Ứng dụng khoa học - công nghệ là chìa khóa thành công góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 7 2016 15:22
- Lượt xem: 3763
(TGAG)- Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X xác định: “Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của An Giang bằng mức trung bình của cả nước, đến năm 2020, quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.
Như vậy, đến năm 2020, người dân tỉnh An Giang phải đạt mức bình quân thu nhập 48,3 triệu đồng/người. So với mức đạt được 2015 là 39,2 triệu đồng/người thì đây không phải là con số quá lớn. Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh nông nghiệp, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, để tăng trưởng kinh tế như mong muốn, An Giang cần phải có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự lựa chọn nhiệm vụ, giải pháp thực hiện một cách chiến lược, đồng bộ.
Một trong những động lực mang tính đột phá được thống nhất của Đảng bộ tỉnh, đó là: “Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và chế biến”. Đây là định hướng đúng đắn, tất yếu của yêu cầu phát triển khi nhìn vào lịch sử phát triển của các nước trên thế giới và khu vực.
Những bài học thành công
Thái Lan, bài học về thay đổi chính sách và chuyển giao công nghệ: từ một nước hàng đầu về xuất khẩu nông sản với gạo là chủ lực, từ sau năm 2008, nông nghiệp Thái Lan gặp nhiều khó khăn như đất sản xuất bị thu hẹp, thoái hóa; người nông dân rời bỏ ruộng đất tha phương tứ xứ tìm kế mưu sinh mới. Thái Lan giải quyết “vấn nạn” này bằng việc đổi mới chính sách, áp dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút, nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp; cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật, châu Âu để chẳng những duy trì “ngôi vị số 1” toàn cầu về xuất khẩu gạo mà còn các loại nông sản, thực phẩm chế biến đến nhiều nước trên thế giới.
Israel, bài học nền nông nghiệp thông minh vượt lên từ những bất lợi và thách thức: với 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu khô hạn nhưng Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên 3,5 tỷ USD nông sản. Tập trung chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước và hệ thống tưới tiêu thông minh, các nông trại của Isarel trở thành kiểu mẫu cho ngành nông nghiệp tự động hóa, tiết kiệm tài nguyên cho toàn cầu.
Mỹ, bài học nền nông nghiệp tập trung diện tích và kỹ thuật canh tác hiện đại: việc sử dụng cơ giới hóa mạnh mẽ trong nông nghiệp đã tạo năng suất lao động rất cao. Nếu trước đây 100 năm, 4 nông dân Mỹ sản xuất nông sản chỉ đủ cho 10 người thì hiện nay, 1 nông dân Mỹ có thể cung cấp lương thực cho hàng trăm người.
Những giải pháp để KH-CN là chìa khóa thành công
Lợi thế to lớn của Việt Nam là xuất khẩu nông sản và thực phẩm, thế nhưng hơn thập niên qua, giá trị gia tăng của lĩnh vực này rất thấp, có khi chững lại, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: “đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh An Giang xác định điều kiện tự nhiên với lợi thế đất nông nghiệp, việc áp dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm để phát triển kinh tế là định hướng đúng đắn. Vấn đề là cần làm những gì? Thứ tự ưu tiên như thế nào? để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra. Các giải pháp cần triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới là:
- Đổi mới chính sách: tập trung rà soát, chỉnh sửa chính sách địa phương đồng thời đề nghị thay đổi các chính sách Trung ương cho mục tiêu hỗ trợ mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn hóa cao, ưu đãi các nhà khoa học.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao KH-CN trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận, nắm chắc kỹ thuật canh tác hiện đại theo hướng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và an toàn thực phẩm. Điều này tạo thương hiệu cho nông sản và thực phẩm của tỉnh An Giang trên thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư tập trung cơ sở vật chất tạo môi trường làm việc phù hợp cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Đó là yếu tố thúc đẩy tạo các giống cho năng suất cao, thân thiện môi trường theo hướng nông nghiệp bền vững.
- Phát triển thị trường nông sản, thực phẩm an toàn (chứng nhận VIETGAP, GLOBALGAP) cả “trong” và “ngoài”. “Trong” là trong tỉnh, trong nước, đây là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng cho phát triển sản xuất. “Ngoài” là xuất khẩu, yếu tố không thể thiếu nếu muốn tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.
Sẽ có nhiều giải pháp cho khâu đột phá: “Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ KH-CN nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và chế biến”. Phải thấy rằng, nâng cao vị thế của KH-CN trong phát triển kinh tế xã hội địa phương là tất yếu trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Để đạt được, nhất thiết cần đến sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh và công tác xã hội hóa KH-CN. Khoa học và công nghệ có phát triển, có trở thành động lực, “chìa khóa thành công” hay không, phần nhiều thể hiện sự tham gia và trở thành đầu tàu của nông dân, doanh nghiệp và nhà nước sẽ là bánh lái định hướng cho con tàu tiến ra biển lớn./.
Như vậy, đến năm 2020, người dân tỉnh An Giang phải đạt mức bình quân thu nhập 48,3 triệu đồng/người. So với mức đạt được 2015 là 39,2 triệu đồng/người thì đây không phải là con số quá lớn. Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh nông nghiệp, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, để tăng trưởng kinh tế như mong muốn, An Giang cần phải có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự lựa chọn nhiệm vụ, giải pháp thực hiện một cách chiến lược, đồng bộ.
Một trong những động lực mang tính đột phá được thống nhất của Đảng bộ tỉnh, đó là: “Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và chế biến”. Đây là định hướng đúng đắn, tất yếu của yêu cầu phát triển khi nhìn vào lịch sử phát triển của các nước trên thế giới và khu vực.
Những bài học thành công
Thái Lan, bài học về thay đổi chính sách và chuyển giao công nghệ: từ một nước hàng đầu về xuất khẩu nông sản với gạo là chủ lực, từ sau năm 2008, nông nghiệp Thái Lan gặp nhiều khó khăn như đất sản xuất bị thu hẹp, thoái hóa; người nông dân rời bỏ ruộng đất tha phương tứ xứ tìm kế mưu sinh mới. Thái Lan giải quyết “vấn nạn” này bằng việc đổi mới chính sách, áp dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút, nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp; cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật, châu Âu để chẳng những duy trì “ngôi vị số 1” toàn cầu về xuất khẩu gạo mà còn các loại nông sản, thực phẩm chế biến đến nhiều nước trên thế giới.
Israel, bài học nền nông nghiệp thông minh vượt lên từ những bất lợi và thách thức: với 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu khô hạn nhưng Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên 3,5 tỷ USD nông sản. Tập trung chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước và hệ thống tưới tiêu thông minh, các nông trại của Isarel trở thành kiểu mẫu cho ngành nông nghiệp tự động hóa, tiết kiệm tài nguyên cho toàn cầu.
Mỹ, bài học nền nông nghiệp tập trung diện tích và kỹ thuật canh tác hiện đại: việc sử dụng cơ giới hóa mạnh mẽ trong nông nghiệp đã tạo năng suất lao động rất cao. Nếu trước đây 100 năm, 4 nông dân Mỹ sản xuất nông sản chỉ đủ cho 10 người thì hiện nay, 1 nông dân Mỹ có thể cung cấp lương thực cho hàng trăm người.
Những giải pháp để KH-CN là chìa khóa thành công
Lợi thế to lớn của Việt Nam là xuất khẩu nông sản và thực phẩm, thế nhưng hơn thập niên qua, giá trị gia tăng của lĩnh vực này rất thấp, có khi chững lại, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: “đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh An Giang xác định điều kiện tự nhiên với lợi thế đất nông nghiệp, việc áp dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm để phát triển kinh tế là định hướng đúng đắn. Vấn đề là cần làm những gì? Thứ tự ưu tiên như thế nào? để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra. Các giải pháp cần triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới là:
- Đổi mới chính sách: tập trung rà soát, chỉnh sửa chính sách địa phương đồng thời đề nghị thay đổi các chính sách Trung ương cho mục tiêu hỗ trợ mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn hóa cao, ưu đãi các nhà khoa học.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao KH-CN trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận, nắm chắc kỹ thuật canh tác hiện đại theo hướng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và an toàn thực phẩm. Điều này tạo thương hiệu cho nông sản và thực phẩm của tỉnh An Giang trên thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư tập trung cơ sở vật chất tạo môi trường làm việc phù hợp cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Đó là yếu tố thúc đẩy tạo các giống cho năng suất cao, thân thiện môi trường theo hướng nông nghiệp bền vững.
- Phát triển thị trường nông sản, thực phẩm an toàn (chứng nhận VIETGAP, GLOBALGAP) cả “trong” và “ngoài”. “Trong” là trong tỉnh, trong nước, đây là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng cho phát triển sản xuất. “Ngoài” là xuất khẩu, yếu tố không thể thiếu nếu muốn tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.
Sẽ có nhiều giải pháp cho khâu đột phá: “Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ KH-CN nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và chế biến”. Phải thấy rằng, nâng cao vị thế của KH-CN trong phát triển kinh tế xã hội địa phương là tất yếu trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Để đạt được, nhất thiết cần đến sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh và công tác xã hội hóa KH-CN. Khoa học và công nghệ có phát triển, có trở thành động lực, “chìa khóa thành công” hay không, phần nhiều thể hiện sự tham gia và trở thành đầu tàu của nông dân, doanh nghiệp và nhà nước sẽ là bánh lái định hướng cho con tàu tiến ra biển lớn./.
ThS. TRƯƠNG KIẾN THỌ
Sở Khoa học và Công nghệ