Nhận diện một số tổ chức chống cộng giả danh “xã hội dân sự”
- Được đăng: Thứ ba, 25 Tháng 8 2020 09:11
- Lượt xem: 2073
Vẫn với thủ đoạn quen thuộc đã sử dụng nhiều năm nay, gần đây một số tổ chức gọi là “xã hội dân sự” lại tiếp tục công bố cái gọi là “thư ngỏ” đòi Nhà nước Việt Nam chấm dứt “đàn áp giới bất đồng chính kiến”, trả tự do cho “tù nhân lương tâm” và hàng loạt yêu sách phi lý khác. Điều này càng cho thấy rõ, tìm mọi cách để bôi nhọ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam, cổ súy tội phạm và hành vi phi pháp tại Việt Nam là mục đích mà các tổ chức này đang quyết liệt hướng đến.
Ngày 3-8-2020, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tiếp tục nối dài các hoạt động thiếu thiện chí của họ đối với Việt Nam là ra thông cáo báo chí yêu cầu trả tự do cho Ngô Văn Dũng và bảy đồng phạm trong một vụ án mà với bằng chứng cụ thể, Tòa án nhân dân của Việt Nam khẳng định đó là những người đã phạm tội "Phá rối an ninh" theo khoản 1 Ðiều 118 Bộ luật Hình sự (năm 2015). Trước đó, 10 tổ chức (gồm một số tổ chức quốc tế và một số nhóm bất hợp pháp trong nước) đã công bố "thư ngỏ" lặp lại điều họ ra rả đã nhiều năm nay là "yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến, trả tự do cho tù nhân lương tâm, thực hiện cam kết quốc tế về nhân quyền"...
Như vậy từ đầu năm 2020 đến nay, một số tổ chức quốc tế đã nhiều lần công bố "thư ngỏ" nhằm tạo áp lực với Nhà nước Việt Nam trong các vấn đề liên quan nhân quyền. Ðáng nói là nội dung và hình thức các văn bản lại có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ hướng đến mục đích đòi Nhà nước Việt Nam "phải trả tự do" cho một số đối tượng vi phạm pháp luật, đã bị điều tra và bắt tạm giam, hoặc bị xét xử và phải nhận án tù. Không chỉ vậy, đối chiếu văn bản của mấy tổ chức tự nhận là "quốc tế" này với văn bản do một số nhóm, cá nhân ở trong nước công bố cùng thời gian sẽ thấy từ hành văn đến nội dung có sự tương đồng khá rõ. Và từ đây, không thể không nghi ngờ về mối liên kết khăng khít giữa RSF (Phóng viên không biên giới), AI (Ân xá quốc tế), VOICE (Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại),… với một số nhóm bất hợp pháp và một số cá nhân đang hoạt động chống phá ở trong nước?
Trước hết, cần khẳng định rằng quyền con người là khái niệm vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nổi lên là lựa chọn định hướng chính trị, lựa chọn đường hướng phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong Hiến pháp, khái niệm quyền con người và các quy định để thực hiện quyền con người luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển. Ðặc biệt, với Hiến pháp năm 2013, quyền con người được quy định cụ thể tại Chương II "Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" gồm 49 điều. Trong đó có những quy định quan trọng như: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật" (Ðiều 19); "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" (Ðiều 20, khoản 1); "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật" (Ðiều 24, khoản 1); "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" (Ðiều 25)... Qua đó phải khẳng định, quyền con người và quyền công dân luôn được Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật. Ðến nay, dù đất nước còn rất nhiều khó khăn nhưng quyền con người, quyền công dân vẫn luôn được Nhà nước nỗ lực bảo đảm, đã đạt được rất nhiều thành tựu trên mọi mặt, được các quốc gia trên thế giới công nhận, hoan nghênh.
Tuy nhiên, một số tổ chức nhân danh nhân quyền lại không quan tâm đến thực tế nói trên để từ đó có những xem xét, đánh giá chân thực, đúng đắn về cuộc sống của nhân dân được phát triển như thế nào, mà chỉ tập trung bảo vệ một số nhóm, cá nhân đã và đang có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðặc biệt, việc hàng loạt tổ chức gọi là "xã hội dân sự" ký tên dưới các "thư ngỏ", "thỉnh nguyện thư" vẫn không che giấu được sự thật là phần lớn trong số đó chỉ "hữu danh vô thực", là cánh tay nối dài của một số thế lực nhiều năm qua vẫn điên cuồng chống phá Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Dù khuếch trương dưới nhiều tên gọi như "dự án 88", "tạp chí luật khoa", "mạng lưới nhân quyền Việt Nam", "nhà hoạt động dân chủ Việt Nam",… nhưng hạt nhân của các tổ chức này vẫn là những đối tượng có thành tích bất hảo. Như K. Uland (K. U-len) có vai trò "Giám đốc nghiên cứu của Dự án 88" - tên gọi có thể khiến lầm tưởng đó là "dự án" của một tổ chức xã hội dân sự quốc tế, nhưng đó chỉ là "giám đốc bù nhìn", che giấu thân phận thật sự của mấy cá nhân còn lại trong tổ chức "ma" này. Hoặc trường hợp Grace Bùi, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang, ngoài việc tham gia "dự án 88", từ lâu Grace Bùi đã đứng đầu "dự án trợ giúp người Thượng". Năm 2019, liên minh mờ ám giữa "dự án trợ giúp người Thượng" và VOICE bắt đầu được nhắc đến khi nhóm này bị cáo buộc đã lợi dụng vấn đề người Thượng định cư bất hợp pháp ở Thái-lan để chiếm dụng tiền từ thiện, và buôn người sang Mỹ, Ca-na-đa. Hai thành viên Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang cũng không phải xa lạ, bởi họ là cộng tác viên thân quen của Trịnh Hữu Long - người đứng đầu tổ chức có tên gọi là "tạp chí luật khoa", đồng thời là luật sư nội bộ của VOICE tại Ma-ni-la (Phi-li-pin). Quan hệ giữa VOICE và "dự án 88", "dự án trợ giúp người Thượng" càng được xác thực hơn khi Nguyễn Thị Hường và Trịnh Hữu Long công khai đứng ra quyên tiền cho Grace Bùi.
Tương tự là tổ chức có tên gọi "nhà hoạt động dân chủ Việt Nam", cái tên có vẻ mới lạ nhưng nếu biết đứng đầu tổ chức này là Will Nguyễn - người Mỹ gốc Việt, từng về Việt Nam và đã bị bắt giữ vì kích động biểu tình, xô đẩy hàng rào cảnh sát, đập phá ô-tô của lực lượng chức năng. Trước tòa, Will Nguyễn đã thừa nhận sai phạm, muốn sau này được trở lại Việt Nam để xây dựng đất nước. Tại thời điểm đó, đề cập trường hợp Will Nguyễn, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng: "Những thứ dường như là bình thường (ở Mỹ) thì có thể không bình thường ở một nước khác và bạn phải tuân theo những luật lệ của đất nước mà bạn đang tới thăm". Nhưng ngay sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, Will Nguyễn lập tức thể hiện sự tráo trở, tự cho thấy anh ta không phải là một sinh viên thiếu hiểu biết về chính trị, văn hóa, xã hội nên bị lôi kéo tham gia biểu tình bất hợp pháp, mà ngược lại, Will Nguyễn là thành viên VOICE - cơ sở ngoại vi của tổ chức khủng bố "Việt tân", là sáng lập viên, thành viên của nhiều tổ chức chống cộng khác. Thời gian đầu, Will Nguyễn chỉ xuất hiện trong các hoạt động của VOICE tại Mỹ và Ô-xtrây-li-a cùng mấy kẻ cầm đầu của tổ chức này như Trịnh Hội, Nam Lộc. Dần dà, vai trò của Will Nguyễn trong VOICE ngày càng được tăng cường. Tại "khóa đào tạo xã hội dân sự lần thứ 11" do VOICE tổ chức, Will Nguyễn chính thức xuất hiện với tư cách là "giảng viên chính trị nhập môn"!
Các thí dụ nêu trên phần nào cho thấy diện mạo, bản chất của một số tổ chức gọi là "xã hội dân sự" khi tên gọi chỉ là vỏ bọc ngụy trang cho một vài thế lực ở nước ngoài vẫn thường xuyên tổ chức chống phá Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ðiểm nổi bật là đầu mối các "tổ chức" này hầu như đều hướng về đầu mối là VOICE. Vì thế lịch sử hình thành, cách thức tồn tại, phương thức hoạt động của chúng mờ ám y hệt như sự ra đời, tồn tại của VOICE. Trong các đơn xin tài trợ và lời giới thiệu trên in-tơ-nét, VOICE tự nhận là tổ chức thành lập từ năm 1997 với thành tích đã cứu trợ 1.573 người tị nạn từ châu Phi sang Mỹ. Song trên thực tế thì VOICE mới thành lập năm 2007! Sự xuất hiện như "từ dưới đất chui lên" của một số tổ chức "xã hội dân sự" khác có liên hệ mật thiết với VOICE cũng tiến hành theo cách này. Lợi dụng sơ hở, lỏng lẻo trong việc thành lập tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận tại một số quốc gia, các tổ chức như vậy đã mọc lên như nấm, thoải mái bịa đặt về nguồn gốc cũng như thành tích. Tình trạng đó được "Việt tân" lợi dụng bằng cách cử các thành viên cốt cán thành lập "tổ chức xã hội dân sự" mới, hoặc cài thành viên "Việt tân" vào các băng, nhóm chống cộng tại Việt Nam và nước ngoài để dễ bề thao túng, lãnh đạo, lôi kéo, thuyết phục người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết theo tổ chức khủng bố này. Thí dụ, "Project 88" tuyên bố thành lập năm 2012, tuy nhiên "Project 88" chỉ bắt đầu được nhắc tới từ năm 2018, và Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang, Grace Bùi đều được xác minh là có dính dáng đến nhiều hoạt động của VOICE. Còn một số cái gọi là "tổ chức xã hội dân sự" khác thực chất chỉ là vỏ bọc, ngụy trang cho các chiến dịch có tính thời vụ, giúp tổ chức khủng bố "Việt tân" và VOICE vừa chống phá Việt Nam vừa thu hút tiền bạc.
Sau thất bại của các chiến dịch "truyền thông đen" mà điển hình là cố gắng ngăn cản Liên hiệp châu Âu ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Việt Nam, giờ đây các thế lực thù địch lại sử dụng thủ đoạn thông qua một số tổ chức nấp bóng "xã hội dân sự" gây sức ép để Việt Nam phải nhượng bộ, trả tự do cho mấy "nhà dân chủ" giả hiệu đã và đang vi phạm pháp luật. Ðể đạt mục đích, bên cạnh việc thu nạp nhân sự, mở rộng mạng lưới, các tổ chức chống cộng ở nước ngoài cũng chủ động liên kết với một số thế lực thiếu thiện chí với Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Chưa kể, nhằm mưu cầu sự ủng hộ của cộng đồng người gốc Việt đang sinh sống ở nước sở tại để kiếm phiếu cử tri, một số dân biểu, nghị sĩ cũng sẵn sàng làm ngơ trước sự thật, thậm chí về hùa với các tổ chức chống cộng để cản trở, chống phá sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, "cây kim trong bọc lâu ngày cũng có lúc lộ ra", chính lúc này, các tổ chức khủng bố, chống cộng như "Việt tân", VOICE cũng đang bị tố cáo vì có hành vi sát nhân, buôn người, lừa bịp tiền bạc,… làm cho cái gọi là "phong trào dân chủ" trong nước cũng lộ rõ nguyên hình chỉ là thứ "tầm gửi", chống phá đất nước để kiếm tiền, để được định cư ở nước ngoài.
Ngày 3-8-2020, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tiếp tục nối dài các hoạt động thiếu thiện chí của họ đối với Việt Nam là ra thông cáo báo chí yêu cầu trả tự do cho Ngô Văn Dũng và bảy đồng phạm trong một vụ án mà với bằng chứng cụ thể, Tòa án nhân dân của Việt Nam khẳng định đó là những người đã phạm tội "Phá rối an ninh" theo khoản 1 Ðiều 118 Bộ luật Hình sự (năm 2015). Trước đó, 10 tổ chức (gồm một số tổ chức quốc tế và một số nhóm bất hợp pháp trong nước) đã công bố "thư ngỏ" lặp lại điều họ ra rả đã nhiều năm nay là "yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến, trả tự do cho tù nhân lương tâm, thực hiện cam kết quốc tế về nhân quyền"...
Như vậy từ đầu năm 2020 đến nay, một số tổ chức quốc tế đã nhiều lần công bố "thư ngỏ" nhằm tạo áp lực với Nhà nước Việt Nam trong các vấn đề liên quan nhân quyền. Ðáng nói là nội dung và hình thức các văn bản lại có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ hướng đến mục đích đòi Nhà nước Việt Nam "phải trả tự do" cho một số đối tượng vi phạm pháp luật, đã bị điều tra và bắt tạm giam, hoặc bị xét xử và phải nhận án tù. Không chỉ vậy, đối chiếu văn bản của mấy tổ chức tự nhận là "quốc tế" này với văn bản do một số nhóm, cá nhân ở trong nước công bố cùng thời gian sẽ thấy từ hành văn đến nội dung có sự tương đồng khá rõ. Và từ đây, không thể không nghi ngờ về mối liên kết khăng khít giữa RSF (Phóng viên không biên giới), AI (Ân xá quốc tế), VOICE (Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại),… với một số nhóm bất hợp pháp và một số cá nhân đang hoạt động chống phá ở trong nước?
Trước hết, cần khẳng định rằng quyền con người là khái niệm vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nổi lên là lựa chọn định hướng chính trị, lựa chọn đường hướng phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong Hiến pháp, khái niệm quyền con người và các quy định để thực hiện quyền con người luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển. Ðặc biệt, với Hiến pháp năm 2013, quyền con người được quy định cụ thể tại Chương II "Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" gồm 49 điều. Trong đó có những quy định quan trọng như: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật" (Ðiều 19); "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" (Ðiều 20, khoản 1); "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật" (Ðiều 24, khoản 1); "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" (Ðiều 25)... Qua đó phải khẳng định, quyền con người và quyền công dân luôn được Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật. Ðến nay, dù đất nước còn rất nhiều khó khăn nhưng quyền con người, quyền công dân vẫn luôn được Nhà nước nỗ lực bảo đảm, đã đạt được rất nhiều thành tựu trên mọi mặt, được các quốc gia trên thế giới công nhận, hoan nghênh.
Tuy nhiên, một số tổ chức nhân danh nhân quyền lại không quan tâm đến thực tế nói trên để từ đó có những xem xét, đánh giá chân thực, đúng đắn về cuộc sống của nhân dân được phát triển như thế nào, mà chỉ tập trung bảo vệ một số nhóm, cá nhân đã và đang có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Ðặc biệt, việc hàng loạt tổ chức gọi là "xã hội dân sự" ký tên dưới các "thư ngỏ", "thỉnh nguyện thư" vẫn không che giấu được sự thật là phần lớn trong số đó chỉ "hữu danh vô thực", là cánh tay nối dài của một số thế lực nhiều năm qua vẫn điên cuồng chống phá Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Dù khuếch trương dưới nhiều tên gọi như "dự án 88", "tạp chí luật khoa", "mạng lưới nhân quyền Việt Nam", "nhà hoạt động dân chủ Việt Nam",… nhưng hạt nhân của các tổ chức này vẫn là những đối tượng có thành tích bất hảo. Như K. Uland (K. U-len) có vai trò "Giám đốc nghiên cứu của Dự án 88" - tên gọi có thể khiến lầm tưởng đó là "dự án" của một tổ chức xã hội dân sự quốc tế, nhưng đó chỉ là "giám đốc bù nhìn", che giấu thân phận thật sự của mấy cá nhân còn lại trong tổ chức "ma" này. Hoặc trường hợp Grace Bùi, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang, ngoài việc tham gia "dự án 88", từ lâu Grace Bùi đã đứng đầu "dự án trợ giúp người Thượng". Năm 2019, liên minh mờ ám giữa "dự án trợ giúp người Thượng" và VOICE bắt đầu được nhắc đến khi nhóm này bị cáo buộc đã lợi dụng vấn đề người Thượng định cư bất hợp pháp ở Thái-lan để chiếm dụng tiền từ thiện, và buôn người sang Mỹ, Ca-na-đa. Hai thành viên Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang cũng không phải xa lạ, bởi họ là cộng tác viên thân quen của Trịnh Hữu Long - người đứng đầu tổ chức có tên gọi là "tạp chí luật khoa", đồng thời là luật sư nội bộ của VOICE tại Ma-ni-la (Phi-li-pin). Quan hệ giữa VOICE và "dự án 88", "dự án trợ giúp người Thượng" càng được xác thực hơn khi Nguyễn Thị Hường và Trịnh Hữu Long công khai đứng ra quyên tiền cho Grace Bùi.
Tương tự là tổ chức có tên gọi "nhà hoạt động dân chủ Việt Nam", cái tên có vẻ mới lạ nhưng nếu biết đứng đầu tổ chức này là Will Nguyễn - người Mỹ gốc Việt, từng về Việt Nam và đã bị bắt giữ vì kích động biểu tình, xô đẩy hàng rào cảnh sát, đập phá ô-tô của lực lượng chức năng. Trước tòa, Will Nguyễn đã thừa nhận sai phạm, muốn sau này được trở lại Việt Nam để xây dựng đất nước. Tại thời điểm đó, đề cập trường hợp Will Nguyễn, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng: "Những thứ dường như là bình thường (ở Mỹ) thì có thể không bình thường ở một nước khác và bạn phải tuân theo những luật lệ của đất nước mà bạn đang tới thăm". Nhưng ngay sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, Will Nguyễn lập tức thể hiện sự tráo trở, tự cho thấy anh ta không phải là một sinh viên thiếu hiểu biết về chính trị, văn hóa, xã hội nên bị lôi kéo tham gia biểu tình bất hợp pháp, mà ngược lại, Will Nguyễn là thành viên VOICE - cơ sở ngoại vi của tổ chức khủng bố "Việt tân", là sáng lập viên, thành viên của nhiều tổ chức chống cộng khác. Thời gian đầu, Will Nguyễn chỉ xuất hiện trong các hoạt động của VOICE tại Mỹ và Ô-xtrây-li-a cùng mấy kẻ cầm đầu của tổ chức này như Trịnh Hội, Nam Lộc. Dần dà, vai trò của Will Nguyễn trong VOICE ngày càng được tăng cường. Tại "khóa đào tạo xã hội dân sự lần thứ 11" do VOICE tổ chức, Will Nguyễn chính thức xuất hiện với tư cách là "giảng viên chính trị nhập môn"!
Các thí dụ nêu trên phần nào cho thấy diện mạo, bản chất của một số tổ chức gọi là "xã hội dân sự" khi tên gọi chỉ là vỏ bọc ngụy trang cho một vài thế lực ở nước ngoài vẫn thường xuyên tổ chức chống phá Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ðiểm nổi bật là đầu mối các "tổ chức" này hầu như đều hướng về đầu mối là VOICE. Vì thế lịch sử hình thành, cách thức tồn tại, phương thức hoạt động của chúng mờ ám y hệt như sự ra đời, tồn tại của VOICE. Trong các đơn xin tài trợ và lời giới thiệu trên in-tơ-nét, VOICE tự nhận là tổ chức thành lập từ năm 1997 với thành tích đã cứu trợ 1.573 người tị nạn từ châu Phi sang Mỹ. Song trên thực tế thì VOICE mới thành lập năm 2007! Sự xuất hiện như "từ dưới đất chui lên" của một số tổ chức "xã hội dân sự" khác có liên hệ mật thiết với VOICE cũng tiến hành theo cách này. Lợi dụng sơ hở, lỏng lẻo trong việc thành lập tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận tại một số quốc gia, các tổ chức như vậy đã mọc lên như nấm, thoải mái bịa đặt về nguồn gốc cũng như thành tích. Tình trạng đó được "Việt tân" lợi dụng bằng cách cử các thành viên cốt cán thành lập "tổ chức xã hội dân sự" mới, hoặc cài thành viên "Việt tân" vào các băng, nhóm chống cộng tại Việt Nam và nước ngoài để dễ bề thao túng, lãnh đạo, lôi kéo, thuyết phục người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết theo tổ chức khủng bố này. Thí dụ, "Project 88" tuyên bố thành lập năm 2012, tuy nhiên "Project 88" chỉ bắt đầu được nhắc tới từ năm 2018, và Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Quỳnh Thiên Trang, Grace Bùi đều được xác minh là có dính dáng đến nhiều hoạt động của VOICE. Còn một số cái gọi là "tổ chức xã hội dân sự" khác thực chất chỉ là vỏ bọc, ngụy trang cho các chiến dịch có tính thời vụ, giúp tổ chức khủng bố "Việt tân" và VOICE vừa chống phá Việt Nam vừa thu hút tiền bạc.
Sau thất bại của các chiến dịch "truyền thông đen" mà điển hình là cố gắng ngăn cản Liên hiệp châu Âu ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Việt Nam, giờ đây các thế lực thù địch lại sử dụng thủ đoạn thông qua một số tổ chức nấp bóng "xã hội dân sự" gây sức ép để Việt Nam phải nhượng bộ, trả tự do cho mấy "nhà dân chủ" giả hiệu đã và đang vi phạm pháp luật. Ðể đạt mục đích, bên cạnh việc thu nạp nhân sự, mở rộng mạng lưới, các tổ chức chống cộng ở nước ngoài cũng chủ động liên kết với một số thế lực thiếu thiện chí với Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Chưa kể, nhằm mưu cầu sự ủng hộ của cộng đồng người gốc Việt đang sinh sống ở nước sở tại để kiếm phiếu cử tri, một số dân biểu, nghị sĩ cũng sẵn sàng làm ngơ trước sự thật, thậm chí về hùa với các tổ chức chống cộng để cản trở, chống phá sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, "cây kim trong bọc lâu ngày cũng có lúc lộ ra", chính lúc này, các tổ chức khủng bố, chống cộng như "Việt tân", VOICE cũng đang bị tố cáo vì có hành vi sát nhân, buôn người, lừa bịp tiền bạc,… làm cho cái gọi là "phong trào dân chủ" trong nước cũng lộ rõ nguyên hình chỉ là thứ "tầm gửi", chống phá đất nước để kiếm tiền, để được định cư ở nước ngoài.
Việt Quang
Nguồn: Báo Nhân Dân
Nguồn: Báo Nhân Dân