Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh
- Được đăng: Thứ ba, 16 Tháng 3 2021 13:38
- Lượt xem: 983
(TUAG)- Qua 05 năm hoạt động, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định, với trọng trách trước Đảng, trước cử tri và Nhân dân cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các đại biểu HĐND tỉnh. HĐND tỉnh đã thực hiện ngày càng tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, vai trò vị trí của HĐND được khẳng định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Cụ thể một số kết quả đạt được như sau:
Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương
Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 19 kỳ họp (13 kỳ họp thường lệ, 06 kỳ họp bất thường và chuyên đề), qua đó đã thông qua 303 nghị quyết (145 nghị quyết quy phạm pháp luật, 158 nghị quyết cá biệt) liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước; thu - chi ngân sách; phí và lệ phí; giáo dục đào tạo; y tế; tài nguyên môi trường; văn hóa - thể thao và du lịch; xây dựng; lao động - thương binh, xã hội... và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND.
Công tác triển khai thực hiện các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành được quan tâm, các nghị quyết sau khi ký ban hành được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, đại biểu HĐND tỉnh, các cơ quan, đơn vị và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo chí và Trung tâm Công báo của tỉnh đúng thời gian quy định. Đồng thời, Thường trực HĐND phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh tổ chức triển khai quán triệt các nghị quyết của kỳ họp HĐND đến các ngành, các cấp và tầng lớp nhân dân; tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp, tuyên truyền các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp của HĐND tỉnh.
Hoạt động giám sát tại kỳ họp HĐND
Giám sát tại kỳ họp HĐND được thể hiện chủ yếu thông qua việc xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cùng cấp, hoạt động thẩm tra của các ban HĐND, thảo luận và chất vấn của đại biểu HĐND; xem xét các báo cáo chuyên đề tại kỳ họp HĐND tỉnh; lựa chọn những nhóm vấn đề mang tính thời sự, dư luận cử tri quan tâm để chất vấn Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND tỉnh tại kỳ họp...
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND luôn được quan tâm, phát huy dân chủ, đạt hiệu quả; không khí phiên chất vấn được đổi mới theo hướng đối thoại, tranh luận, có sự liên kết trả lời giữa các ngành liên quan và được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang để cử tri theo dõi; đường dây điện thoại tiếp nhận ý kiến của cử tri tại kỳ họp luôn được duy trì thực hiện, qua đó tiếp nhận thêm thông tin, phản ánh nội dung tại các phiên chất vấn. Nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm, sát với tình hình thực tế. Việc trả lời chất vấn được lãnh đạo UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan chuyên môn thể hiện rõ trách nhiệm trên tinh thần xây dựng, không né tránh, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu ra; nhận trách nhiệm và có giải pháp để thực hiện tốt hơn.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tại các kỳ họp HĐND tỉnh đã có 59 lượt đại biểu tham gia chất vấn, với 98 vấn đề liên quan đến các sở, ngành mà cử tri quan tâm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 24 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu hoặc phê chuẩn theo tinh thần của Nghị quyết số 85/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đúng quy định. Kết quả, việc lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng thiết thực đối với người được lấy phiếu, giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm có động lực phát huy những thành tích đã đạt được cũng như thấy được những điều còn thiếu sót cần điều chỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Giám sát giữa hai kỳ họp HĐND
Giữa 02 kỳ họp HĐND tỉnh, Thường trực và các ban HĐND đã ban hành kế hoạch, đề cương và quyết định thành lập đoàn khảo sát, giám sát theo nghị quyết về chương trình giám sát, khảo hàng năm của HĐND tỉnh. Nội dung tập trung vào việc triển khai thực hiện nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng, hàng năm, các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập 15 đoàn khảo sát, giám sát, trong đó có 30 lượt các sở, ban, ngành và 25 lượt tại UBND các huyện, thị, thành phố; liên quan đến 17 nội dung. Qua đó, Thường trực HĐND tỉnh đã có 105 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh đã thành lập 12 đoàn khảo sát, giám sát tại 28 sở, ngành và 15 lượt UBND các huyện, thị xã, thành phố. Liên quan đến 31 nội dung. Qua đó, Ban đã có 178 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh đã thành lập 15 đoàn khảo sát, giám sát tại 24 lượt sở, ngành và 15 lượt tại UBND các huyện, thị xã, thành phố; liên quan đến 22 nội dung. Qua đó, Ban đã có 346 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ban Pháp chế thành lập 09 đoàn khảo sát, giám sát tại 16 lượt sở, ngành và 07 lượt UBND các huyện, thị xã, thành phố và 11 lượt ở xã, phường, thị trấn. Liên quan đến 13 nội dung. Qua đó, Ban đã có 123 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ngoài ra, trong năm 2020, Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập đoàn khảo sát, giám sát xem xét việc thực hiện các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong tháng 3/2021, Thường trực HĐND tỉnh cũng thành lập đoàn giám sát làm việc với ủy ban bầu cử của các huyện, thị xã, thành phố để xem xét đánh giá việc triển khai tổ chức thực hiện công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, qua đó kịp thời kiến nghị với Tỉnh ủy, Ủy ban bầu cử tỉnh tiếp tục tăng cường các biện pháp lãnh đạo điều hành nhằm góp phần thực hiện thành công cuộc bầu cử sắp tới.
Sau khảo sát, giám sát, Thường trực và các ban HĐND tỉnh tổ chức họp lấy ý kiến thống nhất nội dung báo cáo kết quả khảo sát, giám sát, trong đó nêu rõ những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị cụ thể của đơn vị được khảo sát, giám sát để đôn đốc UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương sớm giải quyết, tạo điều kiện cho các sở, ngành, địa phương hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh.
Hoạt động tiếp xúc cử tri
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBMTTQVN các cấp đã chủ trì và phối hợp với UBND cấp xã tổ chức 1.870 điểm tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND, có 147.553 lượt cử tri tham dự, có 8.488 ý kiến, kiến nghị liên quan đến trách nhiệm và thẩm quyền của cấp tỉnh. Qua đó, Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh phân công, chỉ đạo giải quyết và UBND tỉnh đã có văn bản trả lời đầy đủ kết quả giải quyết các ý kiến của cử tri trình tại các kỳ họp. Riêng đối với những vấn đề được cử tri quan tâm, mang tính bức xúc được Thường trực HĐND lựa chọn để chất vấn Thủ trưởng các sở, ngành liên quan hoặc UBND tỉnh tại kỳ họp.
Đa số các đại biểu HĐND đã thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri, ghi nhận đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ảnh đến HĐND các cấp. Số lượng đại biểu HĐND và đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của địa phương tham dự đạt trên 96%, các trường hợp đại biểu vắng mặt không có lý do chính đáng được ghi nhận phản ánh trong biên bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri của UBMTTQVN các địa phương báo cáo về UBMTTQVN tỉnh.
Việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND các cấp quan tâm thực hiện, tổng hợp báo cáo trả lời đầy đủ các ý kiến cử tri gửi gắm tại kỳ họp và sau kỳ họp HĐND tỉnh; qua đó tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp nghiêm túc xem xét, giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri, đặc biệt những vấn đề cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa xử lý triệt để...
Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND trong nhiệm kỳ 2021 - 2026
Tiếp tục quan tâm thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ngày 20/11/2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015... để các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.
Tiếp tục thực hiện Chương trình công tác hàng năm của Thường trực, các ban HĐND; phối hợp với UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN thực hiện quy chế phối hợp công tác; tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; triển khai quán triệt các Nghị quyết của HĐND đến các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân.
Tổ chức khảo sát, giám sát bằng nhiều hình thức, chú trọng về nội dung sát với tình hình thực tiễn. Nghiên cứu và nắm vững các chủ trương chính sách liên quan đến vấn đề cần giám sát, đi thực tế để nắm tình hình. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát.
Chuẩn bị chu đáo nội dung và tổ chức tốt các kỳ họp HĐND. Tổ chức các phiên họp Thường trực HĐND theo quy định và thực hiện hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND.
Không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả chất vấn, góp phần giải quyết nhanh chóng nhiều vấn đề bức xúc mà cử tri và dư luận quan tâm tại địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các kỳ họp HĐND.
Duy trì tiếp công dân định kỳ; đại biểu HĐND có hình thức tiếp, gặp gỡ công dân phù hợp với thực tế. Thường trực HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phản ánh của công dân; Thường trực và lãnh đạo Ban Pháp chế thường xuyên tham dự các cuộc họp, hội nghị nghe UBND, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân./.
Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương
Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 19 kỳ họp (13 kỳ họp thường lệ, 06 kỳ họp bất thường và chuyên đề), qua đó đã thông qua 303 nghị quyết (145 nghị quyết quy phạm pháp luật, 158 nghị quyết cá biệt) liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước; thu - chi ngân sách; phí và lệ phí; giáo dục đào tạo; y tế; tài nguyên môi trường; văn hóa - thể thao và du lịch; xây dựng; lao động - thương binh, xã hội... và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND.
Công tác triển khai thực hiện các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành được quan tâm, các nghị quyết sau khi ký ban hành được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, đại biểu HĐND tỉnh, các cơ quan, đơn vị và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo chí và Trung tâm Công báo của tỉnh đúng thời gian quy định. Đồng thời, Thường trực HĐND phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh tổ chức triển khai quán triệt các nghị quyết của kỳ họp HĐND đến các ngành, các cấp và tầng lớp nhân dân; tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp, tuyên truyền các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp của HĐND tỉnh.
Hoạt động giám sát tại kỳ họp HĐND
Giám sát tại kỳ họp HĐND được thể hiện chủ yếu thông qua việc xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cùng cấp, hoạt động thẩm tra của các ban HĐND, thảo luận và chất vấn của đại biểu HĐND; xem xét các báo cáo chuyên đề tại kỳ họp HĐND tỉnh; lựa chọn những nhóm vấn đề mang tính thời sự, dư luận cử tri quan tâm để chất vấn Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND tỉnh tại kỳ họp...
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND luôn được quan tâm, phát huy dân chủ, đạt hiệu quả; không khí phiên chất vấn được đổi mới theo hướng đối thoại, tranh luận, có sự liên kết trả lời giữa các ngành liên quan và được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang để cử tri theo dõi; đường dây điện thoại tiếp nhận ý kiến của cử tri tại kỳ họp luôn được duy trì thực hiện, qua đó tiếp nhận thêm thông tin, phản ánh nội dung tại các phiên chất vấn. Nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm, sát với tình hình thực tế. Việc trả lời chất vấn được lãnh đạo UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan chuyên môn thể hiện rõ trách nhiệm trên tinh thần xây dựng, không né tránh, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu ra; nhận trách nhiệm và có giải pháp để thực hiện tốt hơn.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tại các kỳ họp HĐND tỉnh đã có 59 lượt đại biểu tham gia chất vấn, với 98 vấn đề liên quan đến các sở, ngành mà cử tri quan tâm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 24 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu hoặc phê chuẩn theo tinh thần của Nghị quyết số 85/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đúng quy định. Kết quả, việc lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng thiết thực đối với người được lấy phiếu, giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm có động lực phát huy những thành tích đã đạt được cũng như thấy được những điều còn thiếu sót cần điều chỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Giám sát giữa hai kỳ họp HĐND
Giữa 02 kỳ họp HĐND tỉnh, Thường trực và các ban HĐND đã ban hành kế hoạch, đề cương và quyết định thành lập đoàn khảo sát, giám sát theo nghị quyết về chương trình giám sát, khảo hàng năm của HĐND tỉnh. Nội dung tập trung vào việc triển khai thực hiện nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng, hàng năm, các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập 15 đoàn khảo sát, giám sát, trong đó có 30 lượt các sở, ban, ngành và 25 lượt tại UBND các huyện, thị, thành phố; liên quan đến 17 nội dung. Qua đó, Thường trực HĐND tỉnh đã có 105 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh đã thành lập 12 đoàn khảo sát, giám sát tại 28 sở, ngành và 15 lượt UBND các huyện, thị xã, thành phố. Liên quan đến 31 nội dung. Qua đó, Ban đã có 178 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh đã thành lập 15 đoàn khảo sát, giám sát tại 24 lượt sở, ngành và 15 lượt tại UBND các huyện, thị xã, thành phố; liên quan đến 22 nội dung. Qua đó, Ban đã có 346 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ban Pháp chế thành lập 09 đoàn khảo sát, giám sát tại 16 lượt sở, ngành và 07 lượt UBND các huyện, thị xã, thành phố và 11 lượt ở xã, phường, thị trấn. Liên quan đến 13 nội dung. Qua đó, Ban đã có 123 ý kiến, kiến nghị đối với các đơn vị, địa phương được giám sát.
Ngoài ra, trong năm 2020, Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập đoàn khảo sát, giám sát xem xét việc thực hiện các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong tháng 3/2021, Thường trực HĐND tỉnh cũng thành lập đoàn giám sát làm việc với ủy ban bầu cử của các huyện, thị xã, thành phố để xem xét đánh giá việc triển khai tổ chức thực hiện công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, qua đó kịp thời kiến nghị với Tỉnh ủy, Ủy ban bầu cử tỉnh tiếp tục tăng cường các biện pháp lãnh đạo điều hành nhằm góp phần thực hiện thành công cuộc bầu cử sắp tới.
Sau khảo sát, giám sát, Thường trực và các ban HĐND tỉnh tổ chức họp lấy ý kiến thống nhất nội dung báo cáo kết quả khảo sát, giám sát, trong đó nêu rõ những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị cụ thể của đơn vị được khảo sát, giám sát để đôn đốc UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương sớm giải quyết, tạo điều kiện cho các sở, ngành, địa phương hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh.
Hoạt động tiếp xúc cử tri
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBMTTQVN các cấp đã chủ trì và phối hợp với UBND cấp xã tổ chức 1.870 điểm tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND, có 147.553 lượt cử tri tham dự, có 8.488 ý kiến, kiến nghị liên quan đến trách nhiệm và thẩm quyền của cấp tỉnh. Qua đó, Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh phân công, chỉ đạo giải quyết và UBND tỉnh đã có văn bản trả lời đầy đủ kết quả giải quyết các ý kiến của cử tri trình tại các kỳ họp. Riêng đối với những vấn đề được cử tri quan tâm, mang tính bức xúc được Thường trực HĐND lựa chọn để chất vấn Thủ trưởng các sở, ngành liên quan hoặc UBND tỉnh tại kỳ họp.
Đa số các đại biểu HĐND đã thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri, ghi nhận đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ảnh đến HĐND các cấp. Số lượng đại biểu HĐND và đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của địa phương tham dự đạt trên 96%, các trường hợp đại biểu vắng mặt không có lý do chính đáng được ghi nhận phản ánh trong biên bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri của UBMTTQVN các địa phương báo cáo về UBMTTQVN tỉnh.
Việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND các cấp quan tâm thực hiện, tổng hợp báo cáo trả lời đầy đủ các ý kiến cử tri gửi gắm tại kỳ họp và sau kỳ họp HĐND tỉnh; qua đó tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp nghiêm túc xem xét, giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri, đặc biệt những vấn đề cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa xử lý triệt để...
Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND trong nhiệm kỳ 2021 - 2026
Tiếp tục quan tâm thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ngày 20/11/2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015... để các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.
Tiếp tục thực hiện Chương trình công tác hàng năm của Thường trực, các ban HĐND; phối hợp với UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN thực hiện quy chế phối hợp công tác; tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; triển khai quán triệt các Nghị quyết của HĐND đến các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân.
Tổ chức khảo sát, giám sát bằng nhiều hình thức, chú trọng về nội dung sát với tình hình thực tiễn. Nghiên cứu và nắm vững các chủ trương chính sách liên quan đến vấn đề cần giám sát, đi thực tế để nắm tình hình. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát.
Chuẩn bị chu đáo nội dung và tổ chức tốt các kỳ họp HĐND. Tổ chức các phiên họp Thường trực HĐND theo quy định và thực hiện hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND.
Không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả chất vấn, góp phần giải quyết nhanh chóng nhiều vấn đề bức xúc mà cử tri và dư luận quan tâm tại địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các kỳ họp HĐND.
Duy trì tiếp công dân định kỳ; đại biểu HĐND có hình thức tiếp, gặp gỡ công dân phù hợp với thực tế. Thường trực HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phản ánh của công dân; Thường trực và lãnh đạo Ban Pháp chế thường xuyên tham dự các cuộc họp, hội nghị nghe UBND, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân./.
Nguyễn Hùng