An Giang: Một số kết quả đạt được sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 12 2017 15:20
- Lượt xem: 50007
(TGAG)- Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư về “tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, cấp ủy đảng các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử Đảng được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng khá tốt yêu cầu nhiệm vụ. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn được quan tâm đầu tư. Các công trình lịch sử được nâng lên về số lượng và chất lượng. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng địa phương phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử ở các ngành, địa phương trong toàn tỉnh được tăng cường, góp phần vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình lịch sử ngày càng nâng cao, góp phần quan trọng tổng kết thực tiễn, bổ sung kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng, truyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, qua đó góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, lòng tin đối với Đảng, với chế độ. Trước năm 2002, cả tỉnh chỉ có 24 đầu sách về lịch sử truyền thống cách mạng. Đến năm 2017, toàn tỉnh đã xuất bản 222 ấn phẩm, trong đó có 22 ấn phẩm cấp tỉnh, 53 ấn phẩm cấp huyện, thị, thành phố, 96 ấn phẩm cấp xã, phường, thị trấn; với nhiều công trình có giá trị khoa học, thực tiễn cao phục vụ cho công tác nghiên cứu biên soạn như: Địa chí An Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1927 - 2005), Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 ở An Giang, Chủ tịch Tôn Đức Thắng với cách mạng Việt Nam và quê hương An Giang, Tôn Đức Thắng một nhân cách lớn, Công tác Binh vận tỉnh An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ.
Một số ngành làm tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống, đã xuất bản 38 ấn phẩm, tiêu biểu như: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh An Giang, Lịch sử Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang, Truyền thống công tác Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh An Giang, Đội quân tóc dài (Hội Phụ nữ tỉnh), Chiến đấu trong lao tù... Bên cạnh đó, còn các công trình kỷ niệm ghi dấu ấn chiến công của quân dân trong tỉnh, các địa chỉ đỏ, bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, tiêu biểu như: Các nhà bia liệt sỹ, Khu căn cứ Ô Tà Sóc, Giồng Trà Dên, Bia kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở thành phố Long Xuyên, Bia kỷ niệm chi bộ Long Xuyên - Lấp Vò, Tượng đài chiến sỹ thổi kèn ở dốc Bà Đắc, Bia tưởng niệm ở Thị trấn Núi Sập, Bia chiến công ở thị trấn Óc Eo... góp phần giáo dục trực quan về lòng dũng cảm, khí tiết anh hùng của cán bộ, đảng viên trong kháng chiến; giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên.
Song song với công tác nghiên cứu, biên soạn, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ, truyền thống cách mạng địa phương ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục và giảng dạy lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương được quan tâm tổ chức với nhiều hình thức và nội dung phong phú nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm, thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa văn nghệ, thiết thực góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống địa phương. Lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương được đưa vào giảng dạy tại Trường chính trị Tôn Đức Thắng, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường học trong toàn tỉnh. Các cơ quan Tuyên giáo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện, Bảo tàng, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, Báo An giang, Công an, Quân sự, Công đoàn, Giáo dục và Đào Tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... đã phối hợp xây dựng nhiều nội dung tuyên truyền, giáo dục, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu, hội thảo, tọa đàm, du khảo... góp phần tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, sâu rộng lịch sử, truyền thống cách mạng đến các tầng lớp nhân dân.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, Cấp ủy các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 15 của Ban Bí thư; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành; đẩy nhanh hơn nữa tiến độ nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, đào tạo chuyên sâu ngành lịch sử Đảng; đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử ở các ngành, địa phương trong toàn tỉnh được tăng cường, góp phần vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình lịch sử ngày càng nâng cao, góp phần quan trọng tổng kết thực tiễn, bổ sung kinh nghiệm cho sự lãnh đạo của Đảng, truyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, qua đó góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, lòng tin đối với Đảng, với chế độ. Trước năm 2002, cả tỉnh chỉ có 24 đầu sách về lịch sử truyền thống cách mạng. Đến năm 2017, toàn tỉnh đã xuất bản 222 ấn phẩm, trong đó có 22 ấn phẩm cấp tỉnh, 53 ấn phẩm cấp huyện, thị, thành phố, 96 ấn phẩm cấp xã, phường, thị trấn; với nhiều công trình có giá trị khoa học, thực tiễn cao phục vụ cho công tác nghiên cứu biên soạn như: Địa chí An Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1927 - 2005), Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 ở An Giang, Chủ tịch Tôn Đức Thắng với cách mạng Việt Nam và quê hương An Giang, Tôn Đức Thắng một nhân cách lớn, Công tác Binh vận tỉnh An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ.
Một số ngành làm tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống, đã xuất bản 38 ấn phẩm, tiêu biểu như: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh An Giang, Lịch sử Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang, Truyền thống công tác Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh An Giang, Đội quân tóc dài (Hội Phụ nữ tỉnh), Chiến đấu trong lao tù... Bên cạnh đó, còn các công trình kỷ niệm ghi dấu ấn chiến công của quân dân trong tỉnh, các địa chỉ đỏ, bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, tiêu biểu như: Các nhà bia liệt sỹ, Khu căn cứ Ô Tà Sóc, Giồng Trà Dên, Bia kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở thành phố Long Xuyên, Bia kỷ niệm chi bộ Long Xuyên - Lấp Vò, Tượng đài chiến sỹ thổi kèn ở dốc Bà Đắc, Bia tưởng niệm ở Thị trấn Núi Sập, Bia chiến công ở thị trấn Óc Eo... góp phần giáo dục trực quan về lòng dũng cảm, khí tiết anh hùng của cán bộ, đảng viên trong kháng chiến; giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên.
Song song với công tác nghiên cứu, biên soạn, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ, truyền thống cách mạng địa phương ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục và giảng dạy lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương được quan tâm tổ chức với nhiều hình thức và nội dung phong phú nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm, thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa văn nghệ, thiết thực góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống địa phương. Lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương được đưa vào giảng dạy tại Trường chính trị Tôn Đức Thắng, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường học trong toàn tỉnh. Các cơ quan Tuyên giáo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện, Bảo tàng, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, Báo An giang, Công an, Quân sự, Công đoàn, Giáo dục và Đào Tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... đã phối hợp xây dựng nhiều nội dung tuyên truyền, giáo dục, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu, hội thảo, tọa đàm, du khảo... góp phần tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, sâu rộng lịch sử, truyền thống cách mạng đến các tầng lớp nhân dân.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, Cấp ủy các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 15 của Ban Bí thư; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành; đẩy nhanh hơn nữa tiến độ nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, đào tạo chuyên sâu ngành lịch sử Đảng; đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Tuyên giáo An Giang