Một số thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Được đăng: Thứ tư, 24 Tháng 6 2015 07:47
- Lượt xem: 5522
Trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua thực tiễn và tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình.
Qua gần 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đồng thời hình thành được hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế kinh tế, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Trong gần 30 năm đổi mới, đã hai lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật, trên 70 pháp lệnh. Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công cùng nhiều luật quan trọng khác để từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Những văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý hình thành và thúc đẩy việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối; khẳng định nguyên tắc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành thông suốt các loại thị trường; khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường; khẳng định nguyên tắc bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; khẳng định nguyên tắc mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa - thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh. Quy mô thị trường trong nước liên tục tăng. Tính chung trong hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại bán lẻ luôn cao từ 2 -3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỷ giá đồng tiền, giá ngoại tệ, giá vàng cơ bản giữ được ổn định. Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhất định, nhiều dự án khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương đối đồng bộ đã được hình thành, góp phần đô thị hóa và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước. Nguồn cung lao động khá dồi dào và gia tăng với tốc độ nhanh. Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng từ 50,51 triệu người (cuối năm 2010) lên 53,65 triệu người (cuối năm 2013) và 53,8 triệu người (năm 2014). Thị trường khoa học - công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia.
Khung khổ thể chế từng bước được hoàn thiện tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, trong tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật: Kinh tế nhà nước, hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt và tích cực thực hiện. Cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo cơ chế thị trường được đẩy mạnh, trong đó tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tính đến 30-9-2014 đã thực hiện sắp xếp lại 6.883 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 4.136 doanh nghiệp. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường, theo nguyên tắc hợp tác cùng có lợi. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 45,7% GDP, 86% số việc làm và 39% tổng đầu tư toàn xã hội. Đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục tăng lên. Năm 2011, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là 340 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là 385 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là 410,5 nghìn tỷ đồng, năm 2014 khoảng 433 nghìn tỷ đồng và năm 2015 ước là 490 nghìn tỷ đồng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu(1).
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế ; tích cực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO; đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương thế hệ mới. Các yếu tố nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường dần được hình thành và được nhiều nước thừa nhận. Cho đến nay đã có gần 50 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Cùng với đó, trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần đã được ký kết. Quan hệ hợp tác đa phương và khu vực tích cực hơn với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (FTA), mới đây nhất đã ký kết FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu; đã chủ động tham gia và đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Ðối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP); đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) với Liên minh châu Âu (EU),... Việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các hiệp định FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao tiền lương và thu nhập. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và đa dạng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nước ta. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân 22,58%/năm. Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy. Một số sản phẩm của Việt Nam đã xác lập được thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm(2), phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước giảm do suy giảm kinh tế, chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội vẫn tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2006-2010, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội khoảng 471.000 tỷ đồng, đạt 20,1% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến giai đoạn 2011-2013, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội ước đạt 913.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,1% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2006-2010(3). Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được tăng dần, đến năm 2013 xếp hạng 127/186 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt mức trung bình trên thế giới.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình thấp), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2014 đã đạt khoảng 184 tỷ USD. Từ năm 2008, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD (giá thực tế), Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 4 năm 2011-2014 đạt 5,82%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ(4). GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.517 USD, năm 2012 là 1.749 USD, năm 2013 là 1.908 USD, năm 2014 đạt 2.028 USD(5). Lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh từ mức 18,13% (năm 2011) xuống 6,81% (năm 2012), còn 6,04% vào năm 2013 và chỉ còn khoảng 3% năm 2014.
Những thành tựu đạt được nêu trên là do nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, đổi mới về lý luận, nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lực lượng vật chất cần thiết và phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường; xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Mở rộng, phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò làm chủ về kinh tế của nhân dân. Vai trò lãnh đạo cũng như nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ hơn.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đồng thời, cần tập trung thực hiện có kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, sớm khắc phục những điểm nghẽn về thể chế kinh tế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát triển nhanh, bền vững.
Để đạt được mục tiêu đó, cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề như mô hình tăng trưởng, cần hướng tới mô hình tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh; đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể; cơ cấu lại kinh tế vùng dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và tạo lập thể chế kinh tế vùng hiện đại và hội nhập, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế, tạo cực tăng trưởng và thể nghiệm thể chế mới, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển; phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền đất nước; chủ động hội nhập quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ./.
------------------------------------------------
(1) Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2014 (tính đến ngày 15-12-2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu.
(2) Trong 3 năm 2011-2013, cả nước tạo việc làm cho trên 4.601 nghìn người, đạt 57,52% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.
(3) Báo cáo số 26-BC/BCSĐ ngày 7-11-2013 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính.
(4) Tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 6,24%; năm 2012 là 5,25%; năm 2013 là 5,42%; năm 2014 đạt 5,98%; năm 2015 dự báo tăng 6,2%.
(5) Số liệu của Tổng cục Thống kê
Qua gần 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đồng thời hình thành được hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế kinh tế, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Trong gần 30 năm đổi mới, đã hai lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật, trên 70 pháp lệnh. Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công cùng nhiều luật quan trọng khác để từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Những văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý hình thành và thúc đẩy việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối; khẳng định nguyên tắc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành thông suốt các loại thị trường; khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường; khẳng định nguyên tắc bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; khẳng định nguyên tắc mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa - thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh. Quy mô thị trường trong nước liên tục tăng. Tính chung trong hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại bán lẻ luôn cao từ 2 -3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỷ giá đồng tiền, giá ngoại tệ, giá vàng cơ bản giữ được ổn định. Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhất định, nhiều dự án khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương đối đồng bộ đã được hình thành, góp phần đô thị hóa và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước. Nguồn cung lao động khá dồi dào và gia tăng với tốc độ nhanh. Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng từ 50,51 triệu người (cuối năm 2010) lên 53,65 triệu người (cuối năm 2013) và 53,8 triệu người (năm 2014). Thị trường khoa học - công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia.
Khung khổ thể chế từng bước được hoàn thiện tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, trong tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật: Kinh tế nhà nước, hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt và tích cực thực hiện. Cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo cơ chế thị trường được đẩy mạnh, trong đó tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tính đến 30-9-2014 đã thực hiện sắp xếp lại 6.883 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 4.136 doanh nghiệp. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường, theo nguyên tắc hợp tác cùng có lợi. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 45,7% GDP, 86% số việc làm và 39% tổng đầu tư toàn xã hội. Đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục tăng lên. Năm 2011, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là 340 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là 385 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là 410,5 nghìn tỷ đồng, năm 2014 khoảng 433 nghìn tỷ đồng và năm 2015 ước là 490 nghìn tỷ đồng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu(1).
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế ; tích cực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO; đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương thế hệ mới. Các yếu tố nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường dần được hình thành và được nhiều nước thừa nhận. Cho đến nay đã có gần 50 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Cùng với đó, trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần đã được ký kết. Quan hệ hợp tác đa phương và khu vực tích cực hơn với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (FTA), mới đây nhất đã ký kết FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu; đã chủ động tham gia và đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Ðối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP); đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) với Liên minh châu Âu (EU),... Việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các hiệp định FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao tiền lương và thu nhập. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và đa dạng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nước ta. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân 22,58%/năm. Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy. Một số sản phẩm của Việt Nam đã xác lập được thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm(2), phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước giảm do suy giảm kinh tế, chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội vẫn tăng qua các năm. Trong giai đoạn 2006-2010, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội khoảng 471.000 tỷ đồng, đạt 20,1% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến giai đoạn 2011-2013, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội ước đạt 913.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,1% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2006-2010(3). Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được tăng dần, đến năm 2013 xếp hạng 127/186 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt mức trung bình trên thế giới.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình thấp), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2014 đã đạt khoảng 184 tỷ USD. Từ năm 2008, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD (giá thực tế), Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 4 năm 2011-2014 đạt 5,82%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ(4). GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.517 USD, năm 2012 là 1.749 USD, năm 2013 là 1.908 USD, năm 2014 đạt 2.028 USD(5). Lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh từ mức 18,13% (năm 2011) xuống 6,81% (năm 2012), còn 6,04% vào năm 2013 và chỉ còn khoảng 3% năm 2014.
Những thành tựu đạt được nêu trên là do nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, đổi mới về lý luận, nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lực lượng vật chất cần thiết và phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường; xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Mở rộng, phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò làm chủ về kinh tế của nhân dân. Vai trò lãnh đạo cũng như nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ hơn.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đồng thời, cần tập trung thực hiện có kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, sớm khắc phục những điểm nghẽn về thể chế kinh tế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát triển nhanh, bền vững.
Để đạt được mục tiêu đó, cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề như mô hình tăng trưởng, cần hướng tới mô hình tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh; đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể; cơ cấu lại kinh tế vùng dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và tạo lập thể chế kinh tế vùng hiện đại và hội nhập, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế, tạo cực tăng trưởng và thể nghiệm thể chế mới, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển; phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền đất nước; chủ động hội nhập quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ./.
------------------------------------------------
(1) Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2014 (tính đến ngày 15-12-2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu.
(2) Trong 3 năm 2011-2013, cả nước tạo việc làm cho trên 4.601 nghìn người, đạt 57,52% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.
(3) Báo cáo số 26-BC/BCSĐ ngày 7-11-2013 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính.
(4) Tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 6,24%; năm 2012 là 5,25%; năm 2013 là 5,42%; năm 2014 đạt 5,98%; năm 2015 dự báo tăng 6,2%.
(5) Số liệu của Tổng cục Thống kê
Nguồn: TCCS.