Tự đổi mới - tự chỉnh đốn để phát triển
- Được đăng: Thứ năm, 23 Tháng 3 2017 07:31
- Lượt xem: 2532
(TGAG)- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) lần đầu tiên Đảng ta chỉ rõ: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo”. Đến nay, việc thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
Thực tế hơn 30 đổi mới, Đảng từng thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm trong chỉ đạo và nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước xã hội, ra sức củng cố khối đoàn kết trên cơ sở thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, với những tác động mặt trái của nó, Đảng ta trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức, lối sống, văn hóa, đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện đảng viên, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là của cấp ủy và người đứng đầu.
Nhiều cuộc vận động lớn được triển khai như Cuộc vận động “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X), ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Chỉ thị số 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai các cuộc vận động, các nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng thời kỳ này đã góp phần siết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh báo, răn đe, cảnh tỉnh và ngăn chặn các hành vi tiêu cực, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân.
Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016), Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được coi trọng, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Trung ương ra Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Như vậy, qua từng giai đoạn phát triển, Đảng luôn mạnh dạn đánh giá những hạn chế trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong công tác xây dựng Đảng, nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi. Đây là việc làm đúng, trúng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng; một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính.
Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Quá trình đổi mới bên cạnh những cơ hội luôn xuất hiện những vấn đề mới, những khó khăn, thách thức mới đòi hỏi từng tổ chức Đảng, từng cán bộ, đảng viên phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh chính trị, làm giàu trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.
Học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, toàn Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, tiếp tục củng cố, xây dựng Đảng với tinh thần tự đổi mới, tự chỉnh đốn một cách tích cực, kiên quyết và mạnh mẽ hơn, nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là vấn đề mới mẻ, phải vừa làm, vừa tìm tòi, tổng kết rút kinh nghiệm để đổi mới, hoàn thiện. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước nhân dân và toàn thể dân tộc. Phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn để phát triển, vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tế hơn 30 đổi mới, Đảng từng thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm trong chỉ đạo và nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước xã hội, ra sức củng cố khối đoàn kết trên cơ sở thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, với những tác động mặt trái của nó, Đảng ta trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức, lối sống, văn hóa, đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện đảng viên, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là của cấp ủy và người đứng đầu.
Nhiều cuộc vận động lớn được triển khai như Cuộc vận động “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X), ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Chỉ thị số 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai các cuộc vận động, các nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng thời kỳ này đã góp phần siết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh báo, răn đe, cảnh tỉnh và ngăn chặn các hành vi tiêu cực, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân.
Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016), Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được coi trọng, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Trung ương ra Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Như vậy, qua từng giai đoạn phát triển, Đảng luôn mạnh dạn đánh giá những hạn chế trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong công tác xây dựng Đảng, nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi. Đây là việc làm đúng, trúng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng; một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính.
Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Quá trình đổi mới bên cạnh những cơ hội luôn xuất hiện những vấn đề mới, những khó khăn, thách thức mới đòi hỏi từng tổ chức Đảng, từng cán bộ, đảng viên phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh chính trị, làm giàu trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.
Học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, toàn Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, tiếp tục củng cố, xây dựng Đảng với tinh thần tự đổi mới, tự chỉnh đốn một cách tích cực, kiên quyết và mạnh mẽ hơn, nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là vấn đề mới mẻ, phải vừa làm, vừa tìm tòi, tổng kết rút kinh nghiệm để đổi mới, hoàn thiện. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước nhân dân và toàn thể dân tộc. Phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn để phát triển, vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Lê Hân