Công tác Khoa giáo
Một số điểm mới trong Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017
- Được đăng: Chủ nhật, 26 Tháng 2 2017 19:57
- Lượt xem: 2877
(TGAG)- Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 31/1/2017 được dư luận đồng tình cao, với nhiều điểm mới có lợi cho học sinh. Trong đó đáng lưu ý một số vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, như:
- Theo quy chế, nội dung thi năm 2017 sẽ gồm 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ họp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên). Thí sinh có thể chọn thi một hoặc cả hai bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông. Ban đầu cũng có những ý kiến lo ngại việc thi theo hình thức bài thi mang tính tổ hợp sẽ gây khó khăn, bở ngỡ cho cả người dạy và người học, song sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương giới thiệu và làm rõ qua một số đề minh họa thì đã giải tỏa được mối băn khoăn, nghi ngại của học sinh và phụ huynh. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng thêm thời gian 1/2 ngày so với những năm trước và cho phép học sinh được quyền lựa chọn 1 trong 2 hoặc cả hai bài thi tổ hợp cũng giảm áp lực may rủi và tạo cho học sinh quyền lựa chọn cao hơn, mang đến cơ hội tối ưu trong thi đối với học sinh. Đây là năm đầu tiên thí sinh được đăng ký xét tuyển trước khi thi và được phép điều chỉnh sau khi thi, không giới hạn số nguyện vọng vào các ngành, trường và chỉ được phép xét trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký cũng là giải pháp tối ưu, mở rộng biên độ quyền lựa chọn của thí sinh, khắc phục tình trạng đăng ký ảo vào các trường đại học, cao đẳng. Hướng đổi mới hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được dư luận đồng tình, nhưng từ nhiều năm nay cứ mỗi kỳ thi lại bộc lộ những bất cập, hạn chế mới, khiến dư luận xã hội chưa thể yên tâm, hy vọng lần này Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tính toán, dự báo các tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lý, tránh những lúng túng và hệ lụy đáng tiếc, tạo niềm tin đối với xã hội về lộ trình đổi mới vững chắc việc thi trung học phổ thông quốc gia.
- Về quy định điểm sàn xét tuyển vào đại học, cao đẳng, dư luận đồng tình việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Từ năm 2018 trở đi, khi các trường phải công khai đầy đủ và chuẩn xác các thông tin theo quy định của Quy chế này, mỗi trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường mình. Bộ sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc công khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc để các trường tự xác định ngưỡng điểm sàn cần có phương án quy định chặt chẽ, tránh trường hợp một số cơ sở đào tạo vì muốn thu hút đủ lượng sinh viên mà có điểm sàn quá thấp. Như vậy, bài toán điểm sàn vẫn chưa phải đã có hướng khắc phục triệt để, vì chừng nào mặt bằng chất lượng đại trà của giáo dục phổ thông chưa được nâng lên thực chất thì điểm sàn vẫn chỉ là phần ngọn (việc này phải mất nhiều năm và phải được định vị nền tảng chất lượng thực sự qua các bậc học một cách vững chắc). Có ý kiến cho rằng, muốn nâng mặt bằng điểm sàn và nâng mặt bằng phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia thì có một giải pháp tức thì mang tính kỹ thuật là ra đề dễ và chấm thi rộng, điều này rất đáng suy nghĩ.
Để giải quyết một cách căn bản bài toán thi cử, cần sớm hiện thực hóa tư tưởng đổi mới rất đúng mà người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo đã xác định: phải nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh qua từng hoạt động giáo dục hàng ngày trong mỗi nhà trường, dạy học phải thực sự hướng vào phát triển năng lực và hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời hội nhập. Để làm được điều này, chỉ có thể tiến hành đồng bộ đổi mới căn bản, toàn diện 3 thành tố trụ cột của giáo dục:
Một là, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải thực sự có bước chuyển biến về chất (tư duy đổi mới, tinh thần đổi mới, hành động đổi mới, tất cả vì sự phát triển toàn diện đức và tài cho thể hệ trẻ);
Hai là, chương trình, tài liệu giáo dục được thiết kế hiện đại (nhằm vào việc định hướng cho người học những nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể tự kiếm sống và góp phần phát triển xã hội, những giá trị cốt lõi để làm người tốt và sống có ích ở đời);
Ba là, mỗi nhà trường và toàn xã hội phải tham gia tích cực, có trách nhiệm, đồng hành cùng ngành Giáo dục, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn thách thức của ngành Giáo dục, đồng tình, ủng hộ những ý tưởng đổi mới của ngành Giáo dục.
- Theo quy chế, nội dung thi năm 2017 sẽ gồm 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (tổ họp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên). Thí sinh có thể chọn thi một hoặc cả hai bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông. Ban đầu cũng có những ý kiến lo ngại việc thi theo hình thức bài thi mang tính tổ hợp sẽ gây khó khăn, bở ngỡ cho cả người dạy và người học, song sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương giới thiệu và làm rõ qua một số đề minh họa thì đã giải tỏa được mối băn khoăn, nghi ngại của học sinh và phụ huynh. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng thêm thời gian 1/2 ngày so với những năm trước và cho phép học sinh được quyền lựa chọn 1 trong 2 hoặc cả hai bài thi tổ hợp cũng giảm áp lực may rủi và tạo cho học sinh quyền lựa chọn cao hơn, mang đến cơ hội tối ưu trong thi đối với học sinh. Đây là năm đầu tiên thí sinh được đăng ký xét tuyển trước khi thi và được phép điều chỉnh sau khi thi, không giới hạn số nguyện vọng vào các ngành, trường và chỉ được phép xét trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký cũng là giải pháp tối ưu, mở rộng biên độ quyền lựa chọn của thí sinh, khắc phục tình trạng đăng ký ảo vào các trường đại học, cao đẳng. Hướng đổi mới hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được dư luận đồng tình, nhưng từ nhiều năm nay cứ mỗi kỳ thi lại bộc lộ những bất cập, hạn chế mới, khiến dư luận xã hội chưa thể yên tâm, hy vọng lần này Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tính toán, dự báo các tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lý, tránh những lúng túng và hệ lụy đáng tiếc, tạo niềm tin đối với xã hội về lộ trình đổi mới vững chắc việc thi trung học phổ thông quốc gia.
- Về quy định điểm sàn xét tuyển vào đại học, cao đẳng, dư luận đồng tình việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Từ năm 2018 trở đi, khi các trường phải công khai đầy đủ và chuẩn xác các thông tin theo quy định của Quy chế này, mỗi trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường mình. Bộ sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc công khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc để các trường tự xác định ngưỡng điểm sàn cần có phương án quy định chặt chẽ, tránh trường hợp một số cơ sở đào tạo vì muốn thu hút đủ lượng sinh viên mà có điểm sàn quá thấp. Như vậy, bài toán điểm sàn vẫn chưa phải đã có hướng khắc phục triệt để, vì chừng nào mặt bằng chất lượng đại trà của giáo dục phổ thông chưa được nâng lên thực chất thì điểm sàn vẫn chỉ là phần ngọn (việc này phải mất nhiều năm và phải được định vị nền tảng chất lượng thực sự qua các bậc học một cách vững chắc). Có ý kiến cho rằng, muốn nâng mặt bằng điểm sàn và nâng mặt bằng phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia thì có một giải pháp tức thì mang tính kỹ thuật là ra đề dễ và chấm thi rộng, điều này rất đáng suy nghĩ.
Để giải quyết một cách căn bản bài toán thi cử, cần sớm hiện thực hóa tư tưởng đổi mới rất đúng mà người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo đã xác định: phải nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh qua từng hoạt động giáo dục hàng ngày trong mỗi nhà trường, dạy học phải thực sự hướng vào phát triển năng lực và hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời hội nhập. Để làm được điều này, chỉ có thể tiến hành đồng bộ đổi mới căn bản, toàn diện 3 thành tố trụ cột của giáo dục:
Một là, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải thực sự có bước chuyển biến về chất (tư duy đổi mới, tinh thần đổi mới, hành động đổi mới, tất cả vì sự phát triển toàn diện đức và tài cho thể hệ trẻ);
Hai là, chương trình, tài liệu giáo dục được thiết kế hiện đại (nhằm vào việc định hướng cho người học những nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể tự kiếm sống và góp phần phát triển xã hội, những giá trị cốt lõi để làm người tốt và sống có ích ở đời);
Ba là, mỗi nhà trường và toàn xã hội phải tham gia tích cực, có trách nhiệm, đồng hành cùng ngành Giáo dục, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn thách thức của ngành Giáo dục, đồng tình, ủng hộ những ý tưởng đổi mới của ngành Giáo dục.
P.TTCTTG
(tổng hợp)