Lại báo cáo sai sự thật!
- Được đăng: Thứ năm, 06 Tháng 4 2017 12:46
- Lượt xem: 2540
(TGAG)- Ngày 06-3-2017, trên nhiều phương tiện thông tin nước ngoài và trên website Đại sứ quán Hoa Kỳ (ở Việt Nam) đã đăng tải “Phúc trình thường niên về thực thi nhân quyền các nước (năm 2016)” của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngay sau đó, nhiều hãng thông tấn, báo chí vốn kỳ thị với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát tán trên mạng.
Đây là việc làm có truyền thống sai trái thường niên từ phía Hoa Kỳ. Thường xuyên bị nhiều quốc gia phản ứng với nhiều mức độ khác nhau. Ngày 13-3-2017, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời báo chí về bản báo cáo nói trên đã nhấn mạnh: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với các nước, trong đó có Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt. Đến nay, Việt Nam - Mỹ đã có 20 vòng đối thoại song phương thường niên về quyền con người. Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ tuy đã ghi nhận một số thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, nhưng vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam”.
Trước hết, Phúc trình phê phán Quốc hội Việt Nam trì hoãn thông qua một số luật. Họ quy kết nguyên nhân là do Việt Nam vẫn còn bảo thủ trước những vấn đề cấp bách về thực hiện nhân quyền.
Thực tế không phải như vậy, sở dĩ Quốc hội Việt Nam hoãn thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về Hội,... vì những dự luật này còn nhiều sai sót cả về kỹ thuật và về nội dung. Điều đó thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Việt Nam và các đại biểu.
Nhưng, Phúc trình thường niên năm 2016 cho thấy, Hoa Kỳ đã cố tình “quên” Quốc hội Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm bảo đảm quyền của người dân, trong đó đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) với nhiều nội dung mới. Luật này đã mở rộng đối tượng hưởng thụ quyền (bao gồm mọi người chứ không chỉ là công dân Việt Nam). Luật còn quy định hạn chế những thủ tục phiền hà khi các tổ chức tôn giáo thực hành nghi lễ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) đã dành một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó quy định: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp, pháp luật; các nguyên tắc cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền, nghĩa vụ của người có tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức tôn giáo; tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Bản phúc trình còn cho rằng, “người dân không có quyền thay đổi chính phủ qua quá trình bầu cử tự do”. Thực tế cho thấy, cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bảo đảm đầy đủ các quyền chính trị, dân sự của người dân. Tỷ lệ cử tri đã bỏ phiếu đạt 99,35%. Về cơ cấu đại biểu, có 86 người là dân tộc thiểu số, phụ nữ là 133 người, người ngoài Đảng là 21 người. Tỷ lệ nữ và dân tộc thiểu số của Quốc hội Việt Nam so với nhiều quốc gia ở khu vực thuộc vào loại cao. Lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ. Quốc hội khóa XIV đã bầu và phê chuẩn Chính phủ với 23 gương mặt mới, do ông Nguyễn Xuân Phúc (62 tuổi) làm Thủ tướng.
Trong lịch sử lập pháp nước ta, lần đầu tiên, Hiến pháp 2013 đã chế định đầy đủ về quyền con người. So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp năm 2013 thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người. Việc sắp xếp quyền con người phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Từ đó đến nay việc triển khai đang diễn ra với nhiều kết quả khá toàn diện.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn. Nhưng trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc hành tinh năm nay, Việt Nam được xếp thứ 94 trong tổng số 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Trong bảng xếp hạng năm 2016, Việt Nam xếp thứ 96/157 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam thừa nhận quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Nhưng đồng thời cũng phê phán nghiêm khắc tình trạng kỳ thị với dụng ý xấu hoặc thiếu thiện chí để đi đến cái nhìn sai lệch… Báo cáo phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam là không đúng sự thật./.
Đây là việc làm có truyền thống sai trái thường niên từ phía Hoa Kỳ. Thường xuyên bị nhiều quốc gia phản ứng với nhiều mức độ khác nhau. Ngày 13-3-2017, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời báo chí về bản báo cáo nói trên đã nhấn mạnh: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với các nước, trong đó có Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt. Đến nay, Việt Nam - Mỹ đã có 20 vòng đối thoại song phương thường niên về quyền con người. Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ tuy đã ghi nhận một số thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, nhưng vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam”.
Trước hết, Phúc trình phê phán Quốc hội Việt Nam trì hoãn thông qua một số luật. Họ quy kết nguyên nhân là do Việt Nam vẫn còn bảo thủ trước những vấn đề cấp bách về thực hiện nhân quyền.
Thực tế không phải như vậy, sở dĩ Quốc hội Việt Nam hoãn thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về Hội,... vì những dự luật này còn nhiều sai sót cả về kỹ thuật và về nội dung. Điều đó thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Việt Nam và các đại biểu.
Nhưng, Phúc trình thường niên năm 2016 cho thấy, Hoa Kỳ đã cố tình “quên” Quốc hội Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm bảo đảm quyền của người dân, trong đó đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) với nhiều nội dung mới. Luật này đã mở rộng đối tượng hưởng thụ quyền (bao gồm mọi người chứ không chỉ là công dân Việt Nam). Luật còn quy định hạn chế những thủ tục phiền hà khi các tổ chức tôn giáo thực hành nghi lễ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) đã dành một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó quy định: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp, pháp luật; các nguyên tắc cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền, nghĩa vụ của người có tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức tôn giáo; tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Bản phúc trình còn cho rằng, “người dân không có quyền thay đổi chính phủ qua quá trình bầu cử tự do”. Thực tế cho thấy, cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bảo đảm đầy đủ các quyền chính trị, dân sự của người dân. Tỷ lệ cử tri đã bỏ phiếu đạt 99,35%. Về cơ cấu đại biểu, có 86 người là dân tộc thiểu số, phụ nữ là 133 người, người ngoài Đảng là 21 người. Tỷ lệ nữ và dân tộc thiểu số của Quốc hội Việt Nam so với nhiều quốc gia ở khu vực thuộc vào loại cao. Lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ. Quốc hội khóa XIV đã bầu và phê chuẩn Chính phủ với 23 gương mặt mới, do ông Nguyễn Xuân Phúc (62 tuổi) làm Thủ tướng.
Trong lịch sử lập pháp nước ta, lần đầu tiên, Hiến pháp 2013 đã chế định đầy đủ về quyền con người. So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp năm 2013 thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người. Việc sắp xếp quyền con người phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Từ đó đến nay việc triển khai đang diễn ra với nhiều kết quả khá toàn diện.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn. Nhưng trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc hành tinh năm nay, Việt Nam được xếp thứ 94 trong tổng số 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Trong bảng xếp hạng năm 2016, Việt Nam xếp thứ 96/157 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam thừa nhận quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Nhưng đồng thời cũng phê phán nghiêm khắc tình trạng kỳ thị với dụng ý xấu hoặc thiếu thiện chí để đi đến cái nhìn sai lệch… Báo cáo phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam là không đúng sự thật./.
Sự thật