Công tác Khoa giáo
Ô nhiễm không khí toàn cầu, hệ lụy và một số giải pháp ứng phó hiện nay
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 17:24
- Lượt xem: 2642
(TGAG)- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến nay đã có hơn 80% thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO về chất lượng không khí, trong đó tập trung chủ yếu tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Cơ quan này còn cảnh báo, mức độ ô nhiễm không khí toàn cầu đã tăng lên 8% so với năm 2013.
Châu Á là nơi có mức ô nhiễm không khí tập trung nhất. Trong đó, Trung Quốc - một quốc gia có ô nhiễm không khí ở mức cao kỷ lục, trở thành vấn đề nan giải làm đau đầu giới chức nước này. Bắc Kinh cũng đã thừa nhận không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng không khí do nhà nước đặt ra, ít nhất tới năm 2030. Thủ đô Bắc Kinh là một trong những thành phố ô nhiễm hàng đầu của Trung Quốc, đến mức lãnh đạo thành phố đã phải phát báo động đỏ 2 lần trong năm 2015.
Tại Mê-hi-cô (Mỹ La-tinh), hồi tháng 5/2016, chính phủ nước này cũng đã 3 lần phát đi báo động về tình trạng ô nhiễm không khí đến người dân. Đây là một hiện tượng chưa từng xảy ra trong nhiều năm trước đó.
Trên thế giới hiện nay có 1.600 thành phố ở 91 quốc gia, không khí có nồng độ bụi không đạt chỉ tiêu chất lượng an toàn từ 10 PM tới 2.5 PM. Tức là nếu như nồng độ các hạt bụi và chất độc hại trong không khí có đường kính nhỏ hơn 2,5-10 micron tăng lên cao sẽ dẫn tới khả năng gây bệnh phổi cho con người ngày càng lớn.
Gần đây, ngày 05/11/2016, Trung Quốc và Ấn Độ phải báo động về mức ô nhiễm không khí. Theo đó, khói mù ở mức độ nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Liêu Ninh, với tầm nhìn dưới 200m, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ; tại Ấn Độ, khoảng 1.800 trường tiểu học tại thủ đô Niu-Đê-li đã được lệnh đóng cửa do tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng đến 900.000 học sinh tại đây, các trường học sẽ hoạt động trở lại vào ngày 07/11.
Tại Việt Nam, theo khảo sát 2 thành phố lớn là Hà Nội (03/2016) và thành phố Hồ Chí Minh (10/2015) cũng có mức ô nhiễm tương đối nặng. Theo đó, chỉ số AQI (dùng để đánh giá chất lượng không khí và khả năng tác động sức khỏe) đo được trong 2 ngày 01 và 02/3/2016 tại Láng Hạ và Trường Quốc tế Liên Hợp quốc Hà Nội (Tây Hồ) dao động từ 114 - 388. Riêng nồng độ bụi PM 2,5 tại Hà Nội có thời điểm cao gấp hơn 3 lần mức khuyến cáo theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí và gấp 7 lần so với khuyến cáo của WHO. Thành phố Hồ Chí Minh, theo kết quả đo được ở 6 trạm quan trắc tại 6 điểm tiểu biểu của thành phố cho thấy: 89% mẫu không khí được kiểm tra không đạt chuẩn. Đặc biệt, trong năm 2015, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi… trong không khí ở thành phố còn ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010 - 2014.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về “Thiệt hại do ô nhiễm không khí” (08/9/2016), thì không khí đã gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng nghìn tỷ USD trong năm 2013. Theo đó, 5,5 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, dẫn đến tổn hại nguồn lực lao động và làm chậm lại tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng này đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 225 tỷ USD từ tổn thất về thu nhập của người lao động và hơn 5.000 tỷ USD từ thiệt hại phúc lợi xã hội.
Các nhà nghiên cứu Liên Hợp quốc về hậu quả của biến đổi khí hậu chính là sự phơi nhiễm bệnh tật như: Sốt rét, viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng sẽ trở nên nguy hiểm hơn do biến đổi khí hậu và nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra, nạn hạn hán kéo dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sản phẩm nông nghiệp, kéo theo tình trạng suy dinh dưỡng, nguyên nhân gây ra cái chết của 50% trong số các trường hợp tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn cầu.
UNICEF cũng khuyến nghị trong việc giúp các quốc gia nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu, nên dành ưu tiên cho những thành phần dân cư dễ bị tổn thương nhất, trong đó có trẻ em. Bản nghiên cứu của UNICEF cho rằng, nếu kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đề ra mục tiêu nhiều tham vọng hơn, thì sẽ có nhiều trẻ em tránh được những hậu quả của biến đổi khí hậu hơn. Các nước đang phát triển sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền khoảng 270 tỷ USD mỗi năm để có thể thích ứng với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, nếu như không chịu cam kết cắt giảm thêm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thiệt hại đáng kể nữa là, bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozone để xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất nóng lên, gây ra mưa A-xít vì trong nước mưa có CO2 hòa tan (từ hơi thở của động vật) và một ít Cl- (từ nước biển). Mưa có pH khoảng 5, đôi khi có pH < 4 (do núi lửa sinh ra SO2 và H2O3 tạo thành A-xít Xun-phua-rít – H2SO4).
Theo kết quả một nghiên cứu mới, hàng năm, chất lượng không khí kém gây ra 5,5 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới, trong đó hơn một nửa là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà máy điện và công nghiệp giải phóng nhiều hạt nhỏ vào không khí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Các hạt này cũng là sản phẩm phụ của quá trình đốt than, gỗ cũng như khí thải từ ô tô và các phương tiện giao thông khác. Các nhà khoa học cho biết những nỗ lực hiện nay để hạn chế lượng khí thải này là chưa đủ và còn nhiều việc cần làm để ngăn chặn sự gia tăng những ca tử vong sớm liên quan tới ô nhiễm không khí trong hai thập kỷ tới.
Theo các nhà nghiên cứu, ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ gây tử vong cao đứng hàng thứ 4 trên toàn cầu và đến nay là yếu tố nguy cơ môi trường hàng đầu gây bệnh. Giảm ô nhiễm môi trường là một biện pháp rất hiệu quả để cải thiện sức khỏe người dân. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Mỹ, Ca-na-đa, Trung Quốc, Ấn Độ đã đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, Ấn Độ và đánh giá tác động của chất lượng không khí kém lên sức khỏe người dân. Hai nước này chiếm khoảng 55% số ca tử vong liên quan tới ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới. Chỉ trong năm 2013, khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc và 1,4 triệu người Ấn Độ đã tử vong do chất lượng không khí không bảo đảm. Ở Trung Quốc, đốt than là yếu tố góp phần lớn nhất vào ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí ngoài trời do than cũng đã gây ra khoảng 366.000 ca tử vong ở Trung Quốc trong năm 2013. Ước tính năm 2030, sẽ có khoảng 1,3 triệu người nước này sẽ tử vong sớm do chất lượng không khí kém nếu họ giữ các chỉ tiêu ô nhiễm không khí hiện tại và không nỗ lực hơn để hạn chế quá trình đốt than đá và khí thải. Tại Ấn Độ, chất lượng không khí kém chủ yếu do đốt gỗ, phân và các chất hữu cơ khác để nấu ăn và sưởi ấm. Hàng triệu gia đình nghèo thường xuyên phơi nhiễm với hàm lượng cao các chất ô nhiễm dạng hạt trong nhà.
Giải pháp ứng phó
Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì nhu cầu phát triển ngày càng cao của thế giới; các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố bất lợi và cần phải có những giải pháp để hạn chế, đó là:
(1) Bảo vệ nguồn lợi từ rừng và chống phá rừng. Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng lên, dẫn đến con người phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng trọt. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tăng nhiệt độ trái đất đáng kể trong những năm vừa qua đang làm cho thế giới không an toàn. Hậu quả thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện với tần suất tăng lên và mức độ thiệt hại ngày càng nặng hơn. Sự tăng nhiệt trong mùa hè, không đủ lạnh trong mùa đông và khối lượng đất đóng băng sụt giảm, khiến toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi tự nhiên không chỉ với con người mà còn với các loài khác sống trên hành tinh này.
(2) Tăng cường quản lý chất thải độc hại. Sự yếu kém trong quản lý chất thải nguy hại cùng với việc phát triển dân số quá nhanh trên toàn thế giới, khiến tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Với lối sống “gấp” và sự “nhẫn tâm” của con người trong suy nghĩ và hành động được chứng minh qua các bãi chôn lấp và tái chế chất thải, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đến sức khỏe của con người.
(3) Bảo vệ nguồn nước và chống xâm nhập mặn. Đất canh tác cho nông nghiệp hiện nay đang ít dần, cộng với nhiều vùng miền đang thiếu nước canh tác, hoặc nước nhiễm mặn không thể canh tác. Nhiều đất canh tác trong tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Họ có thể trồng cây thực phẩm hoặc các loại ngũ cốc, nhưng trước những sự thay đổi đó đã có ảnh hưởng lâu dài và gây hại cho môi trường làm cho các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
(4) Hạn chế các chất thải độc hại trong tự nhiên. Bên cạnh những chất thải được tạo ra bởi con người, còn có chất thải do tự nhiên cũng tác động xấu đến môi trường. Mưa axít, một số hóa chất và kim loại nặng có thể gây hiệu ứng tử vong cho con người và động vật. Di truyền cũng là một vấn đề rất nhạy cảm và rất gây tranh cãi. Khoa học đã giúp con người rất nhiều và đã đạt được những bước đột phá về y học, công nghệ, y tế, thông tin liên lạc... Trong đó, biến đổi gien của thực vật, động vật và có lẽ cả con người trong tương lai gần có thể gây ra “lợi bất cập hại”.
(5) Vấn đề hiệu ứng nhà kính. Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozone để xuống mặt đất. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy, người ta cho rằng sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng lên (CO2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải, cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO2 nhả O2). Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển toàn cầu. Một số giải pháp góp phần giảm “hiệu ứng nhà kính” như giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và thay chúng bằng nguồn năng lượng thân thiện môi trường, trồng cây, sự cam kết thực hiện giữa các Quốc gia trên thế giới là hết sức cần thiết.
(6) Làm giảm hiện tượng mưa A-xít. Do ảnh hưởng có tính toàn cầu của mưa A-xít, năm 1990, Mỹ đã đưa ra “đạo luật không khí sạch”, yêu cầu giảm 10 triệu tấn thải SO2 do lượng khí thải này đã ảnh hưởng đến Ca-na-đa hơn là trong nước. Các nước Châu Âu kể cả Đông Âu và SNG cũng đưa ra 2 Nghị định thư về SO2: Một là, yêu cầu các nước giảm khoảng 30% của năm 1980 vào năm 1993; Hai là, đưa ra ngưỡng gây hại và yêu cầu các nước phải giảm lượng khí thải SO2 dưới ngưỡng gây hại đó.
(7) Chống suy thoái tầng ozone. Ozone là loại khí hiếm tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu từ khoảng 16 - 40km. Bản thân ozone là một chất gây ô nhiễm, vốn là sản phẩm của các phân tử chứa oxy như SO2, NO+2 và an-đê-hít dưới tác dụng của tia tử ngoại. Ozone ở tầng đối lưu dưới dạng vệt, khi vượt quá giới hạn nồng độ cho phép (0,2 ppm) thì trở thành ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người, gây khó chịu cho mũi, mắt và họng. Một số thiết bị văn phòng như máy photocopy dễ tạo nên ozone gây hại cho sức khỏe nhân viên văn phòng. Ozone nồng độ cao cũng gây hại cho cây trồng, gây tổn hại lá cây, tổn thương màng sinh chất, tác động xấu đến quá trình quang hợp, làm giảm sức chống chịu của cây trồng. Trong giới hạn nhất định, người ta sử dụng ozone để khử trùng, chống nhiễm khuẩn thực phẩm. Ngay từ những năm 1980, người ta cũng đã thấy mật độ trung bình tầng ozone bị suy giảm tới 5% ở Nam cực và 4% trên phạm vi toàn cầu.
Trong 50 năm qua, Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đã giảm đáng kể mức độ ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng các loại nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu suất của phương tiện giao thông, hạn chế đốt than và hạn chế các nhà máy điện. Nghiên cứu này góp phần xác định những hành động có thể cải thiện tốt nhất sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, các giải pháp chống ô nhiễm không khí cần phải đồng bộ, toàn diện và có tính toàn cầu thì mới đưa lại hiệu quả thiết thực.
Như vậy, vấn đề môi trường và ô nhiễm không khí toàn cầu đã đạt tới ngưỡng mà giới lãnh đạo các quốc gia trên thế giới không thể kéo dài hơn nữa cuộc tranh cãi. COP-21 là một bước đột phá quan trọng với một Hiệp ước mang tính tổng thể toàn cầu và đã có hơn 55% quốc gia đã phê duyệt ở cấp Quốc hội, tạo tiền đề có các bước tiến mới và cụ thể hơn trong kỳ họp COP-22 tại Ma-rốc vừa diễn ra, khiến nhân loại đang kỳ vọng vào môi trường sống sẽ được cải thiện hơn trong tương lai gần./.
Châu Á là nơi có mức ô nhiễm không khí tập trung nhất. Trong đó, Trung Quốc - một quốc gia có ô nhiễm không khí ở mức cao kỷ lục, trở thành vấn đề nan giải làm đau đầu giới chức nước này. Bắc Kinh cũng đã thừa nhận không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng không khí do nhà nước đặt ra, ít nhất tới năm 2030. Thủ đô Bắc Kinh là một trong những thành phố ô nhiễm hàng đầu của Trung Quốc, đến mức lãnh đạo thành phố đã phải phát báo động đỏ 2 lần trong năm 2015.
Tại Mê-hi-cô (Mỹ La-tinh), hồi tháng 5/2016, chính phủ nước này cũng đã 3 lần phát đi báo động về tình trạng ô nhiễm không khí đến người dân. Đây là một hiện tượng chưa từng xảy ra trong nhiều năm trước đó.
Trên thế giới hiện nay có 1.600 thành phố ở 91 quốc gia, không khí có nồng độ bụi không đạt chỉ tiêu chất lượng an toàn từ 10 PM tới 2.5 PM. Tức là nếu như nồng độ các hạt bụi và chất độc hại trong không khí có đường kính nhỏ hơn 2,5-10 micron tăng lên cao sẽ dẫn tới khả năng gây bệnh phổi cho con người ngày càng lớn.
Gần đây, ngày 05/11/2016, Trung Quốc và Ấn Độ phải báo động về mức ô nhiễm không khí. Theo đó, khói mù ở mức độ nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Liêu Ninh, với tầm nhìn dưới 200m, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ; tại Ấn Độ, khoảng 1.800 trường tiểu học tại thủ đô Niu-Đê-li đã được lệnh đóng cửa do tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng đến 900.000 học sinh tại đây, các trường học sẽ hoạt động trở lại vào ngày 07/11.
Tại Việt Nam, theo khảo sát 2 thành phố lớn là Hà Nội (03/2016) và thành phố Hồ Chí Minh (10/2015) cũng có mức ô nhiễm tương đối nặng. Theo đó, chỉ số AQI (dùng để đánh giá chất lượng không khí và khả năng tác động sức khỏe) đo được trong 2 ngày 01 và 02/3/2016 tại Láng Hạ và Trường Quốc tế Liên Hợp quốc Hà Nội (Tây Hồ) dao động từ 114 - 388. Riêng nồng độ bụi PM 2,5 tại Hà Nội có thời điểm cao gấp hơn 3 lần mức khuyến cáo theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí và gấp 7 lần so với khuyến cáo của WHO. Thành phố Hồ Chí Minh, theo kết quả đo được ở 6 trạm quan trắc tại 6 điểm tiểu biểu của thành phố cho thấy: 89% mẫu không khí được kiểm tra không đạt chuẩn. Đặc biệt, trong năm 2015, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi… trong không khí ở thành phố còn ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010 - 2014.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về “Thiệt hại do ô nhiễm không khí” (08/9/2016), thì không khí đã gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng nghìn tỷ USD trong năm 2013. Theo đó, 5,5 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, dẫn đến tổn hại nguồn lực lao động và làm chậm lại tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng này đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 225 tỷ USD từ tổn thất về thu nhập của người lao động và hơn 5.000 tỷ USD từ thiệt hại phúc lợi xã hội.
Các nhà nghiên cứu Liên Hợp quốc về hậu quả của biến đổi khí hậu chính là sự phơi nhiễm bệnh tật như: Sốt rét, viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng sẽ trở nên nguy hiểm hơn do biến đổi khí hậu và nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra, nạn hạn hán kéo dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sản phẩm nông nghiệp, kéo theo tình trạng suy dinh dưỡng, nguyên nhân gây ra cái chết của 50% trong số các trường hợp tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn cầu.
UNICEF cũng khuyến nghị trong việc giúp các quốc gia nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu, nên dành ưu tiên cho những thành phần dân cư dễ bị tổn thương nhất, trong đó có trẻ em. Bản nghiên cứu của UNICEF cho rằng, nếu kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đề ra mục tiêu nhiều tham vọng hơn, thì sẽ có nhiều trẻ em tránh được những hậu quả của biến đổi khí hậu hơn. Các nước đang phát triển sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền khoảng 270 tỷ USD mỗi năm để có thể thích ứng với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, nếu như không chịu cam kết cắt giảm thêm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thiệt hại đáng kể nữa là, bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozone để xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất nóng lên, gây ra mưa A-xít vì trong nước mưa có CO2 hòa tan (từ hơi thở của động vật) và một ít Cl- (từ nước biển). Mưa có pH khoảng 5, đôi khi có pH < 4 (do núi lửa sinh ra SO2 và H2O3 tạo thành A-xít Xun-phua-rít – H2SO4).
Theo kết quả một nghiên cứu mới, hàng năm, chất lượng không khí kém gây ra 5,5 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới, trong đó hơn một nửa là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà máy điện và công nghiệp giải phóng nhiều hạt nhỏ vào không khí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Các hạt này cũng là sản phẩm phụ của quá trình đốt than, gỗ cũng như khí thải từ ô tô và các phương tiện giao thông khác. Các nhà khoa học cho biết những nỗ lực hiện nay để hạn chế lượng khí thải này là chưa đủ và còn nhiều việc cần làm để ngăn chặn sự gia tăng những ca tử vong sớm liên quan tới ô nhiễm không khí trong hai thập kỷ tới.
Theo các nhà nghiên cứu, ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ gây tử vong cao đứng hàng thứ 4 trên toàn cầu và đến nay là yếu tố nguy cơ môi trường hàng đầu gây bệnh. Giảm ô nhiễm môi trường là một biện pháp rất hiệu quả để cải thiện sức khỏe người dân. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Mỹ, Ca-na-đa, Trung Quốc, Ấn Độ đã đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, Ấn Độ và đánh giá tác động của chất lượng không khí kém lên sức khỏe người dân. Hai nước này chiếm khoảng 55% số ca tử vong liên quan tới ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới. Chỉ trong năm 2013, khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc và 1,4 triệu người Ấn Độ đã tử vong do chất lượng không khí không bảo đảm. Ở Trung Quốc, đốt than là yếu tố góp phần lớn nhất vào ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí ngoài trời do than cũng đã gây ra khoảng 366.000 ca tử vong ở Trung Quốc trong năm 2013. Ước tính năm 2030, sẽ có khoảng 1,3 triệu người nước này sẽ tử vong sớm do chất lượng không khí kém nếu họ giữ các chỉ tiêu ô nhiễm không khí hiện tại và không nỗ lực hơn để hạn chế quá trình đốt than đá và khí thải. Tại Ấn Độ, chất lượng không khí kém chủ yếu do đốt gỗ, phân và các chất hữu cơ khác để nấu ăn và sưởi ấm. Hàng triệu gia đình nghèo thường xuyên phơi nhiễm với hàm lượng cao các chất ô nhiễm dạng hạt trong nhà.
Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì nhu cầu phát triển ngày càng cao của thế giới; các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố bất lợi và cần phải có những giải pháp để hạn chế, đó là:
(1) Bảo vệ nguồn lợi từ rừng và chống phá rừng. Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng lên, dẫn đến con người phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng trọt. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tăng nhiệt độ trái đất đáng kể trong những năm vừa qua đang làm cho thế giới không an toàn. Hậu quả thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện với tần suất tăng lên và mức độ thiệt hại ngày càng nặng hơn. Sự tăng nhiệt trong mùa hè, không đủ lạnh trong mùa đông và khối lượng đất đóng băng sụt giảm, khiến toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi tự nhiên không chỉ với con người mà còn với các loài khác sống trên hành tinh này.
(2) Tăng cường quản lý chất thải độc hại. Sự yếu kém trong quản lý chất thải nguy hại cùng với việc phát triển dân số quá nhanh trên toàn thế giới, khiến tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Với lối sống “gấp” và sự “nhẫn tâm” của con người trong suy nghĩ và hành động được chứng minh qua các bãi chôn lấp và tái chế chất thải, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đến sức khỏe của con người.
(3) Bảo vệ nguồn nước và chống xâm nhập mặn. Đất canh tác cho nông nghiệp hiện nay đang ít dần, cộng với nhiều vùng miền đang thiếu nước canh tác, hoặc nước nhiễm mặn không thể canh tác. Nhiều đất canh tác trong tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Họ có thể trồng cây thực phẩm hoặc các loại ngũ cốc, nhưng trước những sự thay đổi đó đã có ảnh hưởng lâu dài và gây hại cho môi trường làm cho các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
(4) Hạn chế các chất thải độc hại trong tự nhiên. Bên cạnh những chất thải được tạo ra bởi con người, còn có chất thải do tự nhiên cũng tác động xấu đến môi trường. Mưa axít, một số hóa chất và kim loại nặng có thể gây hiệu ứng tử vong cho con người và động vật. Di truyền cũng là một vấn đề rất nhạy cảm và rất gây tranh cãi. Khoa học đã giúp con người rất nhiều và đã đạt được những bước đột phá về y học, công nghệ, y tế, thông tin liên lạc... Trong đó, biến đổi gien của thực vật, động vật và có lẽ cả con người trong tương lai gần có thể gây ra “lợi bất cập hại”.
(5) Vấn đề hiệu ứng nhà kính. Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozone để xuống mặt đất. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy, người ta cho rằng sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng lên (CO2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải, cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO2 nhả O2). Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển toàn cầu. Một số giải pháp góp phần giảm “hiệu ứng nhà kính” như giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và thay chúng bằng nguồn năng lượng thân thiện môi trường, trồng cây, sự cam kết thực hiện giữa các Quốc gia trên thế giới là hết sức cần thiết.
(6) Làm giảm hiện tượng mưa A-xít. Do ảnh hưởng có tính toàn cầu của mưa A-xít, năm 1990, Mỹ đã đưa ra “đạo luật không khí sạch”, yêu cầu giảm 10 triệu tấn thải SO2 do lượng khí thải này đã ảnh hưởng đến Ca-na-đa hơn là trong nước. Các nước Châu Âu kể cả Đông Âu và SNG cũng đưa ra 2 Nghị định thư về SO2: Một là, yêu cầu các nước giảm khoảng 30% của năm 1980 vào năm 1993; Hai là, đưa ra ngưỡng gây hại và yêu cầu các nước phải giảm lượng khí thải SO2 dưới ngưỡng gây hại đó.
(7) Chống suy thoái tầng ozone. Ozone là loại khí hiếm tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu từ khoảng 16 - 40km. Bản thân ozone là một chất gây ô nhiễm, vốn là sản phẩm của các phân tử chứa oxy như SO2, NO+2 và an-đê-hít dưới tác dụng của tia tử ngoại. Ozone ở tầng đối lưu dưới dạng vệt, khi vượt quá giới hạn nồng độ cho phép (0,2 ppm) thì trở thành ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người, gây khó chịu cho mũi, mắt và họng. Một số thiết bị văn phòng như máy photocopy dễ tạo nên ozone gây hại cho sức khỏe nhân viên văn phòng. Ozone nồng độ cao cũng gây hại cho cây trồng, gây tổn hại lá cây, tổn thương màng sinh chất, tác động xấu đến quá trình quang hợp, làm giảm sức chống chịu của cây trồng. Trong giới hạn nhất định, người ta sử dụng ozone để khử trùng, chống nhiễm khuẩn thực phẩm. Ngay từ những năm 1980, người ta cũng đã thấy mật độ trung bình tầng ozone bị suy giảm tới 5% ở Nam cực và 4% trên phạm vi toàn cầu.
Trong 50 năm qua, Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đã giảm đáng kể mức độ ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng các loại nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu suất của phương tiện giao thông, hạn chế đốt than và hạn chế các nhà máy điện. Nghiên cứu này góp phần xác định những hành động có thể cải thiện tốt nhất sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, các giải pháp chống ô nhiễm không khí cần phải đồng bộ, toàn diện và có tính toàn cầu thì mới đưa lại hiệu quả thiết thực.
Như vậy, vấn đề môi trường và ô nhiễm không khí toàn cầu đã đạt tới ngưỡng mà giới lãnh đạo các quốc gia trên thế giới không thể kéo dài hơn nữa cuộc tranh cãi. COP-21 là một bước đột phá quan trọng với một Hiệp ước mang tính tổng thể toàn cầu và đã có hơn 55% quốc gia đã phê duyệt ở cấp Quốc hội, tạo tiền đề có các bước tiến mới và cụ thể hơn trong kỳ họp COP-22 tại Ma-rốc vừa diễn ra, khiến nhân loại đang kỳ vọng vào môi trường sống sẽ được cải thiện hơn trong tương lai gần./.
P.TTCTTG (tổng hợp)