Công tác Khoa giáo
An Giang nỗ lực phòng chống HIV/AIDS
- Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 12 2016 08:44
- Lượt xem: 2900
(TGAG)- Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, nước ta đã phát hiện được thêm 3.684 người có HIV, như vậy bình quân mỗi tháng phát hiện được 600 người nhiễm.
Tính đến 30/6/2016, trên toàn quốc có khoảng trên 110.000 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng virus ARV tại 407 cơ sở điều trị, tăng gần 4.000 người so với cuối năm 2015. Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị ARV đạt 48% tổng số người có HIV hiện còn sống được báo cáo.
An Giang là tỉnh tiếp giáp với Campuchia nên tệ nạn mại dâm diễn biến khá phức tạp, khó kiểm soát. Đa số gái mại dâm có học vấn thấp, gia đình nghèo, không cơ sở làm ăn, không nghề nghiệp phải sang Campuchia làm thuê và dần dần hành nghề mại dâm và cũng là đối tượng dễ bị nhiễm HIV nhất. Đối tượng gái mại dâm này sau thời gian hành nghề ở bên kia biên giới đã tàn tạ vì nghiện ngập ma túy và bệnh tật nên ế khách phải về Việt Nam. Thậm chí có người phải trôi dạt về các vùng nông thôn… để kiếm sống bằng nghề bán dâm và chính vì vậy mà đây là con đường lây lan căn bệnh HIV khó kiểm soát nhất. Gần đây, thành phần lây nhiễm HIV là nông dân đã tăng. Có những nông dân, những thanh niên trai tráng quanh năm quần quật với ruộng lúa trong phút cao hứng quan hệ với gái làng chơi đã bị nhiễm HIV… Khó khăn nhất cũng chính vì là nông dân vùng sâu, vùng xa học vấn thấp, nhận thức kém nên không phòng bị và khi bị lây nhiễm cũng không hay biết, để rồi truyền căn bệnh này cho người thân của mình.
Đánh giá được những thách thức của căn bệnh nguy hiểm này, lãnh đạo tỉnh An Giang đã kiên quyết thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn. UBND tỉnh An Giang đã xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác phòng chống HIV/AIDS nhằm huy động toàn hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã tập trung thực hiện. Tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên của mình, kể cả trưởng ấp, tổ trưởng tổ tự quản về trách nhiệm phòng chống HIV/AIDS. Ngành Văn hóa thông tin phát hành các loại tờ bướm, treo nhiều pa nô, băng rôn cổ động trực quan ở các khu đông dân cư, các trục tuyến đường giao thông chính. Báo, Đài của tỉnh cũng thường xuyên tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, tổ chức thi tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra, An Giang còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong trường học, trong các câu lạc bộ Phòng chống tệ nạn xã hội, các câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ em bé gái v,v…Tỉnh đã thành lập các Nhóm đồng đẳng ở các huyện thị, tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, đoàn thể địa phương với ngành y tế để quản lý, chăm sóc, giúp đỡ, động viên tư vấn cho những người có HIV tự nguyện giữ gìn không để căn bệnh này lây lan sang người khác. Địa phương đã lập hồ sơ quản lý những đối tượng nghiện ma túy, phát hiện và nghiêm khắc xử lý những vụ án liên quan đến việc sử dụng, mua bán chất gây nghiện; lên danh sách quản lý giáo dục những đối tượng hành nghề mại dâm… Mặt khác, tỉnh An Giang còn đẩy mạnh việc lồng ghép những nội dung về phòng chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “ba không”, “bốn không” về an ninh trật tự xã hội v,v… Lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, kế hoạch của các Sở, Ban ngành, Mặt trận, các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…
Theo lộ trình, các quỹ quốc tế sẽ cắt giảm viện trợ đối với các vấn đề liên quan đến bệnh nhân HIV/AIDS. Do đó, Bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là giải pháp khả thi nhất trong điều kiện của Việt Nam nhằm duy trì và mở rộng điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giúp họ có thể điều trị HIV/AIDS suốt đời.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT rất thấp, nguyên nhân là do người dân không có điều kiện thẻ BHYT; nhiều người nhiễm HIV sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú ổn định nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ BHYT của Nhà nước; hoặc do người bệnh lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nếu tham gia BHYT...
Những người có HIV có thể yên tâm tham gia BHYT vì theo Quyết định 2188/QĐ-TTg quy định việc thanh toán thuốc kháng virus HIV được mua từ nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng virus HIV.
An Giang đã nỗ lực thực hiện công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS, tạo được dư luận sâu rộng trong nhân dân, góp phần tích cực nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh nguy hiểm này - Hy vọng, với quyết tâm và những biện pháp tích cực, An Giang sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của căn bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đúng theo kế hoạch đã đề ra./.
Tính đến 30/6/2016, trên toàn quốc có khoảng trên 110.000 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng virus ARV tại 407 cơ sở điều trị, tăng gần 4.000 người so với cuối năm 2015. Tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị ARV đạt 48% tổng số người có HIV hiện còn sống được báo cáo.
An Giang là tỉnh tiếp giáp với Campuchia nên tệ nạn mại dâm diễn biến khá phức tạp, khó kiểm soát. Đa số gái mại dâm có học vấn thấp, gia đình nghèo, không cơ sở làm ăn, không nghề nghiệp phải sang Campuchia làm thuê và dần dần hành nghề mại dâm và cũng là đối tượng dễ bị nhiễm HIV nhất. Đối tượng gái mại dâm này sau thời gian hành nghề ở bên kia biên giới đã tàn tạ vì nghiện ngập ma túy và bệnh tật nên ế khách phải về Việt Nam. Thậm chí có người phải trôi dạt về các vùng nông thôn… để kiếm sống bằng nghề bán dâm và chính vì vậy mà đây là con đường lây lan căn bệnh HIV khó kiểm soát nhất. Gần đây, thành phần lây nhiễm HIV là nông dân đã tăng. Có những nông dân, những thanh niên trai tráng quanh năm quần quật với ruộng lúa trong phút cao hứng quan hệ với gái làng chơi đã bị nhiễm HIV… Khó khăn nhất cũng chính vì là nông dân vùng sâu, vùng xa học vấn thấp, nhận thức kém nên không phòng bị và khi bị lây nhiễm cũng không hay biết, để rồi truyền căn bệnh này cho người thân của mình.
Đánh giá được những thách thức của căn bệnh nguy hiểm này, lãnh đạo tỉnh An Giang đã kiên quyết thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn. UBND tỉnh An Giang đã xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác phòng chống HIV/AIDS nhằm huy động toàn hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã tập trung thực hiện. Tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên của mình, kể cả trưởng ấp, tổ trưởng tổ tự quản về trách nhiệm phòng chống HIV/AIDS. Ngành Văn hóa thông tin phát hành các loại tờ bướm, treo nhiều pa nô, băng rôn cổ động trực quan ở các khu đông dân cư, các trục tuyến đường giao thông chính. Báo, Đài của tỉnh cũng thường xuyên tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, tổ chức thi tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra, An Giang còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong trường học, trong các câu lạc bộ Phòng chống tệ nạn xã hội, các câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ em bé gái v,v…Tỉnh đã thành lập các Nhóm đồng đẳng ở các huyện thị, tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, đoàn thể địa phương với ngành y tế để quản lý, chăm sóc, giúp đỡ, động viên tư vấn cho những người có HIV tự nguyện giữ gìn không để căn bệnh này lây lan sang người khác. Địa phương đã lập hồ sơ quản lý những đối tượng nghiện ma túy, phát hiện và nghiêm khắc xử lý những vụ án liên quan đến việc sử dụng, mua bán chất gây nghiện; lên danh sách quản lý giáo dục những đối tượng hành nghề mại dâm… Mặt khác, tỉnh An Giang còn đẩy mạnh việc lồng ghép những nội dung về phòng chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “ba không”, “bốn không” về an ninh trật tự xã hội v,v… Lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, kế hoạch của các Sở, Ban ngành, Mặt trận, các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…
Theo lộ trình, các quỹ quốc tế sẽ cắt giảm viện trợ đối với các vấn đề liên quan đến bệnh nhân HIV/AIDS. Do đó, Bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là giải pháp khả thi nhất trong điều kiện của Việt Nam nhằm duy trì và mở rộng điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giúp họ có thể điều trị HIV/AIDS suốt đời.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT rất thấp, nguyên nhân là do người dân không có điều kiện thẻ BHYT; nhiều người nhiễm HIV sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú ổn định nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ BHYT của Nhà nước; hoặc do người bệnh lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nếu tham gia BHYT...
Những người có HIV có thể yên tâm tham gia BHYT vì theo Quyết định 2188/QĐ-TTg quy định việc thanh toán thuốc kháng virus HIV được mua từ nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng virus HIV.
An Giang đã nỗ lực thực hiện công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS, tạo được dư luận sâu rộng trong nhân dân, góp phần tích cực nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh nguy hiểm này - Hy vọng, với quyết tâm và những biện pháp tích cực, An Giang sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của căn bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đúng theo kế hoạch đã đề ra./.
M.B.M