Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Phát huy giá trị quy ước khóm, ấp nâng cao tự quản của cộng đồng dân cư
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 1 2021 15:24
- Lượt xem: 2027
(TUAG)- Quy ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của Nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp trên địa bàn khóm, ấp và cộng đồng dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân tỉnh quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xây dựng, thực hiện quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh; Quyết định 41/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị 1611/CT-UBND, ngày 14/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện quy ước trên địa bàn tỉnh.
Đa số các quy ước đã đảm bảo phát huy dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến của Nhân dân tại cơ sở và gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Toàn tỉnh hiện có 886 quy ước/886 khóm, ấp đã được phê duyệt. Các địa phương đã chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào việc xây dựng quy ước; quy định các chuẩn mực ứng xử của cá nhân, gia đình và trong mối quan hệ với tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự; thực hành nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;... góp phần đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, phát huy bước đầu vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, dần hình thành giá trị, chuẩn mực xã hội, qua đó thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Toàn tỉnh hiện có 863 khóm, ấp văn hóa, đạt 97,18% so tổng số ấp; có 42 khóm, ấp trở thành “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 đồn biên phòng...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn những tồn tại, hạn chế, đó là ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quy ước khóm, ấp; các văn bản chỉ đạo, triển khai, thực hiện quy ước trên địa bàn còn chậm; nhiều quy ước có nội dung sơ sài, sao chép, chưa thể hiện đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội riêng của mỗi khóm, ấp; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước chưa được chính quyền cơ sở quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong khi chính sách, pháp luật có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung và thực tiễn xã hội có nhiều thay đổi.
Thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở coi trọng việc xây dựng quy ước, quan tâm tới việc phát huy dân chủ ở cơ sở, chú ý khuyến khích hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư, cùng với tinh thần trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội và cán bộ ấp thì ở nơi đó, vai trò của quy ước được phát huy và đem lại hiệu quả tích cực.
Vì vậy, cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác xây dựng, thực hiện quy ước, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời ở cơ sở. Các cơ quan, công chức được giao trách nhiệm theo dõi công tác xây dựng, thực hiện quy ước phải chủ động tham mưu, thực hiện và tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức đoàn thể giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác này. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy ước; chú trọng vai trò của người cao tuổi, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân thực hiện quy ước.
Tổ chức triển khai Quyết định 22/2018/QĐ-TTg, ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Trong đó, có những quy định mới như việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước do ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện công nhận, sau khi ban hành, phải được thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, cá nhân trong khóm, ấp…
Kết hợp việc xây dựng và thực hiện quy ước với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, nhằm phát huy giá trị cốt cõi của nội dung quy ước trong thực hiện xây dựng ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp đạt chuẩn nông thôn mới. Quan tâm đánh giá thực tiễn triển khai xây dựng, thực hiện quy ước để kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung; rà soát, phát hiện, sửa đổi quy ước khi xảy ra tình trạng vi phạm, không còn phù hợp, đặc biệt là những quy ước có dấu hiệu xâm phạm hoặc hạn chế các quyền con người, quyền công dân hoặc bổ sung những vấn đề, nội dung mới để đảm bảo yêu cầu thực tiễn.
Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng quy ước, thực hiện rà soát, thống kê, tổ chức hội thảo đánh giá các phong tục tập quán xã hội tốt đẹp để lựa chọn đưa vào quy ước phù hợp với đặc thù các địa phương, qua đó thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại các khóm, ấp.
Huy động nguồn lực của xã hội cùng tham gia xây dựng, thực hiện quy ước, gồm những người có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương. Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng và thực hiện quy ước.
Phát huy giá trị quy ước khóm, ấp nâng cao tự quản của cộng đồng dân cư không chỉ góp phần phát huy tốt thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xóa đói giảm nghèo ở địa phương./.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân tỉnh quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xây dựng, thực hiện quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh; Quyết định 41/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị 1611/CT-UBND, ngày 14/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện quy ước trên địa bàn tỉnh.
Đa số các quy ước đã đảm bảo phát huy dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến của Nhân dân tại cơ sở và gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Toàn tỉnh hiện có 886 quy ước/886 khóm, ấp đã được phê duyệt. Các địa phương đã chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào việc xây dựng quy ước; quy định các chuẩn mực ứng xử của cá nhân, gia đình và trong mối quan hệ với tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự; thực hành nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;... góp phần đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, phát huy bước đầu vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, dần hình thành giá trị, chuẩn mực xã hội, qua đó thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Toàn tỉnh hiện có 863 khóm, ấp văn hóa, đạt 97,18% so tổng số ấp; có 42 khóm, ấp trở thành “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 đồn biên phòng...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn những tồn tại, hạn chế, đó là ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quy ước khóm, ấp; các văn bản chỉ đạo, triển khai, thực hiện quy ước trên địa bàn còn chậm; nhiều quy ước có nội dung sơ sài, sao chép, chưa thể hiện đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội riêng của mỗi khóm, ấp; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước chưa được chính quyền cơ sở quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong khi chính sách, pháp luật có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung và thực tiễn xã hội có nhiều thay đổi.
Thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở coi trọng việc xây dựng quy ước, quan tâm tới việc phát huy dân chủ ở cơ sở, chú ý khuyến khích hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư, cùng với tinh thần trách nhiệm của công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội và cán bộ ấp thì ở nơi đó, vai trò của quy ước được phát huy và đem lại hiệu quả tích cực.
Vì vậy, cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác xây dựng, thực hiện quy ước, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời ở cơ sở. Các cơ quan, công chức được giao trách nhiệm theo dõi công tác xây dựng, thực hiện quy ước phải chủ động tham mưu, thực hiện và tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức đoàn thể giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác này. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy ước; chú trọng vai trò của người cao tuổi, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân thực hiện quy ước.
Tổ chức triển khai Quyết định 22/2018/QĐ-TTg, ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Trong đó, có những quy định mới như việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước do ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện công nhận, sau khi ban hành, phải được thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, cá nhân trong khóm, ấp…
Kết hợp việc xây dựng và thực hiện quy ước với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, nhằm phát huy giá trị cốt cõi của nội dung quy ước trong thực hiện xây dựng ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp đạt chuẩn nông thôn mới. Quan tâm đánh giá thực tiễn triển khai xây dựng, thực hiện quy ước để kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung; rà soát, phát hiện, sửa đổi quy ước khi xảy ra tình trạng vi phạm, không còn phù hợp, đặc biệt là những quy ước có dấu hiệu xâm phạm hoặc hạn chế các quyền con người, quyền công dân hoặc bổ sung những vấn đề, nội dung mới để đảm bảo yêu cầu thực tiễn.
Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng quy ước, thực hiện rà soát, thống kê, tổ chức hội thảo đánh giá các phong tục tập quán xã hội tốt đẹp để lựa chọn đưa vào quy ước phù hợp với đặc thù các địa phương, qua đó thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại các khóm, ấp.
Huy động nguồn lực của xã hội cùng tham gia xây dựng, thực hiện quy ước, gồm những người có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương. Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng và thực hiện quy ước.
Phát huy giá trị quy ước khóm, ấp nâng cao tự quản của cộng đồng dân cư không chỉ góp phần phát huy tốt thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xóa đói giảm nghèo ở địa phương./.
NGUYỄN LAM