Truy cập hiện tại

Đang có 102 khách và không thành viên đang online

Vừa ngớ ngẩn vừa không lương thiện!

(TGAG)- Tờ The Washington Post ra ngày 30/4/1975, có bài viết "Sài Gòn đầu hàng Việt Cộng. Việc rút quân chấm dứt vai trò của Mỹ". 30 năm sau: Báo The Guardian của Anh cũng có bài với nội dung "30 năm chiến tranh Việt Nam đã trôi qua. Quân đội Mỹ đã thất bại... Chiến thắng ấy thật vĩ đại"; tờ Washington Time đã ra đặc san về Việt Nam, mang đến cho độc giả những thông tin về thành tựu đổi mới ở Việt Nam. Ngày 30/4/2015,  tờ Tổng hợp Mỹ Latinh của Argentina đăng bài viết với tiêu đề “40 năm thống nhất: Việt Nam, cái tên của chiến thắng"…

Mắc Na-ma-ra, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận: Mỹ thất bại cay đắng là do “sự dốt nát sâu sắc” về lịch sử dân tộc Việt Nam; do Mỹ “… đánh giá thấp sức mạanh tinh thần dân tộc của họ”. Nguyễn văn Thiệu, Tổng thống VNCH cũng từng nói rõ: “Mỹ còn viện trợ thì chúng ta còn chống Cộng”, “nếu Hoa Kỳ không viện trợ… thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc lập”.

Thực tế, sau thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam và thất bại trong cuộc tập kích đường không chiến lược năm 1972, ý chí đàm phán trên thế mạnh của Nhà Trắng đã bị đè bẹp tại Hội nghị Pa-ri; buộc họ phải ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Nhưng từ năm 1972 chính quyền Sài Gòn đã có “dã tâm” chuẩn bị “Chiến dịch Tràn ngập lãnh thổ”! Lịch sử lập lại: Cả Mỹ và chính quyền tay sai không thi hành Hiệp định Giơ-neo-vơ và bây giờ là Hiệp dịnh Pa-ri!

Sự thật quá rõ ràng! Nhưng rất tiếc đến nay, nhất là những dịp 30/04 đâu đó vẫn còn những giọng điệu lạc lõng như: “Sau khi VC ký kết hiệp định hòa bình Paris năm 1973 đã dùng bạo lực để cưỡng chiếm miền Nam”. Họ còn nói bừa: “một chế độ man rợ lại đi giải phóng cho một chế độ văn minh, một xã hội nghèo đói lại giải phóng một xã hội giàu mạnh”. Họ đã chứng minh bằng cách lấy những hiện tượng cá biệt để khái quát thành bản chất; không ngần ngại đơm đặt những điều việc hết sức thô thiển gắn với thứ ngôn ngữ rất khó nghe… Cuối cùng họ đã nói rõ ý định: “…trở lại Hiệp định Paris 1973, lập lại vĩ tuyến 17, để cho Đệ Tam VNCH được trở lại với dân miền Nam. VC phải rút về Bắc, rồi miền Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử để chọn chính phủ tự do”… Bất cứ ai nghe qua cũng dễ dàng nhìn thấy rõ tính phi lý, “không bình thường” của cái đề nghị đó!

Cố Giáo sư Trần Chung Ngọc từng là Sĩ quan trong quân đội Sài Gòn; từng dạy tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt; được giải ngũ, trở về dạy học tại Đại học Khoa học Sài Gòn. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vật lý (Ph.D) tại Đại học Wisconsin (năm 1972), ông về dạy tại  Đại học Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh và một số trường khác... Từ 1975, ông sang Mỹ, rồi làm nghiên cứu sinh bậc trên tiến sĩ (Post Doctorate Fellow), sau đó  giảng dạy tại Đại học Wisconsin... Dẫu “ở phe thua trận”, như lời Ông nói, nhưng vì là người có “ít nhiều liêm sỉ, lương tri và lương thiện trí thức" Ông đã khẳng định: "… ngày 30-4-1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc gia, không Cộng sản, không Nam, không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc"; 30/04/1975 " là ngày Việt Nam lấy lại hoàn toàn nền độc lập và thống nhất của nước nhà sau gần một thế kỷ bị người Pháp đô hộ, và sau một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ đầy bi thảm mà nguyên nhân chính là sự can thiệp dựa trên "cường quyền thắng công lý" của ngoại bang..."; 30/04/1975 "không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào"…

Theo GS Trần Chung Ngọc: Sau nhiều năm cuộc chiến kết thúc, chỉ có ai “ngớ ngẩn” mới còn nói về  "cuộc chiến Quốc - Cộng”. Ông còn tâm sự: “một thế hệ già nua như chúng tôi đang lần lượt rủ nhau đi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho một thế hệ trẻ hơn, đầy nhiệt huyết, với những kiến thức thời đại, biết thế nào là con đường quốc gia, dân tộc, và dứt khoát từ chối không để cho đầu óc bị ô nhiễm bởi những thù hận của lớp trước, dù các bậc cha anh vô trí có muốn truyền lại".

Đúng là suy nghĩ của người "lương thiện trí thức". Nhưng rất tiếc đâu đó vẫn còn  những người tự cho mình là trí thức nhưng hết sức “ngớ ngẩn” và không “lương thiện!”./.
    
Sự thật
-------------
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40579641