Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 1 2017 08:52
- Lượt xem: 3506
(TGAG)- “Tết”, theo cách lý giải của một số nhà nghiên cứu văn hóa, là từ đọc trại của từ “tiết”, nghĩa là chỉ thời điểm giao mùa của đất trời. Còn hai chữ “Nguyên Đán” có nguồn gốc từ chữ Hán. “Nguyên” là sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán với ý nghĩa thời khắc linh thiêng, khởi đầu của một năm mới, chu kỳ mới, mang lại may mắn, hạnh phúc và thành đạt. Trong hệ thống các lễ hội dân gian Việt Nam, Tết Nguyên Đán là sự kiện quan trọng bậc nhất. Bởi Tết Nguyên Đán trong tâm thức của người Việt, không chỉ là thời khắc giao thoa giữa trời đất, con người với thần linh, mà thiêng liêng hơn, Tết Nguyên Đán còn mang ý nghĩa là ngày đoàn viên, tri ân, hội ngộ của mọi gia đình.
Tết Nguyên Đán và những phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc:
Ngày Tết trong tâm thức người Việt, là khởi đầu của một năm vũ trụ vận hành. Giao thừa, thời điểm chuyển giao năm cũ năm mới là thời khắc thiêng liêng trùng phùng giữa sinh khí đất trời, con người và tổ tiên.
Tết đến, mọi gia đình trang hoàng nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ, mua những cành hoa đẹp nhất, chọn những trái cây thơm ngon nhất để làm mâm ngũ quả. Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành, thể hiện vạn vật, trời đất dung hòa. Mâm ngũ quả thường phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy. Các loại quả thường được sử dụng: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt... Người Miền Trung lại không quá câu nệ về hình thức. Mâm ngũ quả ngày Tết chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt... Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu (Mãng cầu), sung (sung), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xài (xoài)” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Trên bàn thờ, rượu xuất hiện như một thức uống không thể thiếu để dâng lên ông bà, tổ tiên, thánh thần trong những ngày đầu năm. Rượu đại diện cho hành thủy kết hợp các yếu tố khác như: lư đồng - hành kim; nhang - hành hỏa; đất cắm nhang - hành thổ; hoa quả - hành mộc, kết thành ngũ hành tượng trưng triết lý sống thuận theo tự nhiên.
Cận tết, con cháu họp mặt cùng nhau viếng mộ ông bà, dọn dẹp, “trang hoàng nhà cửa” cho tổ tiên, ông bà cùng ăn tết với cháu con nơi trần thế. Theo tục lệ truyền thống, sau 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) đưa ông Táo về trời, mỗi gia đình sẽ làm mâm cơm đón ông bà về nhà ăn tết, đấy là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt trong những ngày đón xuân. Bởi tết không chỉ là thời điểm hội tụ sinh khí giữa tự nhiên với con người mà còn là lúc con người nối dài giao cảm tâm linh với tiền nhân, tạo nên một dòng chảy văn hóa tâm linh bất tận.
Năm mới với ý nghĩa là bắt đầu một dòng lưu chuyển mới. Theo tín ngưỡng dân gian, năm mới càng đầy đủ càng tốt, bởi như thế mới đem lại sung túc cả năm. Nhà nào dù có nghèo khó đến đâu, ngày tết cũng phải tươm tất: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết”; “... Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”... Tết tới, mọi điều không may mắn sẽ qua đi, thậm chí mọi giận hờn, xích mích cũng tháo bỏ: “giận đến chết, tới Tết cũng thôi”. Tết là dịp để chúc tụng nhau: sức khỏe, tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Chính bởi vậy, ngày tết mới có tục mừng tuổi (miền Bắc gọi là phát vốn, miền Nam gọi là lì xì). Người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ; ông bà, cha mẹ mừng tuổi cho cháu con và con cháu kính cẩn mừng tuổi bố mẹ, ông bà trong phong bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cùng với tục mừng tuổi, người dân Việt Nam còn tục chúc thọ. Đến thăm nhau ngày Tết, câu cửa miệng con cháu với cha mẹ, người cao niên thường là: “Năm mới kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, vạn sự như ý...”.
Văn hóa Việt chịu ảnh hưởng văn minh nông nghiệp lúa nước. Mùa Xuân cũng là mùa nông nhàn và là mùa trẩy hội. Phần lớn người dân Việt Nam theo đạo Phật, do vậy ngày Tết, người người đi lễ chùa, trẩy hội du xuân. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa, mang đậm bản sắc Việt Nam. Lên chùa hái lộc đầu năm không chỉ là du xuân ngắm cảnh, cầu tài lộc cho bản thân, gia đình... mà còn mang ý nghĩa vì cộng đồng: cầu cho “quốc thái, dân an” “mùa màng bội thu”. Tết Nguyên Đán cũng là cơ hội để thể hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Hiếu học”; “Tôn sư trọng đạo” một cách sâu sắc: “Mùng Một tết cha, Mùng Hai tết mẹ, Mùng Ba tết thầy”, hay những tục lệ truyền thống như: khai bút đầu xuân, tục xin chữ, câu đối tết v.v...
Quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp:
Những phong tục, tập quán tốt đẹp trong tết cổ truyền dân tộc chính là những thành tố quan trọng góp phần nuôi dưỡng và hình thành nên hệ giá trị nhân cách, đạo đức và thẩm mỹ của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Nhiều giá trị tốt đẹp đã được cộng đồng chung tay gìn giữ và phát huy. Tết là dịp các cấp ủy, chính quyền, các tôn giáo, các tổ chức thiện nguyện khắp nơi chung tay quyên góp, phát quà cho đồng bào nghèo có thêm điều kiện vui xuân đón tết. Các cơ quan công sở, xí nghiệp, trường học bố trí lịch nghỉ, cân đối kinh phí tổ chức thưởng tết giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đón tết ấm cúng, hạnh phúc bên gia đình. Nhiều lễ hội xuân được phục hồi, nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân được các cấp các ngành quan tâm tổ chức tạo không khí vui tươi phấn khởi trong dịp tết đến xuân về.
Trong giai đoạn hiện nay, tác động của cơ chế thị trường với sự chi phối của lợi ích vật chất. Sự va đập, giao thoa với các nền văn hóa bên ngoài và sự bùng nổ của công nghệ thông tin... đã làm méo mó, “lệch chuẩn” nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các phong tục tốt đẹp ngày lễ tết. Không khó để nhận thấy những biến tướng và hệ lụy của nó. Những cuộc thăm viếng chúc tụng mang ý nghĩa nhân văn ngày nào, bị không ít kẻ cơ hội lợi dụng thành dịp trục lợi bằng quà cáp, biếu xén; các cuộc họp mặt, gặp gỡ đầu năm trở thành những tiệc rượu bù khú say sưa; phong bao lì xì ngày tết ngày càng “lượng hóa”, thậm chí “đô-la hóa” dẫn tới ý nghĩa tốt đẹp dần mất đi, trẻ em chỉ chăm bẵm vào việc nhiều-ít trong phong bao lì xì, còn người lớn thì cảm thấy lì xì trở thành một “gánh nặng” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày xuân, người ta đi trẩy hội vì cầu danh, cầu lợi nhiều hơn, sẵn sàng xô đẩy, đạp lên nhau tranh cướp “lộc” để hy vọng thăng quan, phát tài.
Văn hóa chính là thứ tạo nên cốt cách một dân tộc, cốt cách ấy được hình thành dựa trên những đặc trưng, hệ giá trị tiêu biểu mang bản sắc riêng, biểu hiện cụ thể qua những phong tục tập quán tốt đẹp. Chúng ta vui xuân đón tết cũng cần nhắc nhở nhau, trước hết là cho bản thân và trong gia đình hiểu và bảo vệ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trang bị cho mình thái độ ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục, cũng chính là chúng ta đã chung tay góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gìn giữ và trao truyền lại cho các thế hệ mai sau./.
Tết Nguyên Đán và những phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc:
Ngày Tết trong tâm thức người Việt, là khởi đầu của một năm vũ trụ vận hành. Giao thừa, thời điểm chuyển giao năm cũ năm mới là thời khắc thiêng liêng trùng phùng giữa sinh khí đất trời, con người và tổ tiên.
Tết đến, mọi gia đình trang hoàng nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ, mua những cành hoa đẹp nhất, chọn những trái cây thơm ngon nhất để làm mâm ngũ quả. Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành, thể hiện vạn vật, trời đất dung hòa. Mâm ngũ quả thường phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy. Các loại quả thường được sử dụng: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt... Người Miền Trung lại không quá câu nệ về hình thức. Mâm ngũ quả ngày Tết chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt... Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu (Mãng cầu), sung (sung), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xài (xoài)” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Trên bàn thờ, rượu xuất hiện như một thức uống không thể thiếu để dâng lên ông bà, tổ tiên, thánh thần trong những ngày đầu năm. Rượu đại diện cho hành thủy kết hợp các yếu tố khác như: lư đồng - hành kim; nhang - hành hỏa; đất cắm nhang - hành thổ; hoa quả - hành mộc, kết thành ngũ hành tượng trưng triết lý sống thuận theo tự nhiên.
Cận tết, con cháu họp mặt cùng nhau viếng mộ ông bà, dọn dẹp, “trang hoàng nhà cửa” cho tổ tiên, ông bà cùng ăn tết với cháu con nơi trần thế. Theo tục lệ truyền thống, sau 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) đưa ông Táo về trời, mỗi gia đình sẽ làm mâm cơm đón ông bà về nhà ăn tết, đấy là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt trong những ngày đón xuân. Bởi tết không chỉ là thời điểm hội tụ sinh khí giữa tự nhiên với con người mà còn là lúc con người nối dài giao cảm tâm linh với tiền nhân, tạo nên một dòng chảy văn hóa tâm linh bất tận.
Năm mới với ý nghĩa là bắt đầu một dòng lưu chuyển mới. Theo tín ngưỡng dân gian, năm mới càng đầy đủ càng tốt, bởi như thế mới đem lại sung túc cả năm. Nhà nào dù có nghèo khó đến đâu, ngày tết cũng phải tươm tất: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết”; “... Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”... Tết tới, mọi điều không may mắn sẽ qua đi, thậm chí mọi giận hờn, xích mích cũng tháo bỏ: “giận đến chết, tới Tết cũng thôi”. Tết là dịp để chúc tụng nhau: sức khỏe, tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Chính bởi vậy, ngày tết mới có tục mừng tuổi (miền Bắc gọi là phát vốn, miền Nam gọi là lì xì). Người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ; ông bà, cha mẹ mừng tuổi cho cháu con và con cháu kính cẩn mừng tuổi bố mẹ, ông bà trong phong bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cùng với tục mừng tuổi, người dân Việt Nam còn tục chúc thọ. Đến thăm nhau ngày Tết, câu cửa miệng con cháu với cha mẹ, người cao niên thường là: “Năm mới kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, vạn sự như ý...”.
Văn hóa Việt chịu ảnh hưởng văn minh nông nghiệp lúa nước. Mùa Xuân cũng là mùa nông nhàn và là mùa trẩy hội. Phần lớn người dân Việt Nam theo đạo Phật, do vậy ngày Tết, người người đi lễ chùa, trẩy hội du xuân. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa, mang đậm bản sắc Việt Nam. Lên chùa hái lộc đầu năm không chỉ là du xuân ngắm cảnh, cầu tài lộc cho bản thân, gia đình... mà còn mang ý nghĩa vì cộng đồng: cầu cho “quốc thái, dân an” “mùa màng bội thu”. Tết Nguyên Đán cũng là cơ hội để thể hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Hiếu học”; “Tôn sư trọng đạo” một cách sâu sắc: “Mùng Một tết cha, Mùng Hai tết mẹ, Mùng Ba tết thầy”, hay những tục lệ truyền thống như: khai bút đầu xuân, tục xin chữ, câu đối tết v.v...
Quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp:
Những phong tục, tập quán tốt đẹp trong tết cổ truyền dân tộc chính là những thành tố quan trọng góp phần nuôi dưỡng và hình thành nên hệ giá trị nhân cách, đạo đức và thẩm mỹ của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Nhiều giá trị tốt đẹp đã được cộng đồng chung tay gìn giữ và phát huy. Tết là dịp các cấp ủy, chính quyền, các tôn giáo, các tổ chức thiện nguyện khắp nơi chung tay quyên góp, phát quà cho đồng bào nghèo có thêm điều kiện vui xuân đón tết. Các cơ quan công sở, xí nghiệp, trường học bố trí lịch nghỉ, cân đối kinh phí tổ chức thưởng tết giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đón tết ấm cúng, hạnh phúc bên gia đình. Nhiều lễ hội xuân được phục hồi, nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân được các cấp các ngành quan tâm tổ chức tạo không khí vui tươi phấn khởi trong dịp tết đến xuân về.
Trong giai đoạn hiện nay, tác động của cơ chế thị trường với sự chi phối của lợi ích vật chất. Sự va đập, giao thoa với các nền văn hóa bên ngoài và sự bùng nổ của công nghệ thông tin... đã làm méo mó, “lệch chuẩn” nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các phong tục tốt đẹp ngày lễ tết. Không khó để nhận thấy những biến tướng và hệ lụy của nó. Những cuộc thăm viếng chúc tụng mang ý nghĩa nhân văn ngày nào, bị không ít kẻ cơ hội lợi dụng thành dịp trục lợi bằng quà cáp, biếu xén; các cuộc họp mặt, gặp gỡ đầu năm trở thành những tiệc rượu bù khú say sưa; phong bao lì xì ngày tết ngày càng “lượng hóa”, thậm chí “đô-la hóa” dẫn tới ý nghĩa tốt đẹp dần mất đi, trẻ em chỉ chăm bẵm vào việc nhiều-ít trong phong bao lì xì, còn người lớn thì cảm thấy lì xì trở thành một “gánh nặng” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày xuân, người ta đi trẩy hội vì cầu danh, cầu lợi nhiều hơn, sẵn sàng xô đẩy, đạp lên nhau tranh cướp “lộc” để hy vọng thăng quan, phát tài.
Văn hóa chính là thứ tạo nên cốt cách một dân tộc, cốt cách ấy được hình thành dựa trên những đặc trưng, hệ giá trị tiêu biểu mang bản sắc riêng, biểu hiện cụ thể qua những phong tục tập quán tốt đẹp. Chúng ta vui xuân đón tết cũng cần nhắc nhở nhau, trước hết là cho bản thân và trong gia đình hiểu và bảo vệ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trang bị cho mình thái độ ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục, cũng chính là chúng ta đã chung tay góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gìn giữ và trao truyền lại cho các thế hệ mai sau./.
MẠNH HÀ