Việt Nam không liên minh với nước này để chống nước kia
- Được đăng: Thứ tư, 10 Tháng 8 2016 06:42
- Lượt xem: 3302
(TGAG)- Sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến nước ta, gần đây đã có dư luận nhiều chiều, thậm chí có những bịa đặt từ các thế lực thù địch.
Cần nhận thức đúng tình hình, hiểu đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhìn chung hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển.
Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp.
Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam lần này là chuyến thăm lịch sử để kỷ niệm quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước và thúc đẩy tầm nhìn chung về tương lai. Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất đánh giá: Sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ hai nước đã và đang đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế ở khu vực, xây dựng một khu vực dựa trên luật lệ, cũng như việc phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực và toàn cầu...
Riêng vấn đề hợp tác quốc phòng đã được nói rõ: “Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước... đặt ưu tiên vào lĩnh vực hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa”, “Việt Nam hoan nghênh quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam”.
Nhưng lại có sự xuyên tạc khi cho rằng: “Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. Việt Nam đã mời Mỹ vào cảng Cam Ranh để kiềm chế Trung Quốc! Hai nước này bắt tay nhau chống lại Trung Quốc…”.
Đây hoàn toàn là sự bịa đặt. Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại”. Riêng về chính sách quốc phòng, Việt Nam thực hiện “nguyên tắc ba không”: Một là, không tham gia một hiệp định quân sự và trở thành một đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào; Hai là, không cho phép bất kỳ nước nào lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; Ba là, không dựa vào bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác. Việc Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí chỉ thể hiện mối quan hệ Việt - Mỹ đã tiến triển bình thường thật sự.
Ai cũng biết vấn đề cải thiện quan hệ Việt - Mỹ diễn ra cùng với việc tăng cường quan hệ Việt - Trung, cũng như với nhiều đối tác chiến lược khác là: Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức… Đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là: “Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng”, “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất”.
Thực tiễn đã chỉ ra các nước lớn luôn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau vì quyền lợi của mình. Trong tính chất phức tạp đó, bài học từ 30 năm đổi mới đã tổng kết: “Phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc luôn gắn với tinh thần tự lực tự cường. Kế thừa truyền thống Cha Ông, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Việt Nam không bao giờ liên minh với nước này để chống nước khác!
Sự Thật
Cần nhận thức đúng tình hình, hiểu đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhìn chung hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển.
Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp.
Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam lần này là chuyến thăm lịch sử để kỷ niệm quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước và thúc đẩy tầm nhìn chung về tương lai. Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất đánh giá: Sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ hai nước đã và đang đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế ở khu vực, xây dựng một khu vực dựa trên luật lệ, cũng như việc phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực và toàn cầu...
Riêng vấn đề hợp tác quốc phòng đã được nói rõ: “Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước... đặt ưu tiên vào lĩnh vực hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa”, “Việt Nam hoan nghênh quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam”.
Nhưng lại có sự xuyên tạc khi cho rằng: “Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. Việt Nam đã mời Mỹ vào cảng Cam Ranh để kiềm chế Trung Quốc! Hai nước này bắt tay nhau chống lại Trung Quốc…”.
Đây hoàn toàn là sự bịa đặt. Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại”. Riêng về chính sách quốc phòng, Việt Nam thực hiện “nguyên tắc ba không”: Một là, không tham gia một hiệp định quân sự và trở thành một đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào; Hai là, không cho phép bất kỳ nước nào lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; Ba là, không dựa vào bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác. Việc Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí chỉ thể hiện mối quan hệ Việt - Mỹ đã tiến triển bình thường thật sự.
Ai cũng biết vấn đề cải thiện quan hệ Việt - Mỹ diễn ra cùng với việc tăng cường quan hệ Việt - Trung, cũng như với nhiều đối tác chiến lược khác là: Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức… Đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là: “Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng”, “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất”.
Thực tiễn đã chỉ ra các nước lớn luôn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau vì quyền lợi của mình. Trong tính chất phức tạp đó, bài học từ 30 năm đổi mới đã tổng kết: “Phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc luôn gắn với tinh thần tự lực tự cường. Kế thừa truyền thống Cha Ông, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Việt Nam không bao giờ liên minh với nước này để chống nước khác!
Sự Thật