Công tác Khoa giáo
An Giang: Thực hiện tốt công tác giảm nghèo và an sinh xã hội
- Được đăng: Thứ tư, 28 Tháng 12 2016 14:39
- Lượt xem: 2972
(TGAG)- Trong năm 2016, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm, nỗ lực và triển khai đồng bộ các giải pháp của các cấp, các ngành, công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. An sinh xã hội được đảm bảo. Các mô hình giảm nghèo được nhân rộng và hoạt động có hiệu quả. Đời sống người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,45% năm 2015 xuống còn 6,75% năm 2016 (giảm 1,7%), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra.
Các địa phương thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo, nhóm đối tượng yếu thế được tiếp cận với các chương trình trợ giúp của Nhà nước. Năm 2016, đã thực hiện các chính sách hỗ trợ và trợ cấp cho 62.362 hộ nghèo, cận nghèo, 61.509 đối tượng bảo trợ xã hội; theo dõi, tổ chức điều tra, cập nhật và thực hiện trợ cấp thường xuyên cho trên 60.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; hỗ trợ 220 chiếc xe lăn cho người khuyết tật; vận động hỗ trợ phẫu thuật lắp đặp thủy tinh thể cho 1.405 người mù nghèo.
Đặc biệt là cứu trợ kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, sạt lỡ bờ sông, lốc xoáy (05 người chết, 790 căn nhà bị sập, cháy, tốc mái xiêu vẹo). Làm tốt công tác thu gom các đối tượng lang thang, xin ăn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, giải quyết có hiệu quả vấn đề người lang thang cơ nhỡ trên các địa bàn.
Các chính sách hỗ trợ về tín dụng, giáo dục, y tế... cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện khá tốt. Tổng doanh số cho vay 23.995 đối tượng với 476 tỷ đồng. Trong đó: 3.787 hộ nghèo, 5.019 hộ cận nghèo. Phối hợp mua và cấp 293.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng BTXH, dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn. Khám chữa bệnh cho người nghèo 19.155 lượt và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 15.575 lượt trẻ; hỗ trợ cất mới nhà ở cho 280 căn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg và đã hỗ trợ xây dựng 13 mô hình giảm nghèo ở các huyện.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội: việc giải quyết chính sách mới với người có công còn chậm; công tác giảm nghèo chưa bền vững. Đời sống của người lao động, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội vẫn còn khó khăn. Nguồn đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo còn ít, phân tán, chưa tập trung. Chính sách và nguồn lực đảm bảo cứu trợ xã hội, trợ giúp đối tượng yếu thế còn hạn chế. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở một số địa phương, có mặt còn mang tính phong trào, từ thiện, thiếu đầu tư chiều sâu.
Trong năm 2017, tỉnh chủ động nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình phối hợp phòng tránh và cứu trợ phù hợp để ứng phó kịp thời, hạn chế tác động xấu của thiên tai hàng năm. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 ở An Giang. Phối hợp thực hiện có hiệu Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020”. Đẩy mạnh giám sát, đánh giá giảm nghèo.
Tổ chức điều tra, cập nhật thường xuyên và quản lý tốt đối tượng nghèo cận nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020), đối tượng diện bảo trợ, cứu trợ xã hội cũng như đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đổi mới phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả hơn. Tích cực nghiên cứu, hệ thống hóa, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội.
Đặc biệt là lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội. Xây dựng triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Đảm bảo trợ cấp kịp thời và thực hiện đầy đủ chính sách cho các đối tượng trợ giúp xã hội, tạo cơ hội tốt cho người nghèo, đối tượng xã hội tự vươn lên thông qua các chính sách trợ giúp, hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề, tín dụng, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế điều hành các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư có trọng điểm, tập trung cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao và hộ nghèo diện chính sách người có công. Đảm bảo vốn đầu tư các công trình thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nghèo như: nước sạch, môi trường, hạ tầng nông thôn. Thường xuyên tuyên truyền, vận động người nghèo, cận nghèo phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo./.
Các địa phương thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo, nhóm đối tượng yếu thế được tiếp cận với các chương trình trợ giúp của Nhà nước. Năm 2016, đã thực hiện các chính sách hỗ trợ và trợ cấp cho 62.362 hộ nghèo, cận nghèo, 61.509 đối tượng bảo trợ xã hội; theo dõi, tổ chức điều tra, cập nhật và thực hiện trợ cấp thường xuyên cho trên 60.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; hỗ trợ 220 chiếc xe lăn cho người khuyết tật; vận động hỗ trợ phẫu thuật lắp đặp thủy tinh thể cho 1.405 người mù nghèo.
Đặc biệt là cứu trợ kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, sạt lỡ bờ sông, lốc xoáy (05 người chết, 790 căn nhà bị sập, cháy, tốc mái xiêu vẹo). Làm tốt công tác thu gom các đối tượng lang thang, xin ăn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, giải quyết có hiệu quả vấn đề người lang thang cơ nhỡ trên các địa bàn.
Các chính sách hỗ trợ về tín dụng, giáo dục, y tế... cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện khá tốt. Tổng doanh số cho vay 23.995 đối tượng với 476 tỷ đồng. Trong đó: 3.787 hộ nghèo, 5.019 hộ cận nghèo. Phối hợp mua và cấp 293.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng BTXH, dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn. Khám chữa bệnh cho người nghèo 19.155 lượt và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi 15.575 lượt trẻ; hỗ trợ cất mới nhà ở cho 280 căn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg và đã hỗ trợ xây dựng 13 mô hình giảm nghèo ở các huyện.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội: việc giải quyết chính sách mới với người có công còn chậm; công tác giảm nghèo chưa bền vững. Đời sống của người lao động, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội vẫn còn khó khăn. Nguồn đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo còn ít, phân tán, chưa tập trung. Chính sách và nguồn lực đảm bảo cứu trợ xã hội, trợ giúp đối tượng yếu thế còn hạn chế. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở một số địa phương, có mặt còn mang tính phong trào, từ thiện, thiếu đầu tư chiều sâu.
Trong năm 2017, tỉnh chủ động nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình phối hợp phòng tránh và cứu trợ phù hợp để ứng phó kịp thời, hạn chế tác động xấu của thiên tai hàng năm. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 ở An Giang. Phối hợp thực hiện có hiệu Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020”. Đẩy mạnh giám sát, đánh giá giảm nghèo.
Tổ chức điều tra, cập nhật thường xuyên và quản lý tốt đối tượng nghèo cận nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020), đối tượng diện bảo trợ, cứu trợ xã hội cũng như đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đổi mới phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả hơn. Tích cực nghiên cứu, hệ thống hóa, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội.
Đặc biệt là lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội. Xây dựng triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Đảm bảo trợ cấp kịp thời và thực hiện đầy đủ chính sách cho các đối tượng trợ giúp xã hội, tạo cơ hội tốt cho người nghèo, đối tượng xã hội tự vươn lên thông qua các chính sách trợ giúp, hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề, tín dụng, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế điều hành các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư có trọng điểm, tập trung cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao và hộ nghèo diện chính sách người có công. Đảm bảo vốn đầu tư các công trình thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nghèo như: nước sạch, môi trường, hạ tầng nông thôn. Thường xuyên tuyên truyền, vận động người nghèo, cận nghèo phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo./.
NGUYỄN HÙNG