Lãnh đạo tỉnh đối thoại, giải quyết vướng mắc của người lao động
- Được đăng: Thứ tư, 29 Tháng 5 2019 16:10
- Lượt xem: 1300
(TGAG)- Sáng 29/5, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Diễn đàn “Nghe công nhân nói - Nói công nhân nghe” năm 2019, nhằm đối thoại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mặc của công nhân lao động trên địa bàn tỉnh.
Với tinh thần trao đổi thẳng thắn, dân chủ, các kiến nghị của gần 300 đại biểu đại diện cho công nhân lao động, người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn đã được Phó Chủ UBND tỉnh Lê Văn Nưng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương liên quan trả lời cụ thể, đầy đủ, đúng trọng tâm, đi kèm với cam kết sẽ triển khai thực hiện ngay sau khi kết thúc diễn đàn.
Tại diễn đàn, đại diện công nhân và người sử dụng lao động đặt nhiều câu hỏi phản ánh những tồn tại, bất cập liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân và quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Trong đó nổi bật là vấn đề về môi trường làm việc, chế độ làm thêm giờ, chất lượng bữa ăn giữa ca cho công nhân, vật giá tiêu dùng, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội; vấn đề quá tải trường học ở khu công nghiệp; nhu cầu về nhà ở xã hội cho người lao động thu nhập thấp, …
Trả lời thắc mắc của người lao động liên quan đến tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, ông Diệp Thành Bu, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh An cho biết, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động cùng các cơ quan chức năng tăng cường công tác đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội bằng nhiều giải pháp như tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động và người lao động chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiến hành thanh tra nhiều đơn vị, từ đó phát hiện và xử phạt nhiều đơn vị cố tình trốn đóng, nợ bảo hiểm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động; đồng thời phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cùng các ngành chức năng thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang Phạm Sơn cũng cho biết, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động ở các doanh nghiệp, trong đó sẽ lập danh sách các doanh nghiệp có ý kiến phản ánh của người lao động vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 và 2020.
Liên quan đến công tác giáo dục, người lao động nêu kiến nghị lãnh đạo tỉnh cần mở thêm điểm giữ trẻ ở các khu công nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho công nhân lao động gửi con và quản lý các cháu để yên tâm sản xuất. Trả lời vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang Lý Thanh Tú cho biết, An Giang đã và đang tập trung thực hiện đề án Giải quyết trường, lớp cho con em công nhân ở các khu công nghiệp; từ đó đã kêu gọi đầu tư xây dựng nhiều trường lớp, các điểm giữ trẻ ở các địa bàn có nhiều công ty, doanh nghiệp như thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân,… bước đầu giải quyết tình trạng quá tải trường lớp ở các khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, do điều kiện của tỉnh còn khó khăn, nhu cầu của anh chị em công nhân là chính đáng nên tỉnh đang tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng quy hoạch tổng thể cơ sở giáo dục ngoài công lập để kêu gọi xã hội hóa, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các phòng học, trường học cho trẻ từ 0-5 tuổi, chú trọng đến các địa bàn có đông công nhân làm việc.
Cùng với đó, các thắc mắc của công nhân, người sử dụng lao động về vấn đề nhà ở xã hội, y tế, vật giá tiêu dùng… cũng được đại diện các sở, ngành liên quan giải đáp trực tiếp tại Diễn đàn.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng, Diễn đàn “Nghe công nhân nói-Nói công nhân nghe” là dịp giúp lãnh đạo tỉnh hiểu được tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn trong sản xuất; đời sống, thu nhập, việc làm của công nhân lao động; thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, kịp thời có giải pháp lãnh đạo, giải quyết kiến nghị, đề xuất liên quan đến chế độ chính sách của công nhân lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình lao động, sản xuất tại đơn vị, địa phương. Đây cũng là một hình thức giám sát, kiểm tra việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; chủ trương của tỉnh liên quan đến công nhân lao động, doanh nghiệp, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi tại Diễn đàn hôm nay; Liên đoàn Lao động phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; qua đó, xây dựng môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để công nhân lao động nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển và hội nhập của tỉnh trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã trao 150 phần quà cho 150 công nhân lao động tham gia Diễn đàn./.
Với tinh thần trao đổi thẳng thắn, dân chủ, các kiến nghị của gần 300 đại biểu đại diện cho công nhân lao động, người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn đã được Phó Chủ UBND tỉnh Lê Văn Nưng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương liên quan trả lời cụ thể, đầy đủ, đúng trọng tâm, đi kèm với cam kết sẽ triển khai thực hiện ngay sau khi kết thúc diễn đàn.
Tại diễn đàn, đại diện công nhân và người sử dụng lao động đặt nhiều câu hỏi phản ánh những tồn tại, bất cập liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân và quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Trong đó nổi bật là vấn đề về môi trường làm việc, chế độ làm thêm giờ, chất lượng bữa ăn giữa ca cho công nhân, vật giá tiêu dùng, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội; vấn đề quá tải trường học ở khu công nghiệp; nhu cầu về nhà ở xã hội cho người lao động thu nhập thấp, …
Trả lời thắc mắc của người lao động liên quan đến tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, ông Diệp Thành Bu, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh An cho biết, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động cùng các cơ quan chức năng tăng cường công tác đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội bằng nhiều giải pháp như tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động và người lao động chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiến hành thanh tra nhiều đơn vị, từ đó phát hiện và xử phạt nhiều đơn vị cố tình trốn đóng, nợ bảo hiểm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động; đồng thời phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cùng các ngành chức năng thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang Phạm Sơn cũng cho biết, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động ở các doanh nghiệp, trong đó sẽ lập danh sách các doanh nghiệp có ý kiến phản ánh của người lao động vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 và 2020.
Liên quan đến công tác giáo dục, người lao động nêu kiến nghị lãnh đạo tỉnh cần mở thêm điểm giữ trẻ ở các khu công nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho công nhân lao động gửi con và quản lý các cháu để yên tâm sản xuất. Trả lời vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang Lý Thanh Tú cho biết, An Giang đã và đang tập trung thực hiện đề án Giải quyết trường, lớp cho con em công nhân ở các khu công nghiệp; từ đó đã kêu gọi đầu tư xây dựng nhiều trường lớp, các điểm giữ trẻ ở các địa bàn có nhiều công ty, doanh nghiệp như thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân,… bước đầu giải quyết tình trạng quá tải trường lớp ở các khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, do điều kiện của tỉnh còn khó khăn, nhu cầu của anh chị em công nhân là chính đáng nên tỉnh đang tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng quy hoạch tổng thể cơ sở giáo dục ngoài công lập để kêu gọi xã hội hóa, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các phòng học, trường học cho trẻ từ 0-5 tuổi, chú trọng đến các địa bàn có đông công nhân làm việc.
Cùng với đó, các thắc mắc của công nhân, người sử dụng lao động về vấn đề nhà ở xã hội, y tế, vật giá tiêu dùng… cũng được đại diện các sở, ngành liên quan giải đáp trực tiếp tại Diễn đàn.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng, Diễn đàn “Nghe công nhân nói-Nói công nhân nghe” là dịp giúp lãnh đạo tỉnh hiểu được tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn trong sản xuất; đời sống, thu nhập, việc làm của công nhân lao động; thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, kịp thời có giải pháp lãnh đạo, giải quyết kiến nghị, đề xuất liên quan đến chế độ chính sách của công nhân lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình lao động, sản xuất tại đơn vị, địa phương. Đây cũng là một hình thức giám sát, kiểm tra việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; chủ trương của tỉnh liên quan đến công nhân lao động, doanh nghiệp, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi tại Diễn đàn hôm nay; Liên đoàn Lao động phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; qua đó, xây dựng môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để công nhân lao động nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển và hội nhập của tỉnh trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã trao 150 phần quà cho 150 công nhân lao động tham gia Diễn đàn./.
Công Mạo