã trang bị những phương tiện phẫu thuật như viêm ruột thừa, điều trị nội khoa như là cấp cứu tự tử bằng thuốc trừ sâu hoặc là tai biến mạch máu não.
“Lúc công tác tại Vĩnh Hòa đường đi rất khó khăn, những năm đầu chuyển viện xuống bệnh viện đa khoa huyện đi bằng tấc ráng. Nhân viên của phòng khám khu vực Vĩnh Hòa phải tự lấy tấc ráng để chuyển bệnh nhân. Do đó, những ca bệnh nặng đến với phòng khám giải quyết cấp cứu khẩn cấp thành ra không thể chuyển đi được. Từ đó, phòng khám khu vực Vĩnh Hòa lúc nào cũng có đông người dân đến nằm viện và khám bệnh. Lí do một phần là đường xá khó khăn thành ra bệnh nhân không thể đi xa điều trị nên phải nằm điều trị ở phòng khám và bác sĩ lúc đó phải tùy cơ ứng biến, lấy hết năng lực, khả năng của mình để phục vụ cho nhân dân. Dù khó khăn như vậy nhưng tinh thần luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức của người thầy thuốc tận tụy với nhân dân để làm hết lòng vì người bệnh”: Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn chia sẻ.
Sau 6 năm công tác tại phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh Hòa, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn tiếp tục đi học lớp chuyên khoa I tại trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 1999. Kết thúc khóa học, bác sĩ Nhàn trở về công tác tại Khoa nhiễm - bệnh viện đa khoa Tân Châu. Thời gian công tác tại đây bác sĩ Nhàn vẫn không quên một số trường hợp bệnh nhân sốc nhiễm trùng đường ruột rất nặng. Khi tiếp nhận bệnh nhân bác sĩ Nhàn cùng các y, bác sĩ, điều dưỡng cố gắng tìm mọi cách để cứu sống bệnh nhân. Mỗi khi có bệnh nhân trong khoa được xuất viện trở về nhà cũng là lúc bác sĩ Nhàn cùng đồng nghiệp vui mừng khôn siết.
Quá trình công tác cũng như sự phấn đấu bền bỉ, năm 2003, bác sĩ Nhàn được sự tín nhiệm của Ban Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm Trưởng khoa cấp cứu - hồi sức tích cực và chống độc của bệnh viện. Giai đoạn này số lượng nhân viên tại khoa còn hạn chế, đến nay, khoa cấp cứu có 22 nhân viên, trong đó, 16 điều dưỡng và 6 bác sĩ. Tại khoa cấp cứu, hàng ngày, tiếp nhận thăm khám và điều trị hàng chục bệnh nhân. Các y, bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Phạm Thanh Nhàn khẩn trương cấp cứu bệnh nhân, vừa giải thích tình trạng của bệnh nhân cho người nhà hiểu về tình trạng sức khỏe của người thân và cùng phối hợp với các bác sĩ để điều trị bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe. Tại bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu tất cả cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đều thực hiện việc học tập và làm theo lời Bác. Với mỗi cán bộ làm công tác y tế tại bệnh viên luôn ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy: “Lương y phải như từ mẫu”, riêng bác sĩ Phạm Thanh Nhàn còn học tập và làm theo gương Bác là sự tận tụy với công việc, luôn luôn làm hết lòng vì công việc. Đặc biệt, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn thường xuyên rèn luyện bản thân trong công tác lãnh đạo cũng như trong chuyên môn, thực hiện đúng 12 điều quy định về y đức. Bởi vậy, bất cứ khi nào không phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bác sĩ Nhàn dành thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để khám và điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nhàn luôn gương mẫu đi đầu, không chỉ tận tình thăm hỏi, động viên bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, giúp đỡ các y - bác sĩ trong bệnh viện về chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm mình được học và tích lũy được mà bác sĩ Nhàn còn luôn khuyến khích, tạo điều kiện để các y - bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện được theo học các lớp chuyên khoa, chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Điều dưỡng Phạm Thị Mỹ Dung - khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu chia sẻ: “Tôi công tác trong ngành y hơn 20 năm nhưng làm việc cùng bác sĩ Nhàn gần 20 năm, tôi nhận thấy bác sĩ Nhàn về tác phong nghề nghiệp, về đạo đức rất tốt, luôn luôn chăm sóc bệnh nhân hết mình. Về mối quan hệ với đồng nghiệp, bác sĩ Nhàn luôn hòa nhã, tuy là trưởng khoa nhưng bác sĩ Nhàn luôn thân thiện, cởi mở, hòa đồng với nhân viên tại khoa và bệnh nhân. Do đó, các nhân viên và bệnh nhân rất yêu quý bác sĩ Nhàn. Bác sĩ Nhàn luôn theo sát chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi những phác đồ mới cập nhật, triển khai, phổ biến cho các bác sĩ tại khoa để điều trị cho bệnh nhân tốt hơn”.
Tuy làm việc trong môi trường nhiều áp lực nhưng bác sĩ Nhàn luôn chú ý việc rèn luyện y đức. Đồng thời, nhắc nhở các y - bác sĩ có thái độ ứng xử lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp, tránh gây phiền hà, tạo niềm tin đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Cô Huỳnh Thị Kim Thảo - ngụ khóm Long Hưng 1, phường Long Sơn đang chăm sóc người thân tại bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu chia sẻ: “Tôi đang chăm sóc mẹ tôi tại khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu. Năm nay mẹ tôi 97 tuổi, mắc bệnh bị tiểu đường, huyết áp không ổn định, những ngày trước bị té gãy khớp xương. Trước kia, gia đình có đưa mẹ tôi đi bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh để điều trị nhưng không hết bệnh. Nhưng trở về điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu ít ngày là hết bệnh. Cứ 1 đến 2 tháng đến tái khám tại bệnh viện. Lần này là lần thứ 10 tôi đưa mẹ vô khoa cấp cứu để khám, lần nào vô các bác sĩ cũng tận tình chăm sóc, hướng dẫn và điều trị khỏi bệnh cho mẹ tôi.”
Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn xác định xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất là hết sức quan trọng trong tập thể bệnh viện lớn. Do đó, bác sĩ Nhàn luôn giáo dục tư tưởng chính trị trong đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng tại khoa cũng như y, bác sĩ tại bệnh viện. Đây là nền tảng để xây dựng bệnh viện không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Qua nhiều năm công tác trong ngành y, điều tôi tâm đắc nhất là trước những nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân, bác sĩ phải thật bình tĩnh để lo cho người bệnh. Tôi luôn nhiệt tâm, năng động, học hỏi và có tinh thần cầu tiến và phải làm công tác khẩn trương, chính xác để cứu sống bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn còn tham mưu với Ban Giám đốc bệnh viện nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt, gắn việc làm theo lời Bác với rèn luyện, nâng cao y đức, nhắc nhở bản thân cũng như nhắn nhủ với các đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ của những chiến sĩ áo trắng luôn có những lời thăm hỏi ân cần, thái độ phục vụ nhẹ nhàng, niềm nở để giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau, an tâm điều trị bệnh. “Mong muốn của người thầy thuốc được nâng cao tay nghề, năng lực chuyên môn của bản thân và các nhân viên tại khoa, cũng như trình độ chuyên môn của bệnh viện ngày càng tiến bộ hơn so với thời khoa học kỹ thuật đang phát triển như hiện nay. Đối với khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu mong muốn sắp tới vấn đề xử trí đột quỵ trong cộng đồng và thành lập đơn vị đột quỵ của khoa cấp cứu, cũng như những vấn đề về thận nhân tạo mà khoa sắp triển khai đạt hiệu quả cao”: Bác sĩ Phạm Thanh Nhàn - Trưởng khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu bày tỏ.
Trải qua nhiều cương vị và đơn vị công tác, sự nỗ lực phấn đấu ở mỗi cương vị, sự tận tâm trong công việc, hết lòng vì người bệnh, bác sĩ Phạm Thanh Nhàn được đồng nghiệp, nhiều bệnh nhân, gia đình bệnh nhân quý mến. Bác sĩ Nhàn thực sự là một tấm gương sáng về y đức, y nghiệp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Lương Tuyết