Xây dựng Đảng
Hệ thống chính trị cấp xã thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 12 2015 07:54
- Lượt xem: 4069
(TGAG)- Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, quan trọng do Đảng và Nhà nước đề ra và tiến hành trên phạm vi cả nước. Ở An Giang, sau gần 4 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng.
Trên thực tế, để việc xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, trước hết tỉnh đề ra phương châm thực hiện, bao gồm các nội dung cơ bản là phải có sự chung tay, chung sức, cùng tham gia, giúp đỡ và hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị liên quan; huy động, vận động được nhiều nguồn lực xã hội để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; làm tốt công tác vận động, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng tham gia.
Khi bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn, do ở An Giang sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém so với các tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực cao, cách làm sáng tạo và sự đồng thuận của người dân, tính đến thời điểm đầu năm 2015 tỉnh đã thực hiện 13 xã điểm nông thôn mới, có 3 xã đạt 19 tiêu chí của xã nông thôn mới (theo bộ tiêu chí quốc gia), 6 xã đạt trên 13 tiêu chí, 21 xã đạt từ 11 - 12 tiêu chí và các xã còn lại đạt từ 7 - 10 tiêu chí. Hiện nay không có xã đạt dưới 5 tiêu chí (trong số 19 tiêu chí) của chuẩn xã nông thôn mới.
Toàn tỉnh có gần 60% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã đạt chuẩn quy định; có 100% số xã sử dụng mạng lưới điện quốc gia vào phục vụ sinh hoạt của người dân nông thôn; có khoảng 44,05% tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28,05%. Về lĩnh vực giáo dục, bằng nguồn ngân sách nhà nước và sự đóng góp của người dân, nên hiện nay, toàn tỉnh có 117/119 xã (đạt 98,72%) được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Về lĩnh vực y tế đã có 63/119 xã (52,94%) đạt chuẩn y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, đó là: công tác vận động, tuyên truyền xây dựng xã nông thôn mới còn tập trung trên diện rộng, mà chưa trở thành nội dung cụ thể, chặt chẽ và sát thực tế. Đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là những cán bộ, đơn vị được phân công phụ trách trực tiếp công tác này chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ về kỹ năng nghiệp vụ. Nội dung đào tạo, tập huấn còn dàn trải, chưa sát thực tiễn. Cấp ủy, chính quyền địa phương một số xã thiếu năng động, nhạy bén, thiếu biện pháp cần thiết để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn tuy có giảm, nhưng thiếu vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn còn thấp...
Xuất phát từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới của hệ thống chính trị cấp xã, sắp tới cần phải nhận thức và giải quyết tốt những giải pháp đó là:
Phân tích các tiêu chí cho phù hợp với khả năng, điều kiện ở từng xã. Đối với xã được tỉnh chọn làm điểm, cần rà soát, đánh giá lại các mục tiêu, tiêu chí, trên cơ sở đó, nếu cần có thể điều chỉnh, bổ sung các phương án, giải pháp để tỉnh kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ sớm đạt được các tiêu chí.
Tăng cường trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm hay, cách làm mới của các xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, Ban chỉ đạo cấp xã xác định những tiêu chí có tính đột phá, để vừa sớm đạt được nhiều tiêu chí, vừa tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí khác.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở xã, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để người dân có tiếp tục tham gia tích cực xây dựng nông thôn mới. Chú trọng đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa các cấp, các ngành của hệ thống chính trị cấp xã, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở.
Xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mọi người, trước hết và quan trọng nhất là hệ thống chính trị cấp xã - nơi trực tiếp và chủ yếu tổ chức thực hiện công tác này. Để phong trào xây dựng nông thôn mới vươn lên mạnh mẽ, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã phải tập trung vào việc tạo ra sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo ở cơ sở của người dân. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phát huy vai trò hệ thống chính trị cấp xã để khơi dậy được nhiều hơn các động lực, huy động đầy đủ hơn các nguồn lực cho công tác xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, hệ thống chính trị cấp xã trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2015 dự kiến có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới./.
Trên thực tế, để việc xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, trước hết tỉnh đề ra phương châm thực hiện, bao gồm các nội dung cơ bản là phải có sự chung tay, chung sức, cùng tham gia, giúp đỡ và hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị liên quan; huy động, vận động được nhiều nguồn lực xã hội để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; làm tốt công tác vận động, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng tham gia.
Khi bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn, do ở An Giang sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém so với các tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực cao, cách làm sáng tạo và sự đồng thuận của người dân, tính đến thời điểm đầu năm 2015 tỉnh đã thực hiện 13 xã điểm nông thôn mới, có 3 xã đạt 19 tiêu chí của xã nông thôn mới (theo bộ tiêu chí quốc gia), 6 xã đạt trên 13 tiêu chí, 21 xã đạt từ 11 - 12 tiêu chí và các xã còn lại đạt từ 7 - 10 tiêu chí. Hiện nay không có xã đạt dưới 5 tiêu chí (trong số 19 tiêu chí) của chuẩn xã nông thôn mới.
Toàn tỉnh có gần 60% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã đạt chuẩn quy định; có 100% số xã sử dụng mạng lưới điện quốc gia vào phục vụ sinh hoạt của người dân nông thôn; có khoảng 44,05% tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28,05%. Về lĩnh vực giáo dục, bằng nguồn ngân sách nhà nước và sự đóng góp của người dân, nên hiện nay, toàn tỉnh có 117/119 xã (đạt 98,72%) được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Về lĩnh vực y tế đã có 63/119 xã (52,94%) đạt chuẩn y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, đó là: công tác vận động, tuyên truyền xây dựng xã nông thôn mới còn tập trung trên diện rộng, mà chưa trở thành nội dung cụ thể, chặt chẽ và sát thực tế. Đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là những cán bộ, đơn vị được phân công phụ trách trực tiếp công tác này chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ về kỹ năng nghiệp vụ. Nội dung đào tạo, tập huấn còn dàn trải, chưa sát thực tiễn. Cấp ủy, chính quyền địa phương một số xã thiếu năng động, nhạy bén, thiếu biện pháp cần thiết để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn tuy có giảm, nhưng thiếu vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn còn thấp...
Xuất phát từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới của hệ thống chính trị cấp xã, sắp tới cần phải nhận thức và giải quyết tốt những giải pháp đó là:
Phân tích các tiêu chí cho phù hợp với khả năng, điều kiện ở từng xã. Đối với xã được tỉnh chọn làm điểm, cần rà soát, đánh giá lại các mục tiêu, tiêu chí, trên cơ sở đó, nếu cần có thể điều chỉnh, bổ sung các phương án, giải pháp để tỉnh kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ sớm đạt được các tiêu chí.
Tăng cường trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm hay, cách làm mới của các xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, Ban chỉ đạo cấp xã xác định những tiêu chí có tính đột phá, để vừa sớm đạt được nhiều tiêu chí, vừa tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí khác.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở xã, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để người dân có tiếp tục tham gia tích cực xây dựng nông thôn mới. Chú trọng đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa các cấp, các ngành của hệ thống chính trị cấp xã, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở.
Xây dựng nông thôn mới được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mọi người, trước hết và quan trọng nhất là hệ thống chính trị cấp xã - nơi trực tiếp và chủ yếu tổ chức thực hiện công tác này. Để phong trào xây dựng nông thôn mới vươn lên mạnh mẽ, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã phải tập trung vào việc tạo ra sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo ở cơ sở của người dân. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phát huy vai trò hệ thống chính trị cấp xã để khơi dậy được nhiều hơn các động lực, huy động đầy đủ hơn các nguồn lực cho công tác xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, hệ thống chính trị cấp xã trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2015 dự kiến có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới./.
PHAN THANH