Truy cập hiện tại

Đang có 51 khách và không thành viên đang online

Không thể phủ nhận tự do internet ở Việt Nam

(TGAG)- Thời gian gần đây, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ, đưa ra cái gọi là “Báo cáo tự do internet 2017” với những luận điệu cũ rích như: “bày tỏ sự quan ngại về tự do internet ở Việt Nam”, hay “xếp hạng” “Việt Nam là quốc gia không có tự do internet”… Có thể khẳng định, đây là cái nhìn chủ quan, phiến diện, xuyên tạc về tự do internet ở Việt Nam.

Bức tranh sinh động về internet ở Việt Nam cùng những ghi nhận của cộng đồng quốc tế đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu sai trái đó.

Ngày 19-11-1997, Việt Nam chính thức kết nối internet, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành thông tin và truyền thông. 20 năm qua, Việt Nam đã phát triển một cách khá toàn diện mạng internet, thể hiện qua những chỉ số cho thấy sự phát triển như vũ bão của internet ở Việt Nam: Thời đầu của internet, số người sử dụng chỉ đạt 205.000 người, 10 năm sau, con số này đạt 17 triệu. Đến năm 2012, có hơn 31 triệu người dùng internet. Năm 2017, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ người dùng internet cao nhất tại châu Á với hơn 50 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới.

Theo Bảng xếp hạng về Internet của Báo Economist được thực hiện tại 75 nước và được xét trên nhiều khía cạnh, nhất là độ phổ cập của internet, bao gồm chất lượng và sự phổ biến của cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc truy cập internet, các chính sách hỗ trợ... Theo đó, Việt Nam đứng thứ 32 trong tổng số 75 nước trong bảng xếp hạng. Việt Nam gây ấn tượng mạnh khi đứng thứ 18/75 về sự phong phú của nội dung địa phương như tin tức, thông tin tài chính, sức khỏe, giải trí, kinh doanh...

Bên cạnh những lợi ích mà internet mang lại, tội phạm mạng, các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên internet cũng ngày càng tăng; nguy cơ gián điệp mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm; thông tin bịa đặt, độc hại nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức phát tán ngày càng nhiều… Vì vậy, cũng như các nước trên thế giới đã và đang làm, Việt Nam phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động, an toàn trên internet.

Lợi dụng “dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”…, cái gọi là “Báo cáo tự do internet 2017” để xuyên tạc, xâm hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của nhân dân Việt Nam đều phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là lẽ đương nhiên của tự do internet, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

SỰ THẬT
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37129126