Nhận diện và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam
- Được đăng: Thứ sáu, 03 Tháng 9 2021 18:41
- Lượt xem: 2502
(TUAG)- Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thúc đẩy, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Việt Nam chủ động, tích cực tham gia đầy đủ các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền con người; hệ thống pháp luật về quyền con người ngày càng hoàn chỉnh; việc tổ chức thực thi pháp luật bảo đảm quyền con người đạt được những thành tựu không thể phủ nhận. Chưa bao giờ, quyền được sống, quyền có ăn, có mặc, có nhà ở và quyền tham gia về chính trị, văn hóa, quyền về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, quyền tự do kinh doanh hay những quyền tự do ứng cử, thể hiện quan điểm trong xã hội, được chăm lo như hiện nay.
Đơn cử trên lĩnh vực bảo đảm quyền chính trị: kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay); tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học; nhiều bộ sách giáo khoa được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số…
Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an sinh xã hội được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Gói an sinh xã hội lần thứ nhất đã được triển khai có quy mô 62.000 tỷ đồng và hiện nay đang thực hiện gói an sinh xã hội lần thứ hai với tổng trị giá 26.000 tỷ đồng là những giải pháp cấp bách, kịp thời, nhằm giảm tối đa tác động của đại dịch COVID-19 đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân.
Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, chúng ta đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, như: “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”; “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”; “Công ước về quyền trẻ em”;… Những công ước này đều được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng ở Việt Nam quyền con người luôn luôn được tôn trọng, đề cao, với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đây là minh chứng sinh động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam vì quyền con người. Điều này tiếp tục được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Mặc dù vậy, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách lợi dụng, kích động những vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền để ly gián, chia rẽ Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Chúng ráo riết tìm mọi cách xuyên tạc, tung ra những thông tin sai lệch, phiến diện, bóp méo sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam; lợi dụng Internet, viết blog tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống phá chế độ, chính quyền nhân dân, lu loa rằng Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, vi phạm nhân quyền, ngăn cản hoạt động tôn giáo... Bằng cách này hay cách khác, chúng luôn tìm mọi cách phủ nhận những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam đạt được trong 35 năm đổi mới đất nước; chỉ trích chính quyền trì hoãn ban hành luật biểu tình, luật về hội, lợi dụng giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19 để tiếp tục bạo lực, đàn áp, bắt giam những nhà hoạt động nhân quyền, các nhà báo độc lập, những người có ý kiến phản biện, trái ý kiến với Nhà nước...
Thực chất, thủ đoạn này là một trong những chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm tiến tới xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Những thành tựu to lớn trong bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới được Liên hợp quốc và nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao; là bằng chứng thuyết phục, không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về quyền con người, bảo đảm quyền con người, đồng thời đanh thép bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về vấn đề trên.
Tóm lại, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN, là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải nhận diện, vạch trần và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên lĩnh vực này.
Đơn cử trên lĩnh vực bảo đảm quyền chính trị: kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay); tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học; nhiều bộ sách giáo khoa được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số…
Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an sinh xã hội được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Gói an sinh xã hội lần thứ nhất đã được triển khai có quy mô 62.000 tỷ đồng và hiện nay đang thực hiện gói an sinh xã hội lần thứ hai với tổng trị giá 26.000 tỷ đồng là những giải pháp cấp bách, kịp thời, nhằm giảm tối đa tác động của đại dịch COVID-19 đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân.
Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, chúng ta đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, như: “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”; “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”; “Công ước về quyền trẻ em”;… Những công ước này đều được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng ở Việt Nam quyền con người luôn luôn được tôn trọng, đề cao, với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đây là minh chứng sinh động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam vì quyền con người. Điều này tiếp tục được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Mặc dù vậy, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách lợi dụng, kích động những vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền để ly gián, chia rẽ Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Chúng ráo riết tìm mọi cách xuyên tạc, tung ra những thông tin sai lệch, phiến diện, bóp méo sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam; lợi dụng Internet, viết blog tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống phá chế độ, chính quyền nhân dân, lu loa rằng Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, vi phạm nhân quyền, ngăn cản hoạt động tôn giáo... Bằng cách này hay cách khác, chúng luôn tìm mọi cách phủ nhận những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam đạt được trong 35 năm đổi mới đất nước; chỉ trích chính quyền trì hoãn ban hành luật biểu tình, luật về hội, lợi dụng giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch COVID-19 để tiếp tục bạo lực, đàn áp, bắt giam những nhà hoạt động nhân quyền, các nhà báo độc lập, những người có ý kiến phản biện, trái ý kiến với Nhà nước...
Thực chất, thủ đoạn này là một trong những chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm tiến tới xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Những thành tựu to lớn trong bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới được Liên hợp quốc và nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao; là bằng chứng thuyết phục, không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về quyền con người, bảo đảm quyền con người, đồng thời đanh thép bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về vấn đề trên.
Tóm lại, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN, là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải nhận diện, vạch trần và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên lĩnh vực này.
Sự thật