NQTW4 (khóa XII): Nhiệm vụ và giải pháp về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
- Được đăng: Thứ sáu, 28 Tháng 10 2016 07:00
- Lượt xem: 4655
(TGAG)- Mục tiêu Nghị quyết lần này trước hết làm cho toàn Đảng nhận thức sâu sắc và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, biết đặt lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.
Với quan điểm:
(1) Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, lấy “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột phá;
(2) Kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp;
(3) Tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; bảo đảm nguyên tắc, giữ vững kỷ luật, kỷ cương; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, không để kẻ địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc, kích động, gây rối nội bộ.
Cùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, toàn diện 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng Đại hội XII đề ra; kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu tập trung thực hiện có hiệu quả 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
1- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao nhận thức, hiểu biết trong toàn Đảng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng; tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; có cơ chế khuyến khích phát triển tư duy lý luận mới. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức; các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải cam kết việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và bí thư cấp ủy các cấp. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình; hoàn thiện quy định về lấy phiếu tín nhiệm; xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ một cách khoa học. Tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động và phát huy vai trò các cơ quan truyền thông, báo chí, xuất bản phục vụ tích cực cho đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, “lợi ích nhóm”. Chủ động đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Hoàn thiện quy chế kỷ luật phát ngôn; xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát tài liệu sai trái. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đấu tranh khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Việc đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình, sự nêu gương, hiệu quả đấu tranh, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách
Rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân; trước mắt, tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực mà đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân bức xúc. Rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”. Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương, nhà ở. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương trong đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hoàn thiện quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, không để thành lập các tổ chức chính trị đối lập.
3- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện và ban hành văn bản không đúng, không phù hợp với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng. Rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, xử lý nghiêm những trường hợp không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, hiệu quả công tác, nhất là những trường hợp là người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp. Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra… bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước. Quy định tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc xử lý cán bộ dưới quyền, có biện pháp ngăn chặn việc bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định và công khai ở nơi công tác, nơi cư trú; tiến hành xác minh, đánh giá tính trung thực việc kê khai đối với cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm. Xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có lời nói và việc làm thể hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nghiêm trọng.
4- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
Xây dựng cơ chế lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với các chức danh dân bầu. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; hiệu quả giám sát, chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm ttra, giám sát. Giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của nhân dân. Quy định việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phát hiện và phản ánh những biến động bất thường về tài sản của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền.
Để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Sự gương mẫu của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định; từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn./.
_____
Với quan điểm:
(1) Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, lấy “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột phá;
(2) Kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp;
(3) Tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; bảo đảm nguyên tắc, giữ vững kỷ luật, kỷ cương; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, không để kẻ địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc, kích động, gây rối nội bộ.
Cùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, toàn diện 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng Đại hội XII đề ra; kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu tập trung thực hiện có hiệu quả 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
1- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao nhận thức, hiểu biết trong toàn Đảng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng; tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; có cơ chế khuyến khích phát triển tư duy lý luận mới. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức; các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải cam kết việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và bí thư cấp ủy các cấp. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình; hoàn thiện quy định về lấy phiếu tín nhiệm; xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ một cách khoa học. Tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động và phát huy vai trò các cơ quan truyền thông, báo chí, xuất bản phục vụ tích cực cho đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, “lợi ích nhóm”. Chủ động đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Hoàn thiện quy chế kỷ luật phát ngôn; xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát tài liệu sai trái. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đấu tranh khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Việc đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình, sự nêu gương, hiệu quả đấu tranh, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
2- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách
Rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân; trước mắt, tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực mà đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân bức xúc. Rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”. Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương, nhà ở. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương trong đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hoàn thiện quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, không để thành lập các tổ chức chính trị đối lập.
3- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện và ban hành văn bản không đúng, không phù hợp với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng. Rà soát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, xử lý nghiêm những trường hợp không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, hiệu quả công tác, nhất là những trường hợp là người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp. Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra… bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước. Quy định tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc xử lý cán bộ dưới quyền, có biện pháp ngăn chặn việc bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định và công khai ở nơi công tác, nơi cư trú; tiến hành xác minh, đánh giá tính trung thực việc kê khai đối với cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm. Xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có lời nói và việc làm thể hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nghiêm trọng.
4- Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
Xây dựng cơ chế lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với các chức danh dân bầu. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; hiệu quả giám sát, chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm ttra, giám sát. Giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của nhân dân. Quy định việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phát hiện và phản ánh những biến động bất thường về tài sản của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền.
Để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Sự gương mẫu của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định; từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn./.
_____