Hướng dẫn tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi năm 2019
- Được đăng: Thứ sáu, 24 Tháng 5 2019 09:20
- Lượt xem: 6897
(TGAG)- Ngày 24/5/2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 85-HD/BTGTU tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi năm 2019. TGAG đăng toàn văn hướng dẫn.
Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”; Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 01/9/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”;
Căn cứ Kế hoạch số 290-KH/BTGTW ngày 08/5/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc năm 2019”;
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn việc tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi năm 2019 như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Mục đích
- Góp phần tạo chuyển biến về đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới; đưa hoạt động báo cáo viên ngày càng đi vào nề nếp.
- Tạo điều kiện để các báo cáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng thuyết trình, thúc đẩy việc đổi mới phương thức tuyên truyền miệng; ghi nhận, biểu dương khen thưởng báo cáo viên xuất sắc của các địa phương, đơn vị trong tỉnh..
- Thông qua Hội thi, đẩy mạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ và sâu sát thực tế cơ sở.
2- Yêu cầu
- Hội thi Báo cáo viên giỏi phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức, triển khai đúng tiến độ; đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng; đánh giá đúng năng lực và sự hiểu biết của báo cáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, có tác dụng giáo dục, động viên, học hỏi kinh nghiệm giữa báo cáo viên của các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao tính thuyết phục, hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên các cấp.
- Các thí sinh tham gia Hội thi phải bám sát yêu cầu, thể lệ và quy chế Hội thi; tham gia với ý thức và trách nhiệm cao nhất.
- Công tác tuyên truyền về Hội thi cần được tiến hành trước, trong và sau khi kết thúc hội thi, bằng nhiều hình thức.
II- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT GIẢI
1- Đối tượng dự thi
Hội thi được tổ chức 2 cấp: Cấp huyện, thị xã, thành phố, các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (gọi chung là cấp huyện và tương đương); cấp tỉnh.
+ Cấp huyện và tương đương: đối tượng dự thi là báo cáo viên của cấp uỷ (theo Quyết định công nhận của Ban Thường vụ cấp uỷ), hiện đang công tác tại các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Số lượng dự thi do ban tuyên giáo tham mưu cấp uỷ quyết định.
+ Cấp tỉnh: đối tượng dự thi là báo cáo viên được cấp huyện và tương đương lựa chọn từ hội thi cấp huyện và tương đương, cử tham dự hội thi cấp tỉnh. Từ kết quả hội thi cấp tỉnh, sẽ chọn cử người tham dự Hội thi cấp khu vực. Cấp tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức Hội thi riêng.
2- Nội dung thi: Thí sinh lựa chọn nội dung dự thi theo các thể loại sau:
- Truyền đạt nghị quyết;
- Thông tin thời sự;
- Báo cáo chuyên đề trong các lĩnh vực (khuyến khích chuyên đề báo cáo gắn với nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị mà báo cáo viên công tác).
3- Hình thức thi
Mỗi thí sinh phải tham dự ba phần thi:
- Soạn Đề cương thuyết trình: Đề cương cần ngắn gọn, rõ ràng (dạng word hoặc slide; không quá 4 trang A4 (bản word), không quá 20 slide) gửi về Ban Tổ chức Hội thi trước khi diễn ra Hội thi 02 tuần. Nếu thí sinh thuyết trình bằng slide, phải gửi đề cương thuyết trình dạng word cho Ban Tổ chức.
- Phần thuyết trình: thí sinh lựa chọn phần trọng tâm trong chuyên đề đã đăng ký dự thi để trình bày trong khoảng thời gian từ 20 - 25 phút.
- Trả lời một số câu hỏi do Ban Giám khảo đặt ra. Nội dung các câu hỏi liên quan trực tiếp tới bài thuyết trình và có mở rộng; kiểm tra kiến thức, kỹ năng của báo cáo viên, nhất là kỹ năng đối thoại trong tuyên truyền miệng. Thí sinh lựa chọn trả lời trọng tâm phần câu hỏi thuộc nội dung này trong 05 phút.
Ban Tổ chức Hội thi công bố Quy chế hội thi, thang bảng điểm, cách thức chấm điểm, bảo đảm tính dân chủ, khách quan, công bằng của Hội thi.
4- Tài liệu: Thí sinh sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhiệm vụ của các địa phương, cơ quan, đơn vị để chuẩn bị đề cương bài thuyết trình, trả lời câu hỏi ứng xử. Thí sinh chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin dẫn nguồn.
5- Phương thức đánh giá, xếp loại
a) Phương thức đánh giá
- Các nội dung thi: Đề cương, Thuyết trình và Trả lời câu hỏi được tính theo thang điểm 10 (có biểu điểm riêng cho mỗi nội dung thi).
- Kết quả điểm của mỗi báo cáo viên tham dự là trung bình cộng của 03 loại điểm trên (tổng số điểm chia 6). Trong đó:
+ Điểm đề cương: hệ số 2.
+ Điểm thuyết trình: hệ số 3.
+ Điểm trả lời câu hỏi: hệ số 1.
b) Xếp loại
- Loại Giỏi: đạt từ 8,5 đến 10 điểm.
- Loại Khá: đạt từ 07 đến dưới 8,5 điểm.
- Loại Trung bình: đạt từ 05 đến dưới 07 điểm.
- Loại Yếu: đạt dưới 05 điểm.
III- THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
1- Thời gian
- Hội thi cấp huyện và tương đương: Hoàn thành công tác tổ chức Hội thi, gửi hồ sơ dự thi cấp tỉnh trước ngày 30/9/2019.
- Hội thi cấp tỉnh: Tổ chức trong tháng 10/2019 (có kế hoạch riêng).
2- Địa điểm tổ chức hội thi cấp huyện và tương đương do Ban Tổ chức Hội thi cùng cấp quyết định. Địa điểm tổ chức cấp tỉnh, Ban Tổ chức hội thi cấp tỉnh sẽ thông báo sau.
IV- CƠ CẤU THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO VÀ TỔ THƯ KÝ
1- Ban Tổ chức Hội thi
Ban Tổ chức Hội thi do đồng chí Trưởng ban tuyên giáo làm Trưởng ban và các thành viên gồm: phó trưởng ban tuyên giáo, trung tâm bồi dưỡng chính trị,… Các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ cơ cấu thành phần Ban Tổ chức hội thi phù hợp với đơn vị mình.
Ban Tổ chức hội thi cấp tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ sẽ tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ quyết định.
2- Ban Giám khảo
Lựa chọn các đồng chí có chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức thực tiễn, có phương pháp, năng lực và kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên tại địa phương, đơn vị.
Cơ cấu thành phần Ban giám khảo cấp huyện và tương đương từ 3 - 5 đồng chí. Ban Giám khảo cấp tỉnh từ 5-7 đồng chí.
3- Tổ Thư ký: Ban Tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập Tổ Thư ký.
V- KINH PHÍ VÀ KHEN THƯỞNG
1- Kinh phí
- Cơ quan, đơn vị có thí sinh dự thi chi trả kinh phí ăn, ở, đi lại cho thí sinh.
- Hội thi cấp huyện và tương đương do Thường trực cấp uỷ quyết định. Ban tuyên giáo cấp huyện và tương đương căn cứ vào số lượng đại biểu, nội dung chương trình, thời gian tiến hành, dự trù kinh phí tổ chức Hội thi để trình cấp uỷ phê duyệt.
Để có thêm nguồn kinh phí làm phần thưởng và tặng phẩm cho các báo cáo viên dự thi, khuyến khích Ban Tổ chức hội thi các cấp xã hội hóa nguồn kinh phí khen thưởng để động viên kịp thời, xứng đáng đối với các thí sinh đạt giải.
2- Khen thưởng
- Số lượng và giá trị giải thưởng do Ban tổ chức hội thi quyết định, gồm có: giải Nhất; giải Nhì; giải Ba và Giải khuyến khích.
Ban Tổ chức hội thi cấp giấy chứng nhận và ra Quyết định khen thưởng cho các thí sinh đạt giải.
- Cách xét giải lựa chọn từ cao xuống thấp. Báo cáo viên đạt giải Nhất phải đạt loại giỏi (đạt từ 8,5 điểm trở lên). Nếu không đạt loại giỏi, người cao điểm nhất cũng chỉ được giải Nhì. Báo cáo viên đạt giải khuyến khích phải đạt điểm khá trở lên.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
- Xây dựng Hướng dẫn tổ chức hội thi Báo cáo viên giỏi các cấp trong tỉnh năm 2019; xây dựng Kế hoạch, dự trù kinh phí Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019; tham mưu trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định thành lập Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh. Quyết định thành lập Ban Giám khảo, Tổ thư ký, ban hành quy chế, các văn bản có liên quan và tổ chức Hội thi cấp tỉnh theo đúng kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về hội thi và các hoạt động tuyên truyền miệng của tỉnh và các địa phương, đơn vị.
2- Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi cấp huyện và tương đương đảm bảo nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả.
- Kết thúc hội thi, các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ báo cáo kết quả và đăng ký danh sách báo cáo viên tham gia Hội thi cấp tỉnh. Hồ sơ gửi về Phòng Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; đồng thời gửi file đề cương qua địa chỉ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; hoặc mạng Lotus Notes: Chau Quoc Hung/TUAnGiang/DCS/VN.
*Riêng các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã tổ chức xong hội thi Báo cáo viên giỏi trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, thì có thể không tổ chức hội thi. Ban tuyên giáo cấp huyện và tương đương chỉ lập danh sách đăng ký hội thi cấp tỉnh theo quy định.
Hồ sơ đăng ký gồm có:
+ Công văn và danh sách đăng ký tham dự Hội thi cấp tỉnh (Họ và tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, thời gian làm báo cáo viên, đơn vị công tác, kết quả xếp loại thi cấp huyện và tương đương).
+ Tên chuyên đề dự thi.
+ Đề cương bài thuyết trình có chữ ký của người soạn và chữ ký của người duyệt (lãnh đạo nơi người dự thi công tác và lãnh đạo ban tuyên giáo).
- Thành lập 01 đoàn tham gia Hội thi cấp tỉnh do lãnh đạo ban tuyên giáo làm trưởng đoàn. Thành phần gồm thí sinh và các cổ động viên. Số lượng thành viên trong đoàn do từng địa phương, đơn vị quyết định. Trong suốt thời gian Hội thi diễn ra, đoàn dự thi phải tham dự, cổ vũ, động viên các thí sinh, tạo không khí vui tươi, hào hứng cho Hội thi.
Đề nghị Thường trực các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để tổ chức hội thi ở cấp mình và tham dự hội thi cấp tỉnh thành công tốt đẹp. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị báo cáo về Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (qua Phòng Tuyên truyền) để cùng phối hợp giải quyết.
Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”; Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 01/9/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”;
Căn cứ Kế hoạch số 290-KH/BTGTW ngày 08/5/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc năm 2019”;
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn việc tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi năm 2019 như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Mục đích
- Góp phần tạo chuyển biến về đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới; đưa hoạt động báo cáo viên ngày càng đi vào nề nếp.
- Tạo điều kiện để các báo cáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng thuyết trình, thúc đẩy việc đổi mới phương thức tuyên truyền miệng; ghi nhận, biểu dương khen thưởng báo cáo viên xuất sắc của các địa phương, đơn vị trong tỉnh..
- Thông qua Hội thi, đẩy mạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ và sâu sát thực tế cơ sở.
2- Yêu cầu
- Hội thi Báo cáo viên giỏi phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức, triển khai đúng tiến độ; đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng; đánh giá đúng năng lực và sự hiểu biết của báo cáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, có tác dụng giáo dục, động viên, học hỏi kinh nghiệm giữa báo cáo viên của các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao tính thuyết phục, hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên các cấp.
- Các thí sinh tham gia Hội thi phải bám sát yêu cầu, thể lệ và quy chế Hội thi; tham gia với ý thức và trách nhiệm cao nhất.
- Công tác tuyên truyền về Hội thi cần được tiến hành trước, trong và sau khi kết thúc hội thi, bằng nhiều hình thức.
II- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT GIẢI
1- Đối tượng dự thi
Hội thi được tổ chức 2 cấp: Cấp huyện, thị xã, thành phố, các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (gọi chung là cấp huyện và tương đương); cấp tỉnh.
+ Cấp huyện và tương đương: đối tượng dự thi là báo cáo viên của cấp uỷ (theo Quyết định công nhận của Ban Thường vụ cấp uỷ), hiện đang công tác tại các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Số lượng dự thi do ban tuyên giáo tham mưu cấp uỷ quyết định.
+ Cấp tỉnh: đối tượng dự thi là báo cáo viên được cấp huyện và tương đương lựa chọn từ hội thi cấp huyện và tương đương, cử tham dự hội thi cấp tỉnh. Từ kết quả hội thi cấp tỉnh, sẽ chọn cử người tham dự Hội thi cấp khu vực. Cấp tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức Hội thi riêng.
2- Nội dung thi: Thí sinh lựa chọn nội dung dự thi theo các thể loại sau:
- Truyền đạt nghị quyết;
- Thông tin thời sự;
- Báo cáo chuyên đề trong các lĩnh vực (khuyến khích chuyên đề báo cáo gắn với nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị mà báo cáo viên công tác).
3- Hình thức thi
Mỗi thí sinh phải tham dự ba phần thi:
- Soạn Đề cương thuyết trình: Đề cương cần ngắn gọn, rõ ràng (dạng word hoặc slide; không quá 4 trang A4 (bản word), không quá 20 slide) gửi về Ban Tổ chức Hội thi trước khi diễn ra Hội thi 02 tuần. Nếu thí sinh thuyết trình bằng slide, phải gửi đề cương thuyết trình dạng word cho Ban Tổ chức.
- Phần thuyết trình: thí sinh lựa chọn phần trọng tâm trong chuyên đề đã đăng ký dự thi để trình bày trong khoảng thời gian từ 20 - 25 phút.
- Trả lời một số câu hỏi do Ban Giám khảo đặt ra. Nội dung các câu hỏi liên quan trực tiếp tới bài thuyết trình và có mở rộng; kiểm tra kiến thức, kỹ năng của báo cáo viên, nhất là kỹ năng đối thoại trong tuyên truyền miệng. Thí sinh lựa chọn trả lời trọng tâm phần câu hỏi thuộc nội dung này trong 05 phút.
Ban Tổ chức Hội thi công bố Quy chế hội thi, thang bảng điểm, cách thức chấm điểm, bảo đảm tính dân chủ, khách quan, công bằng của Hội thi.
4- Tài liệu: Thí sinh sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhiệm vụ của các địa phương, cơ quan, đơn vị để chuẩn bị đề cương bài thuyết trình, trả lời câu hỏi ứng xử. Thí sinh chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin dẫn nguồn.
5- Phương thức đánh giá, xếp loại
a) Phương thức đánh giá
- Các nội dung thi: Đề cương, Thuyết trình và Trả lời câu hỏi được tính theo thang điểm 10 (có biểu điểm riêng cho mỗi nội dung thi).
- Kết quả điểm của mỗi báo cáo viên tham dự là trung bình cộng của 03 loại điểm trên (tổng số điểm chia 6). Trong đó:
+ Điểm đề cương: hệ số 2.
+ Điểm thuyết trình: hệ số 3.
+ Điểm trả lời câu hỏi: hệ số 1.
b) Xếp loại
- Loại Giỏi: đạt từ 8,5 đến 10 điểm.
- Loại Khá: đạt từ 07 đến dưới 8,5 điểm.
- Loại Trung bình: đạt từ 05 đến dưới 07 điểm.
- Loại Yếu: đạt dưới 05 điểm.
III- THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
1- Thời gian
- Hội thi cấp huyện và tương đương: Hoàn thành công tác tổ chức Hội thi, gửi hồ sơ dự thi cấp tỉnh trước ngày 30/9/2019.
- Hội thi cấp tỉnh: Tổ chức trong tháng 10/2019 (có kế hoạch riêng).
2- Địa điểm tổ chức hội thi cấp huyện và tương đương do Ban Tổ chức Hội thi cùng cấp quyết định. Địa điểm tổ chức cấp tỉnh, Ban Tổ chức hội thi cấp tỉnh sẽ thông báo sau.
IV- CƠ CẤU THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO VÀ TỔ THƯ KÝ
1- Ban Tổ chức Hội thi
Ban Tổ chức Hội thi do đồng chí Trưởng ban tuyên giáo làm Trưởng ban và các thành viên gồm: phó trưởng ban tuyên giáo, trung tâm bồi dưỡng chính trị,… Các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ cơ cấu thành phần Ban Tổ chức hội thi phù hợp với đơn vị mình.
Ban Tổ chức hội thi cấp tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ sẽ tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ quyết định.
2- Ban Giám khảo
Lựa chọn các đồng chí có chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức thực tiễn, có phương pháp, năng lực và kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên tại địa phương, đơn vị.
Cơ cấu thành phần Ban giám khảo cấp huyện và tương đương từ 3 - 5 đồng chí. Ban Giám khảo cấp tỉnh từ 5-7 đồng chí.
3- Tổ Thư ký: Ban Tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập Tổ Thư ký.
V- KINH PHÍ VÀ KHEN THƯỞNG
1- Kinh phí
- Cơ quan, đơn vị có thí sinh dự thi chi trả kinh phí ăn, ở, đi lại cho thí sinh.
- Hội thi cấp huyện và tương đương do Thường trực cấp uỷ quyết định. Ban tuyên giáo cấp huyện và tương đương căn cứ vào số lượng đại biểu, nội dung chương trình, thời gian tiến hành, dự trù kinh phí tổ chức Hội thi để trình cấp uỷ phê duyệt.
Để có thêm nguồn kinh phí làm phần thưởng và tặng phẩm cho các báo cáo viên dự thi, khuyến khích Ban Tổ chức hội thi các cấp xã hội hóa nguồn kinh phí khen thưởng để động viên kịp thời, xứng đáng đối với các thí sinh đạt giải.
2- Khen thưởng
- Số lượng và giá trị giải thưởng do Ban tổ chức hội thi quyết định, gồm có: giải Nhất; giải Nhì; giải Ba và Giải khuyến khích.
Ban Tổ chức hội thi cấp giấy chứng nhận và ra Quyết định khen thưởng cho các thí sinh đạt giải.
- Cách xét giải lựa chọn từ cao xuống thấp. Báo cáo viên đạt giải Nhất phải đạt loại giỏi (đạt từ 8,5 điểm trở lên). Nếu không đạt loại giỏi, người cao điểm nhất cũng chỉ được giải Nhì. Báo cáo viên đạt giải khuyến khích phải đạt điểm khá trở lên.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
- Xây dựng Hướng dẫn tổ chức hội thi Báo cáo viên giỏi các cấp trong tỉnh năm 2019; xây dựng Kế hoạch, dự trù kinh phí Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019; tham mưu trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định thành lập Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh. Quyết định thành lập Ban Giám khảo, Tổ thư ký, ban hành quy chế, các văn bản có liên quan và tổ chức Hội thi cấp tỉnh theo đúng kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về hội thi và các hoạt động tuyên truyền miệng của tỉnh và các địa phương, đơn vị.
2- Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi cấp huyện và tương đương đảm bảo nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả.
- Kết thúc hội thi, các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ báo cáo kết quả và đăng ký danh sách báo cáo viên tham gia Hội thi cấp tỉnh. Hồ sơ gửi về Phòng Tuyên truyền - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; đồng thời gửi file đề cương qua địa chỉ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; hoặc mạng Lotus Notes: Chau Quoc Hung/TUAnGiang/DCS/VN.
*Riêng các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã tổ chức xong hội thi Báo cáo viên giỏi trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, thì có thể không tổ chức hội thi. Ban tuyên giáo cấp huyện và tương đương chỉ lập danh sách đăng ký hội thi cấp tỉnh theo quy định.
Hồ sơ đăng ký gồm có:
+ Công văn và danh sách đăng ký tham dự Hội thi cấp tỉnh (Họ và tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, thời gian làm báo cáo viên, đơn vị công tác, kết quả xếp loại thi cấp huyện và tương đương).
+ Tên chuyên đề dự thi.
+ Đề cương bài thuyết trình có chữ ký của người soạn và chữ ký của người duyệt (lãnh đạo nơi người dự thi công tác và lãnh đạo ban tuyên giáo).
- Thành lập 01 đoàn tham gia Hội thi cấp tỉnh do lãnh đạo ban tuyên giáo làm trưởng đoàn. Thành phần gồm thí sinh và các cổ động viên. Số lượng thành viên trong đoàn do từng địa phương, đơn vị quyết định. Trong suốt thời gian Hội thi diễn ra, đoàn dự thi phải tham dự, cổ vũ, động viên các thí sinh, tạo không khí vui tươi, hào hứng cho Hội thi.
Đề nghị Thường trực các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để tổ chức hội thi ở cấp mình và tham dự hội thi cấp tỉnh thành công tốt đẹp. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị báo cáo về Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (qua Phòng Tuyên truyền) để cùng phối hợp giải quyết.
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Tân Văn Ngữ (đã ký)