Quyền con người ở Việt Nam
- Được đăng: Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 20:36
- Lượt xem: 3052
(TGAG)- Với chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn lợi dụng những khó khăn về kinh tế - xã hội của nước ta để xuyên tạc, bôi đen tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Điển hình như sự cố môi trường biển ở Hà Tĩnh do Formosa gây ra. Mặc dù sự việc đã cơ bản được giải quyết, Formosa chấp nhận bồi thường và khắc phục những sai sót. Đảng và Nhà nước đã xử lý kỷ luật hàng loạt cán bộ liên quan trách nhiệm. Nhưng trong tháng 4 vừa qua, dưới sự chỉ đạo, mua chuộc của tổ chức “Việt Tân”, linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam (nhà thờ giáo xứ Song Ngọc) đã tuyên truyền, kích động một số giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh tụ tập gây rối, đập phá tài sản tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A. Chúng tung lên mạng những hình ảnh phản cảm, một chiều để đánh lừa dư luận, vi phạm nghiêm trọng Bộ luật hình sự nước ta.
Hoặc gần đây, chuyện xảy ra ở tỉnh ta do 2 đối tượng Bùi Văn Trung ngụ tại xã Phước Hưng, Vương Văn Thả ngụ tại xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, lợi dụng danh nghĩa Phật giáo Hòa Hảo đã có hành vi gây rối, dàn dựng để quay video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước tung lên mạng. Các hành vi này đã gây bất bình trong dư luận tại địa phương cũng như các tính đồ Phật giáo Hòa Hảo chân chính.
Thực tế cho thấy, nhận thức về quyền con người (QCN) trên thế giới cũng như ở nước ta còn khác nhau, nhưng có thể nói cho đến nay, QCN ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm cả trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, pháp lý và trong thực tế về tín ngưỡng và đạo đức xã hội...
Việt Nam có cam kết mạnh mẽ trong việc bảo đảm QCN. Cương lĩnh Đại hội XI xác định mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo chính trị Đại hội XII đã tái xác định quan điểm về QCN của Cương lĩnh: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”. Hiến pháp 2013 đã dành cả Chương II quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người.
Hiện nay, các QCN của nhân dân ta đã được bảo đảm tốt nhất trong những điều kiện của mình. Việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị được thể hiện rõ qua tỷ lệ 99,35% cử tri đã bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XIV; với 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số, phụ nữ là 133 người, người ngoài Đảng là 21 người và lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay Việt Nam đã có 858 cơ quan báo in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà người nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn như: CNN, TV5, NHK, DW, KBS, Australia Network, Bloomberg… Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á và hiện tại 1/3 dân số có tài khoản Facebook.
Về các quyền kinh tế-xã hội, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực chưa ổn định sau thời kỳ suy giảm kéo dài, kinh tế nước ta đã được khôi phục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm gần đây đạt 6,5-7%/năm. Công ăn việc làm của người lao động được tiếp tục nâng cao nhờ sự hồi phục của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường giao thông, nước sạch…) và hạ tầng xã hội (y tế, trường học, điểm bưu điện…) nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện đáng kể.
Từ những thực tiễn trên cho thấy, QCN phải được nhìn nhận đúng đắn, khách quan thông qua cuộc sống của hàng triệu con người, là những công dân vừa hưởng thụ QCN vừa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Cách nhìn nhận QCN chỉ dựa trên thông tin thất thiệt của một số cá nhân, những kẻ vi phạm pháp luật hoặc chỉ dựa trên kỳ thị về chính trị, phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là cách nhìn nhận hẹp hòi, thiển cận, méo mó với động cơ chính trị xấu, không thể chấp nhận./.
Sự thật
Hoặc gần đây, chuyện xảy ra ở tỉnh ta do 2 đối tượng Bùi Văn Trung ngụ tại xã Phước Hưng, Vương Văn Thả ngụ tại xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, lợi dụng danh nghĩa Phật giáo Hòa Hảo đã có hành vi gây rối, dàn dựng để quay video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước tung lên mạng. Các hành vi này đã gây bất bình trong dư luận tại địa phương cũng như các tính đồ Phật giáo Hòa Hảo chân chính.
Thực tế cho thấy, nhận thức về quyền con người (QCN) trên thế giới cũng như ở nước ta còn khác nhau, nhưng có thể nói cho đến nay, QCN ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm cả trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, pháp lý và trong thực tế về tín ngưỡng và đạo đức xã hội...
Việt Nam có cam kết mạnh mẽ trong việc bảo đảm QCN. Cương lĩnh Đại hội XI xác định mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo chính trị Đại hội XII đã tái xác định quan điểm về QCN của Cương lĩnh: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”. Hiến pháp 2013 đã dành cả Chương II quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người.
Hiện nay, các QCN của nhân dân ta đã được bảo đảm tốt nhất trong những điều kiện của mình. Việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị được thể hiện rõ qua tỷ lệ 99,35% cử tri đã bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XIV; với 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số, phụ nữ là 133 người, người ngoài Đảng là 21 người và lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay Việt Nam đã có 858 cơ quan báo in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà người nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn như: CNN, TV5, NHK, DW, KBS, Australia Network, Bloomberg… Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á và hiện tại 1/3 dân số có tài khoản Facebook.
Về các quyền kinh tế-xã hội, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực chưa ổn định sau thời kỳ suy giảm kéo dài, kinh tế nước ta đã được khôi phục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm gần đây đạt 6,5-7%/năm. Công ăn việc làm của người lao động được tiếp tục nâng cao nhờ sự hồi phục của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường giao thông, nước sạch…) và hạ tầng xã hội (y tế, trường học, điểm bưu điện…) nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện đáng kể.
Từ những thực tiễn trên cho thấy, QCN phải được nhìn nhận đúng đắn, khách quan thông qua cuộc sống của hàng triệu con người, là những công dân vừa hưởng thụ QCN vừa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Cách nhìn nhận QCN chỉ dựa trên thông tin thất thiệt của một số cá nhân, những kẻ vi phạm pháp luật hoặc chỉ dựa trên kỳ thị về chính trị, phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là cách nhìn nhận hẹp hòi, thiển cận, méo mó với động cơ chính trị xấu, không thể chấp nhận./.
Sự thật