Công tác dân vận - mặt trận - đoàn thể
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khảo sát tình hình tôn giáo tại An Giang
- Được đăng: Thứ bảy, 14 Tháng 12 2019 12:51
- Lượt xem: 1496
(TUAG)- Chiều ngày 13/12/2019, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Phạm Thanh Tuyền - Phó Trưởng Ban công tác phía Nam làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát về vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Trương Hoàng Trọng - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Công an tỉnh cùng tham dự.
Theo báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, những đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer trong việc phát huy các giá trị văn hoá, giáo dục, hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như: Trên lĩnh vực giáo dục, đã mở 03 phân hiệu Sơ cấp Pali ở 03 chùa: chùa Thom Mă Ni Míth (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên), chùa Srò Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) và chùa Kalbôrưk (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Ngoài ra, còn các điểm phụ ở chùa Thnốt, xã An Cư, chùa Văn Râu, xã Văn Giáo, chùa Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, với tổng số tăng sinh mỗi năm khoảng 150 vị sư sãi trong tỉnh theo học và đồng thời giới thiệu nhiều sư sãi có nguyện vọng theo học ở các trường trong và ngoài nước (như Trường Trung cấp Pali tỉnh Sóc Trăng 04 vị, Trà Vinh 16 vị và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ 01 vị, du học ở Thái Lan 01 vị). Vào 03 tháng nghỉ hè hằng năm, con em đồng bào Khmer vào chùa học đọc, viết ngày càng đông mổi điểm chùa có từ 30- 80 em, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa về tiếng nói chữ viết của dân tộc mình trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay và vẫn giữ được nét truyền thống mang sắc thái riêng của đồng bào dân tộc Khmer và hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer.
Thực hiện tinh thần lợi tha, từ bi cứu khổ ban vui của đạo Phật, tinh thần đạo lý của dân tộc “Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách’’ cũng nhằm góp phần với Đảng, chính quyền trong công tác xoá đói giảm nghèo, một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer xây dựng mô hình góp quỹ từ thiện tại chùa luôn được hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên trong xã đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiện nay mô hình này trên địa bàn xã An Tức, huyện Tri Tôn đã thực hiện được 3 chùa (gồm Chùa Svai Ta Hong, chùa TaPengTrao, chùa Thmây) với số tiền vận động được trên 70.000.000 đồng, đã hỗ trợ được 51 hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo, già neo đơn, hộ khó khăn,… phối hợp cùng với chính quyền địa phương tham gia vận động nhân dân lắp bóng đèn đường, thu gom rác, làm đường nông thôn, cất nhà tình thương, nhà tình nghĩa, hỗ trợ học bổng cho các em sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, phụ giúp các cháu mồ côi vào tựu trường, dịp tết cổ truyền dân tộc..., vận động xây dựng bờ kè, mở rộng mặt đường, bê tông hóa lộ giao thông nông thôn chỉnh trang phum sóc với chiều dài 6.770m và xây dựng 43 cống cầu …, với tổng số tiền đóng góp trên 11 tỷ đồng, ngoài ra một số chùa còn hiến đất xây dựng trường học phục vụ nhu cầu giáo dục cho con em….
Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer, có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần. Hướng đến việc sống “tốt đời, đẹp đạo”, đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì nhà chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, phật tử Khmer luôn gắn liền với một ngôi chùa thuận lợi tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các vị Hoà thượng, Sư sãi, Lôk aCha thường xuyên tuyên truyền vận động con em tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, vận động quỹ “Vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các “Mô hình dân vận khéo”; đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; vận động nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, kính trên nhường dưới, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa bàn dân cư ngày càng được đẩy mạnh.
Theo báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, những đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer trong việc phát huy các giá trị văn hoá, giáo dục, hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như: Trên lĩnh vực giáo dục, đã mở 03 phân hiệu Sơ cấp Pali ở 03 chùa: chùa Thom Mă Ni Míth (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên), chùa Srò Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) và chùa Kalbôrưk (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Ngoài ra, còn các điểm phụ ở chùa Thnốt, xã An Cư, chùa Văn Râu, xã Văn Giáo, chùa Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, với tổng số tăng sinh mỗi năm khoảng 150 vị sư sãi trong tỉnh theo học và đồng thời giới thiệu nhiều sư sãi có nguyện vọng theo học ở các trường trong và ngoài nước (như Trường Trung cấp Pali tỉnh Sóc Trăng 04 vị, Trà Vinh 16 vị và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ 01 vị, du học ở Thái Lan 01 vị). Vào 03 tháng nghỉ hè hằng năm, con em đồng bào Khmer vào chùa học đọc, viết ngày càng đông mổi điểm chùa có từ 30- 80 em, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa về tiếng nói chữ viết của dân tộc mình trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay và vẫn giữ được nét truyền thống mang sắc thái riêng của đồng bào dân tộc Khmer và hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer.
Thực hiện tinh thần lợi tha, từ bi cứu khổ ban vui của đạo Phật, tinh thần đạo lý của dân tộc “Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách’’ cũng nhằm góp phần với Đảng, chính quyền trong công tác xoá đói giảm nghèo, một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer xây dựng mô hình góp quỹ từ thiện tại chùa luôn được hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên trong xã đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiện nay mô hình này trên địa bàn xã An Tức, huyện Tri Tôn đã thực hiện được 3 chùa (gồm Chùa Svai Ta Hong, chùa TaPengTrao, chùa Thmây) với số tiền vận động được trên 70.000.000 đồng, đã hỗ trợ được 51 hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo, già neo đơn, hộ khó khăn,… phối hợp cùng với chính quyền địa phương tham gia vận động nhân dân lắp bóng đèn đường, thu gom rác, làm đường nông thôn, cất nhà tình thương, nhà tình nghĩa, hỗ trợ học bổng cho các em sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, phụ giúp các cháu mồ côi vào tựu trường, dịp tết cổ truyền dân tộc..., vận động xây dựng bờ kè, mở rộng mặt đường, bê tông hóa lộ giao thông nông thôn chỉnh trang phum sóc với chiều dài 6.770m và xây dựng 43 cống cầu …, với tổng số tiền đóng góp trên 11 tỷ đồng, ngoài ra một số chùa còn hiến đất xây dựng trường học phục vụ nhu cầu giáo dục cho con em….
Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer, có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần. Hướng đến việc sống “tốt đời, đẹp đạo”, đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì nhà chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, phật tử Khmer luôn gắn liền với một ngôi chùa thuận lợi tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các vị Hoà thượng, Sư sãi, Lôk aCha thường xuyên tuyên truyền vận động con em tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, vận động quỹ “Vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các “Mô hình dân vận khéo”; đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; vận động nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, kính trên nhường dưới, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa bàn dân cư ngày càng được đẩy mạnh.
Thanh Phong